Bài tập Chuyên đề Địa lí Lớp 12 - Chủ đề vùng kinh tế
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chuyên đề Địa lí Lớp 12 - Chủ đề vùng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Chuyên đề Địa lí Lớp 12 - Chủ đề vùng kinh tế
CHỦ ĐỀ VÙNG KINH TẾ TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ Câu 1. Một trong những thế mạnh thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cây trồng ngắn ngày. B. nuôi thuỷ sản. C. chăn nuôi gia súc lớn. D. chăn nuôi gia cầm. Câu 2. Khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không bao gồm: A, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối. B. tình trạng thiếu nước về mùa đông. C. mạng lưới cơ sở chế biến nông sản. D. kinh nghiệm trồng và chế biến của người dân. Câu 3. Điều kiện sinh thái nông nghiệp nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. B. thường xảy ra bão, lụt, nạn cát bay, gió Lào. C. nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. D. khí hậu cận nhiệt, ôn đới, có mùa đông lạnh. Câu 4. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta? A. Cơ sở chế biến rất phát triển. B. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp. C. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất. D. Nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp lớn. Câu 5 .Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do A. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm. B. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. D. đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm dt lớn. Câu 6. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở TD-MNBắc Bộ là A. thiếu nước về mùa đông. B. hiện tượng rét đậm, rét hại. C. chất lượng đồng cỏ chưa cao. D. địa hình bị chia cắt phức tạp. Câu 7. Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm ở vùng TD-MNBắc Bộ là A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn). B. Mộc Châu (Sơn La). C. Đồng Văn (Hà Giang). D. Sa Pa (Lào Cai). Câu 8. Khó khăn trong sản xuất cây công nghiệp hằng năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm. B. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn. C. dành diện tích đất trồng để phát triển cây công nghiệp lâu năm. D. các cây hằng năm không có thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Câu 9. Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 10. Vùng than lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phổ biến ở tỉnh A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Thái Nguyên. D. Lào Cai. Câu 11. Các khoáng sản có trữ lượng lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. than đá, sắt, apatit, đá vôi. B. than đá, sắt, dầu khí, crôm, apatit. C. crôm, vàng, titan, bô xít, than nâu. D. than bùn, dầu khí, thiếc, bô xít. Câu 12. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước là do A. khí hậu có mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm. B. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh. C. sông ngòi có lưu lượng nước lớn, địa hình dốc. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa. Câu 13. Dân tộc không định cư Trung du và miền núi Bắc Bộ là dân tộc nào dưới đây? A. Mông. B. Thái. C. Mường. D. Chăm. Câu 14. Việc phát triển thuỷ điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhất là lĩnh vực A. khai thác và chế biến khoáng sản. B. khai thác và chế biến lâm sản. C. khai thác và chế biến thuỷ hải sản. D. chế biến lương thực, cây công nghiệp. Câu 15. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu: A. nhiệt đới ẩm gió mùa. B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông ấm. C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D.cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn. Câu 16. Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là A. khí hậu lạnh và ẩm hơn. B. khí hậu ấm và khô hơn. C. khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. khoáng sản khá nghèo nàn, phần lớn phải nhập từ vùng khác. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Câu 14. Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. D.Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 15. Tại sao tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng phong phú? A. Do lượng mưa lớn, độ bốc hơi không nhiều. B. Do lượng mưa lớn và diễn ra quanh năm. C. Không khí ẩm từ biển thổi vào quanh năm. D. Tỉ lệ che phủ rừng cao đã hạn chế bốc hơi nước. Câu 16. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, không tạo thuận lợi cho ĐBSHồng A. thâm canh, xen canh,tăng vụ. B. đưa vụ đông lên thành vụ chính. C. trồng cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày. D. trồng được nhiều loại cây cận nhiệt. Câu 17. Khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh của Đồng bằng sông Hồng có lợi thế A. trồng được nhiều khoai tây. B. tăng thêm vụ lúa đông xuân. C. phát triển các loại rau ôn đới. D. chăn nuôi nhiều gia súc xứ lạnh. Câu 18. Sức ép lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Hồng là A. thiếu nguồn lao động. B. đô thị hóa với tốc độ nhanh. C. chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm. D. bình quân đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Câu 19. Nhận định nào không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng ? A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. B. Chịu ảnh hưởng nhiều của những thiên tai. C. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. D. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa phát triển bằng các vùng khác. Câu 20. Nhận định đúng nhất về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. C. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng. D. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tương đối nhanh, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. BẮC TRUNG BỘ Câu 1. Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ? A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm. B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít. C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn. D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao. Câu 2. Để phát huy thế mạnh công nghiệp của BTB, vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản. B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng. D. thực hiện chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Câu 3. Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển vùng BTB đang có sự thay đổi khá rõ nét, chủ yếu là do A. phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn. B. phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm. C. phát triển các vùng chuyên canh cây CN lâu năm. D. phát triển rừng, mở rộng các vùng thâm canh. Câu 4. Khó khăn đối với việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay là A. thiếu lực lượng lao động. B. phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ. C. ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt. D. mưa bão diễn ra quanh năm. Câu 5. Dựa vào Atlat trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây ? A. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. B. Điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản. C. Luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm. D. Sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu. Câu 6: Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là A. dãy núi Hoành Sơn. B. dãy núi Bạch Mã. C. sông Bến Hải. D. sông Gianh. Câu 7. Bắc Trung Bộ, rừng giàu chủ yếu tập trung ở các tỉnh
File đính kèm:
- bai_tap_chuyen_de_dia_li_lop_12_chu_de_vung_kinh_te.doc