Bài tập Chuyên đề Hóa học Lớp 12 - Tính chất của kim loại-Dãy điện hóa-Điều chế kim loại - Lê Văn Quý
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chuyên đề Hóa học Lớp 12 - Tính chất của kim loại-Dãy điện hóa-Điều chế kim loại - Lê Văn Quý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Chuyên đề Hóa học Lớp 12 - Tính chất của kim loại-Dãy điện hóa-Điều chế kim loại - Lê Văn Quý
Tài liệu giúp Hs tự ôn tập GV: Lê Văn Quý-Tổ Hóa học. TUẦN 22 CHUYÊN ĐỀ 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI - DÃY ĐIỆN HÓA - ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI I. NHẮC LẠI KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tính chất vật lí của kim loại: a. Có 4 t/c chung: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim và đều do các electro tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra. b. Các t/c vật lí riêng có: khối lượng riêng; nhiệt độ nóng chảy; tính cứng. 2. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (không có tính oxi hóa). Trong mọi hợp chất, kim loại luôn có số oxi hóa dương. Các phản ứng: a. Tác dụng với phi kim + với oxi oxit kim loại (trừ Ag, Hg, Au, Pt). + với halogen muối haloenua (MX). + với S muối sunfua (Hg p.ư ngay ở đk thường, các KL khác cần t0). b. Tác dụng với axit + với HCl, H2SO4 loãng: chỉ có kim loại trước H mới p.ư và bị oxi hóa lên số oxh thấp, p.ư giải phóng khí H 2 (KL là chất khử, H+ là chất oxh). + với HNO3; H2SO4 đặc (các chất oxi hóa mạnh): hầu hết kim loại có p.ư (chỉ trừ Au, Pt), KL bị oxi hóa lên số oxi hóa cao; p.ư không gp khí H2 mà sinh ra sp khử chứa N (hoặc S) với số oxi hóa thấp hơn trong axit ban đầu (NO 2, NO, N2O, N2, NH4NO3 ; SO2, S, H2S) . - Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội. c. Tác dụng với H2O: KL nhóm IA và 1 số KL nhóm IIA như: Ba, Ca, Sr khử H2O ở đk thường sinh ra khí H2 và dd kiềm. d. Tác dụng với dung dịch muối: KL từ Mg về sau đẩy được kim loại đứng sau (sau Al) trong dd muối về KL. 3. Dãy điện hóa của kim loại: là dãy các cặp oxi hóa – khử của kim loại được xêp theo chiều tính oxi hóa của ion kim loại tăng dẫn, tính khử của nguyên tử kim loại giảm dần. Tính OXI HÓA TĂNG DẦN K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Cr3+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ 2H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Au3+ 2+ K Na Mg Al Zn Cr Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe Ag Hg Au Tính KHỬ GIẢM DẦN * Quy tắc giúp xác định chiều của p.ư giữa hai cặp oxi hóa – khử: P.ư luôn xảy ra theo chiều: Chất oxi hóa mạnh + Chất khử mạnh Chất oxi hóa yếu hơn + Chất khử yếu hơn. * Các cặp in đậm là các cặp oxi hóa – khử hay gặp. 4. Điều chế kim loại * Nguyên tắc: khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. * Phương pháp: Có 3 phương pháp, tùy thuộc độ hoạt động của kim loại và hợp chất ban đầu để điều chế mà chọn pp thích hợp: 0 + Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử: C, H 2, CO, Al để khử oxit kim loại ở t cao. PP này dùng để đ/c các KL trung bình, yếu (sau Al). + Phương pháp thủy luyện: Dung KL mạnh (từ Mg về sau) đẩy KL yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. PP này dùng để đ/c các KL yếu, trung bình. + Phương pháp điện phân: khử ion KL bằng dòng điện 1 chiều. PP này đ/c được tất cả các KL. - ĐPNC: Để đ/c các KL mạnh: IA, IIA, Al (từ Al về trước): KL nhóm IA, IIA thì đpnc muối clorua. Al thì đpnc oxit Al2O3. - ĐPDD muối: đ/c các KL sau Al. II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Phần tính chất vật lí của KL. Câu 1: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại? A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm. Câu 2: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Ag. Câu 3: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ? A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cu. Câu 4: Kim loại nào sau đây dùng làm đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe? A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Fe. Câu 5: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua? A. Cu. B. Au. C. Al. D. Ag. Câu 6: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Cu. B. W. C. Al. D. Cr. Câu 7: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng bằng 0,5 gam/cm3 (nhẹ nhất)? A. Li. B. Os. C. K. D. Cr. 1 Tài liệu giúp Hs tự ôn tập GV: Lê Văn Quý-Tổ Hóa học. A. Al, Na, Ba. B. Ca, Ni, Zn. C. Mg, Fe, Cu. D. Fe, Cr, Cu. Câu 10: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân) A. Cu(NO3)2. B. FeCl2. C. K2SO4. D. FeSO4. Câu 11: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân? A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Bột than. D. Nước. Câu 12: Quá trình oxi hóa của phản ứng Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu là A. Fe2+ + 2e Fe. B. Cu2+ + 2e Cu. C. Fe Fe2+ + 2e. D. Cu Cu2+ + 2e. + Câu 13: Kim loại nào sau đây không khử được ion Ag trong dung dịch AgNO3 thành Ag? A. Al. B. Mg. C. Fe. D. K. Câu 14: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một muối là A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ag. Câu 15: Kim loại X tác dung với H2SO4 loãng cho khí H2. Măṭ khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiêṭ đô ̣cao. X là kim loaị nào? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 16: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là có thể là A. Zn. B. Ag. C. Al. D. Fe. Câu 17: Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Fe. Câu 18: Cho hỗn hợp bột Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm A. Cu. B. CuCl2; MgCl2. C. Cu; MgCl2. D. Mg; CuCl2. Câu 19: Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa? A. Na. B. Fe. C. Ba. D. Zn. Câu 20: Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy ? A. sự oxi hoá ion Mg2+. B. sự khử ion Mg2+. C. sự oxi hoá ion Cl . D. sự khử ion Cl . Câu 21: Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất A. Al2O3. B. Al2(SO4)3. C. NaAlO2. D. AlCl3. Câu 22: Natri, kali và canxi, magie được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp A. Thuỷ luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch. 2 Câu 23: Để khử ion Cu trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại A. Fe. B. Na. C. K. D. Ba. Câu 24: Trong phòng thí nghiệm, Cu được điêu chế bằng cách nào dưới đây? A. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4. B. Điện phân nóng chảy CuCl2. C. Nhiệt phân Cu(NO3)2. D. Cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2. Câu 25: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân, M là? A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Na. Câu 26: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó? A. Al. B. K. C. Cu. D. Fe. Câu 27: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó? A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Fe. Câu 28: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ: Oxit X là A. Al2O3. B. K2O. C. CuO. D. MgO. Câu 29: Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao? A. Al2O3. B. ZnO. C. Fe2O3. D. FeO. Câu 30: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây? A. Na. B. Ag. C. Ca. D. Fe. Câu 31: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó? A. Al. B. Na. C. Cu. D. Fe. Câu 32: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó? A. Al. B. Ca. C. Cu. D. Fe. 3
File đính kèm:
- bai_tap_chuyen_de_hoa_hoc_lop_12_tinh_chat_cua_kim_loai_day.doc