Bài tập Chuyên đề Lịch sử Lớp 12 - Ôn tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954

doc 6 Trang tailieuthpt 118
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chuyên đề Lịch sử Lớp 12 - Ôn tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Chuyên đề Lịch sử Lớp 12 - Ôn tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954

Bài tập Chuyên đề Lịch sử Lớp 12 - Ôn tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954
 ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954
Câu 1. Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám gì ?
 A. Hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật nhưng lại nuôi dã tâm lật đổ chính quyền 
cách mạng.
 B. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta..
 C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
 D. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng.
Câu 2. Quân đội Đồng minh các nước vào nước ta sau năm 1945 là
 A. quân Anh, quân Mĩ B. quân Pháp, quân Anh
 C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc D. quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc
Câu 3. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là
 A. quân Trung Hoa Dân Quốc.B. thực dân Pháp.
 C. đế quốc Anh. D. phát xít Nhật.
Câu 4. Quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ở miền Bắc có âm mưu gì?
 A. Giải giáp khí giới quân Nhật. B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.
 C. Đánh quân Anh. D. Cướp chính quyền của ta.
Câu 5. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 
1945 là
 A. nạn đói. B. giặc dốt. C. tài chính. D. giặc ngoại xâm.
Câu 6. Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám như thế nào?
 A. Tài chính bước đầu được xây dựng.B. Ngân sách Nhà nước trống rỗng.
 C. Tài chính phát triển D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp.
Câu 7. Tàn dư văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám là
 A. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. B. Văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.
 C. Văn hóa mang nặng tư tưởng phản động của phát xít Nhật. D. hơn 90% dân số mù chữ.
Câu 8. Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh 
Tám là 
 A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. D. chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam
Câu 9. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để giải quyết nạn “mù chữ” sau Cách 
mạng tháng Tám 1945?
 A. Thành lập Nha Bình dân học vụ. B. Xây dựng nhiều trường học.
 C. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động. D. Thực hiện cải cách giáo dục.
Câu 10. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của
 A. công, nông, binh. B. toàn thể nhân dân.C. công nhân và nông dân.D. công, nông và trí thức.
Câu 11. Ý nào sau đây không phải là khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các cơ sở công nghiệp chưa kịp phục hồi sản xuất. B. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng.
C. Nhân dân mới giành được chính quyền. D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
Câu 12. Thuận lợi nào là cơ bản nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
 A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh.
 B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.
 C. Cách mạng có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
 D. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ.
Câu 13. Ngày 6 – 1 – 1946 ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?
 A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
 C. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.
 D. Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 14. Sau bầu cử Quốc hội(1/1946), các địa phương Bắc Bộ, Trung Bộ làm gì để xây dựng chính quyền?
 A. Thành lập quân đội ở các địa phương. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
 C. Thành lập các Xô viết ở các địa phương. D. Thành lập tòa án nhân dân các cấp.
Câu 15. Hai mục tiêu chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gì?
 A. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
 B. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
 C. Quyết tâm kháng chiến chống thực dân pháp.
 D. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới..
Câu 16. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 
 1945 thành công là
 A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.
 B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất. C. Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp.
 D. Hòa hoãn với Pháp, kí Hiệp định Phôngtennơblô.
Câu 31. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị
 A. Toàn dân kháng chiến. B. Kháng chiến kiến quốc.
 C. Kháng chiến toàn diện. D. Trường kì kháng chiến.
Câu 32. Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt 
Nam bùng nổ vào ngày 19 – 12 – 1946?
 A. Quân Pháp tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn.
 B. Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại.
 C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 D. Quân Pháp tiến hành thảm sát nhân dân Việt Nam ở Hàng Bún (Hà Nội).
Câu 33. “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô 
lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
 A. Tuyên ngôn độc lập. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
 C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. D. Hịch Việt Minh.
Câu 34. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất 
kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực 
dân Pháp để cứu Tổ quốc.”
 Đoạn trích trên thể hiện tư tưởng nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
 A. Tư tưởng “đoàn kết quốc tế”. B. Tư tưởng “đại đoàn kết dân tộc”.
 C. Tư tưởng “chiến tranh nhân dân”D. Tư tưởng “ độc lập - tự do”.
Câu 35 . Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân 
Pháp ?
 A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
 B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, tắt điện vào khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946.
 C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
 D. Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ.
Câu 36 . Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong 60 ngày đêm cuối năm 
1946 – đầu năm 1947?
A. Việt Nam giải phóng quân. B. Cứu quốc quân. C. Trung đoàn Thủ đô. D. Dân quân, du kích.
Câu 37. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống quân Pháp ở Hà Nội của quân ta trong những ngày đầu toàn quốc 
kháng chiến là
 A. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Pháp ở Hà Nội.
 B. Giam chân địch để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
 C. Phá hủy nhiều kho tàng của địch. 
 D. Giải phóng được thủ đô Hà Nội.
Câu 38. Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là
 A. kiên quyết, độc lập, tự chủ, dựa vào nhân dân.
 B. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
 C. giữ vững thế tiến công, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
 D. toàn dân đánh giặc, cả nước đồng lòng, quyết tâm chiến đấu.
Câu 39. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông năm 1947 nhằm
 A. ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế.
 B. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
 C. giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
 D. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 40. Chỉ thị của Đảng ta được đưa ra trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là
 A. “Toàn dân kháng chiến”. B. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
 C. “Kháng chiến kiến quốc”. D. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Câu 41. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954) mở đầu bằng 
chiến thắng nào?
 A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. B. Chiến thắng Việt Bắc.
 C. Chiến thắng Biên giới. D. Cuộc chiến đấu của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn.
Câu 42 . Ý nào sau đây không phải là âm mưu của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc năm 1947?(C34 
Đ7)
 A. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia..
 B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
 C. Giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn.
 D. Triệt phá đường liên lạc của ta.
Câu 43. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến 
lược đánh nhanh thắng nhanh sang
 A. phòng ngự. B. đánh phân tán. C. đánh tiêu hao.D. đánh lâu dài. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
 A. quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.
 B. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
 C. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
 D. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam
Câu 59. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp tiến hành kế hoạch Nava (1953 - 1954). 
Nội dung chính trong bước 1 của kế hoạch này là gì?
 A. Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.
 B. Tiến công chiến lược ở Bắc Bộ, phòng ngự chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.
 C. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam – Bắc. 
 D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Nam – Bắc.
Câu 60. Điểm mấu chốt của kế hoạch Nava là gì?
 A. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, mở một số cuộc tiến công chiến lược.
 B. Phân tán lực lượng để chủ động đối phó với các mũi tiến công của ta.
 C. Tập trung binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ, mở mũi tiến công lên Tây Bắc và Bắc Lào.
 D. Tập trung binh lực, mở trận quyết chiến chiến lược giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh.
Câu 61. Sau khi được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương (5 – 1953), Nava đề ra kế 
hoạch quân sự mới với hi vọng
 A. tiến hành cuộc “chiến tranh tổng lực” 18 tháng, giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh.
 B. bao vây, tiến công lên Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến kết thúc chiến tranh.
 C. trong vòng 18 tháng sẽ giành thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
 D. trong vòng 1 năm sẽ đàm phán thành công buộc chính phủ ta phải đầu hàng.
Câu 62. Chủ trương của Đảng trong Đông Xuân 1953 – 1954 là
 A. phân tán, tiêu hao sinh lực địch. B. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
 C. buộc địch vào thế bị động, tìm cách thương lượng. D. buộc Pháp kí hiệp định Giơnevơ.
Câu 63. Cuộc Tiến công chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 đã
 A. làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, buộc quân chủ lực của chúng bị động, phân tán.
 B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Giơnevơ.
 C. làm cho Mĩ tuyên bố cắt giảm viện trợ cho Pháp để trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
 D. buộc Pháp phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 64. Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông - Xuân 1953-1954 là tiến 
 công vào
 A. vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.
 B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
 C. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava.
 D. toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Câu 65. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai (1945 – 1954), kế hoạch quân sự nào của 
thực dân Pháp đã được Thủ tướng Pháp Lanien khẳng định là “chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những 
người bạn Mĩ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.
 A. Kế hoạch Bôlae. B. Kế hoạch Nava. C. Kế hoạch Rơve. D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.
Câu 66. Mục tiêu của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (12 - 
1954) là
 A. làm phá sản kế hoạch Nava, giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh.
 B. tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
 C. Đập tan kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi. 
 D. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
Câu 67. Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp?
 A. Điện Biên Phủ có địa hình thuận lợi. B. Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch Na va.
 C. Lực lượng của Pháp ở Điện Biên Phủ tương đối yếu. D. Điện Biên Phủ là địa bàn chiến lược của ta.
Câu 68. Khẩu hiệu của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
 A. Tiêu diệt hết quân địch ở Điện Biên Phủ. B. Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng.
 C. Điện Biên Phủ thành mồ chôn giặc Pháp. D. Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch.
Câu 69. “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa 
 quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí 
 Minh về chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?
 A. Việt Bắc thu-đông năm 1947. B. Biên giới thu-đông năm 1950.
 C. Trung Lào năm 1953. D. Điện Biên Phủ năm 1954. 
Câu 70. Chiến thắng nào của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) 
đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?
 A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
 C. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông năm 1952. D. Chiến dịch Biên giới năm 1950

File đính kèm:

  • docbai_tap_chuyen_de_lich_su_lop_12_on_tap_lich_su_viet_nam_gia.doc