Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 55: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Trương Thị Ngọc Lan
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 55: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Trương Thị Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 55: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Trương Thị Ngọc Lan
Trương Thị Ngọc Lan A/Tầm quan trọng của việc lựa chọn, sắp xếp từ trong câu: VD: 1.Có năm sách quyển tôi. 2.Sách quyển có tôi năm. 3.Tôi năm sách quyển có. 4.Tôi có năm quyển sách. 5.Sách, tôi có năm quyển. 6.Tôi, sách có năm quyển. ĐÁP ÁN ĐÚNG: 4-5-6 *Việc lựa chọn và sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện nào? - Mỗi cách sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện trong ngữ cảnh và mục đích giao tiếp nhất định. * Muốn xác định được điều kiện và tác dụng của một sự sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu, cần: +Phải đặt câu vào văn cảnh ( hay ngữ cảnh sử dụng chung của nó). + Phải xem xét quan hệ về ý giữa câu đó với những câu đi trước và sau câu đó. +Phân tích nhiệm vụ thông báo của từng câu. I/ TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN: 1/ Bài 1: b.Tác dụng:Tạo sự liên kết ý với câu đi sau trong đoạn. c.Trong ngữ cảnh “c”, thì sắp xếp theo trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” lại thích hợp ( vì chuẩn bị cho ý phủ định, mỉa mai ở câu đi sau). I/ TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN: 3. Bài tập 3: Mỗi trường hợp, cụm từ chỉ thời gian cần đặt ở một vị trí thích hợp, không thể cố định ở một vị trí. a. Câu đầu bắt đầu kể về một sự kiện → cụm từ chỉ thời gian ở đầu câu là phù hợp với việc nêu hoàn cảnh, sau đó mới thuật lại sự kiện. Câu tiếp theo cũng đặt cụm từ chỉ thời gian ( sáng hôm sau) ở đầu câu =>Mục đích:để tạo mạch tiếp nối về thời gian. Câu ghép: Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. II/ TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP: 2. Bài 2: → chọn phương án C. + Đặt trạng ngữ “trong những năm gần đây” ở đầu câu để tạo ra sự đối lập với trạng ngữ “trong các thời kỳ khác nhau trước đây” ở câu 2. + Cần bố trí vế câu “nó không phải là điều mới lạ” ở cuối câu đầu để thể hiện rõ chủ đề của cả đoạn, chủ đề này sẽ được cụ thể hóa ở những câu sau đó. BÀI TẬP 2:Trong câu ghép ở đoạn trích sau, vì sao vế in nghiêng lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? “Thị thấy hắn đương uống rượu, và vừa uống vừa chửi thị về nhà lâu.Hắn không quen đợi; bởi phải đợi, hắn lại lôi rượu, và uống cho đỡ buồn.Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi!” (Nam Cao,Chí phèo) -Vì đó là vế phụ chỉ nguyên nhân.Nó đứng sau để làm rõ nghĩa cho vế chính -Vế chính đứng trước để tiếp tục nói về hắn,còn vế in nghiêng đứng sau để tạo sự liên kết nội dung với câu sau “Uống vào” I/ TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN: 3. Bài tập 3: b.Cụm từ chỉ thời gian “ Một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, dành phần đầu câu cho cụm từ chỉ người thực hiện hành động. c.Cụm từ chỉ thời gian ( đã mấy năm) đặt ở cuối câu vì nó biểu hiện thông tin mới và quan trọng nhất ở thời điểm của câu này ( Vì các câu đi trước thực ra đã gián tiếp thông báo cô Mỵ là con dâu của Pátra) cho nên ở câu này “Mị về làm dâu nhà Pátra” tuy là thành phần chính của câu nhưng về thông tin chỉ là thứ yếu; còn cụm “đã mấy năm” tuy là thành phần phụ về ngữ pháp, nhưng là thành phần quan trọng nhất thông tin về thời gian. → do vậy phải đặt ở cuối câu.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_55_thuc_hanh_ve_lua_chon_trat.ppt