Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939-1945

pdf 10 Trang tailieuthpt 129
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939-1945", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939-1945

Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939-1945
 ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 
 A. PHẦN KIẾN THỨC 
 I. Những tác động của tình hình hình thế giới đến Việt Nam 1939 – 1945 
 Thế giới Việt Nam 
 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai - Chính sách của Pháp khiến đời sống 
 bùng nổ. các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng 
 - Pháp tham gia Chiến tranh nên đã cơ cực, mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân 
 tăng cường vơ vét, bóc lột các nước thuộc Việt Nam với Pháp ngày càng gay gắt => 
 địa để phục vụ cho chiến tranh. nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên 
 - Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hàng đầu. 
 hiện các chính sách phản động đối với lực 
 lượng tiến bộ trong nước và xiết chặt ách 
 cai trị thuộc địa. 
 - Tháng 9/1940, Nhật Bản cho quân - Quân Pháp ở Đông Dương chống cự 
 vượt biên giới Việt – Trung, sau đó mở yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng, cấu kết 
 rộng xâm lược toàn Đông Dương. với Nhật bóc lột nhân dân Đông Dương. 
 - Dưới hai tầng áp bức bóc lột Pháp – 
 Nhật, nhân dân Việt Nam khổ cực, nhiệm 
 vụ giải phóng dân tộc ngày càng trở nên 
 bức thiết. 
 - Đầu năm 1941, phát Đức thôn tính - Dự đoán tình hình thế giới sẽ có nhiều 
 gần hết châu Âu, ráo riết chuẩn bị tấn công chuyển biến to lớn, tác động mạnh tới tình 
 Liên Xô. hình Việt Nam, đến tháng 1/1941 Nguyễn 
 - Quân phiệt Nhật ở châu Á mở rộng Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong 
 xâm lược nhiều nước. trào cách mạng Việt Nam. 
 - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới - Ở Đông Dương, Pháp ráo riết hoạt 
 thứ hai bước vào giai đoạn cuối: động trở lại, chờ cơ hội lật đổ Nhật, mâu 
 + Hồng quân Liên Xô và quân Đồng thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt, trước 
 Minh đẩy mạnh tấn công phát xít Đức. tình hình đó Nhật đã ra tay trước, tiến hành 
 + Quân phiệt Nhật ở châu Á liên tiếp đảo chính để độc chiếm Đông Dương. 
 thất bại trước các cuộc tấn công của - Sau khi Nhật đảo chính Pháp, tình thế 
 Đồng Minh. thuận lợi cho cách mạng xuất hiện, nhưng 
 thời cơ chưa chín muồi. 
 - Tháng 8/1945, Hội nghị Pôxtđam giao - Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng; 
 nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở Đông quân Đồng minh chưa tiến vào Việt 
 Dương sau khi chiến tranh kết thúc cho Nam, Đảng Cộng sản Đông dương 
 quân Anh và trung Hoa Dân Quốc. đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam nổi 
 - 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh dậy giành chính quyền – cách mạng 
 không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ thành công, ngày 2/9/1945 nước 
 hai kết thúc. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời 
 II.Chủ trương của Đảng 
 1. Hội nghị BCH TW tháng 11/1939 
 - Tháng 11/1939, Hội nghị BCH TW lần thứ VI được triệu tập tại Bà Điểm – Hóc Môn – Gia 
Định; do Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. 
 * Nội dung: 
 - Chủ trương: Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu - Vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, ngoại kiều ở Đông Dương đấu tranh 
chống phát xít. 
 2. Xây dựng lực lượng vũ trang 
 - Xây dựng và phát triển các dội du kích, phát triển thành các trung đội cứu quốc quân. 
 - Thành lập các đội tự vệ vũ trang bắt đầu từ cuối năm 1941. 
 - Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện quân sự, biên soạn tài liệu về cách đánh du kích 
 - 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. 
 - 5.1945, Việt Nam giải phóng quân thành lập. 
 3. Xây dựng căn cứ địa cách mạng 
 - 1940 : Bắc Sơn ,Võ Nhai ( Lạng Sơn ) 
 - 1941: Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng là căn cứ địa. 
 - Tháng 6.1945, khu giải phóng Việt Bắc được thàng lập (gồm 6 tỉnh Cao – Bắc – Lạng – Hà – 
Tuyên – Thái cùng một số địa phương lân cận khác). 
 - Căn cứ địa cách mạng tiếp tục được mở rộng xuống miền xuôi. 
 III. KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN 
 1.Khởi nghĩa từng phần ( Từ Tháng 3 đến giữa tháng 8 /1945) 
 a.Bối cảnh lịch sử 
 - Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. 
 + Phát xít Đức, Ý sắp bị tiêu diệt hoàn toàn. 
 + Quân phiệt Nhật liên tiếp thất bại trước các đòn tấn công của lực lượng Đồng minh. 
 - Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết hoạt động trở lại, chờ thời cơ phản công quân Nhật => 
Mâu thuẫn Pháp – Nhật ngày càng gay gắt. 
 - 9/3/1945, Nhật tiến hành “đảo chính” Pháp độc chiếm Đông Dương. 
 b.Chủ trương của Đảng 
 - 12.3.1945, Ban thường vụ TW Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của 
chúng ta”: 
 + Xác định kẻ thù trực tiếp trước mắt là phát xít Nhật và tay sai. 
 + Đề ra khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật”, “Đánh đổ chính phủ bù nhìn, tay sai”. 
 + Hình thức đấu tranh đi từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy khởi nghĩa vũ 
trang, tổng khởi nghĩa khi có thời cơ, 
 + Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. 
 c. Diễn biến chính 
 - Ở Cao – Bắc – Lạng: hàng loạt các huyện – châu – xã đươc giải phóng; chính quyền nhân 
dân được thành lập; các đoàn thể cứu quốc được củng cố. 
 - Ở Bắc kỳ và bắc Trung kỳ phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” diễn ra mạnh mẽ 
=> có tác dụng tập hợp lực lượng chính trị. 
 - Đảng đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa: 
 + Triệu tập hội nghị quân sự Bắc kỳ. 
 + Thành lập UB dân tộc giải phóng Việt Nam và UB dân tộc giải phóng các cấp. 
 + Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. 
 d.Kết quả, ý nghĩa 
 - Kết quả: Cao trào diễn ra khắp cả nước, một số địa phương đã lập được chính quyền cách 
mạng. 
 - Ý nghĩa: 
 + Khiến kẻ thù suy yếu, lực lượng cách mạng được tăng cường; thúc đẩy thời cơ Tỏng khởi 
 nghĩa nhanh chóng chín muồi. 
 + Nhân dân được tập hợp, rèn luyện qua nhiều hình thức đấu tranh, sẵn sàng vùng lên khi thời 
 cơ đến. - Lực lượng tham gia : Công nhân, nông dân,tiểu tư sản, tư sản dân tộc,bộ phận địa chủ nhỏ. 
 - Lãnh đạo: Giai cấp công nhân với Đảng tiên phong là Đảng Công sản Đông Dương. 
 - Hình thức và phương pháp đấu tranh: là cuộc cách mạng bạo lực có kết hợp đấu tranh chính 
 trị và đấu tranh vũ trang, trong đó lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi. Kết hợp 
 khởi nghĩa giữa thành thị và nông thôn, trong đó thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định. 
 - Tính chất: Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, mang tính dân tộc dân chủ nhân dân, 
 trong đó tính dân tộc là điển hình. 
 IV. SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA - TUYÊN NGÔN 
ĐỘC LẬP. 
 1. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 
 - 13.8.1945, UB khởi nghĩa toàn quốc phát lệnh Tổng khởi nghĩa. 
 - 25.8.1945, Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, UB giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến 
Hà Nội. 
 - 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh thay mặt CHính phủ lâm thời đọc bản 
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.-> cách mạng Tháng Tám thắng lợi hoàn toàn. 
 2. Nội dung bản Tuyên ngôn 
 - Khẳng định độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm mà mọi dân tộc phải 
được hưởng. 
 - Vạch trần tội các của thực dân Pháp và phát xít Nhật. 
 - Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm giữ 
 vững nền độc lập đó. 
 => Là văn bản hợp thức hóa thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945; Tạo ra tư cách 
pháp lý để chính phủ lâm thời có thể “đón tiếp” quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. 
 3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 
 - Chuẩn bị lực lượng cho CM tháng Tám. 
 - Hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. 
 - Cùng với TW Đảng, Tổng bộ Việt Minh tích cực dự đoán thời cơ, phát động, lãnh đạo Tổng 
khởi nghĩa. 
 V. Ý NGHĨA LỊCH SỬ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 
 1. Ý nghĩa lịch sử 
 - Đối với Việt Nam: 
 + Lật đổ ách thống trị của Pháp – Nhật; lật đổ chế độ phong kiến. 
 + Đưa tới sự ra đời của nước VNDCCH. 
 + Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước độc lập. 
 + Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ. 
 + Đảng CSĐD trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi 
tiếp theo. 
 - Đối với thế giới: 
 + Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít. 
 + Chọc thủng khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu 
chúng. 
 + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Lào và Miên. 
 2. Nguyên nhân thắng lợi 
 - Chủ quan: 
 + Truyền thống yêu nước,đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. 
 + Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ CHí Minh. 
 -> Đảng có quá trình chuẩn bị chu đáo. A. chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. 
 B. làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến Việt Nam. 
 C. buộc phát xít Nhật hạ vũ khí đầu hàng ở Đông Dương. 
 D. mở đầu phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói”. 
Câu 10. Từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào 
đã 
 A. chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 
 B. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. 
 C. tán thành củ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. 
 D. thành lập ủy ban khởi nghĩa trong phạm vi cả nước. 
Câu 11. Đại hội quốc dân ở Tân Trào đã 
 A. thông qua 10 chính sách của Việt Minh. 
 B. chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 
 C. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. 
 D. quyết định những vấn đề về chính sách đối nội, đối ngoại. 
Câu 12. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam? 
 A. Mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do. 
 B. Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 
 C. Buộc Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. 
 D. Góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 
Câu 13. Sau ngày 9/3/1945, kẻ thù của nhân dân Việt Nam là 
 A. thực dân Pháp và phát xít Nhật. B. thực dân Pháp và tay sai. 
 C. phát xít Nhật và tay sai. D. chủ nghĩa đế quốc và phát xít. 
Câu 14. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945,Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban 
bố trong hoàn cảnh 
 A. Nhật sắp đầu hàng Đồng Minh. B. Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. 
 C. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. D. Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. 
Câu 15. Thời cơ khách quan nào dẫn tới thắng lợi nhanh chóng của Cách mạng tháng Tám 1945 ở 
Việt Nam? 
 A. Có khối liên minh công – nông vững chắc. 
 B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. 
 C. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước. 
 D. Liên Xô và Đồng Minh đánh bại phát xít Nhật. 
Câu 16. Hồ Chí Minh viết: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành 
một nước tự do và độc lâp” đoạn trích trên được đề cập ở văn kiện nào? 
 A. Đường kách mệnh. B. Tuyên ngôn độc lập. 
 C. Bản án chế độ thực dân Pháp. C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 
Câu 17. Nội dung nào thể hiện sự hoàn chỉnh chuyển hướng đấu tranh được đề ra tại Hội nghị Ban 
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941)? 
 A. Lập chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa. 
 B. Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. 
 C. Lập chính quyền Xô việt công nông binh. 
 D. Thành lập mặt trận Phản đế Đông Dương. 
Câu 18. Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) Ban chấp hành Trung ương Cộng sản Đông Dương có tầm 
quan trọng đặc biệt đối với thắng lợi của Cách mạng tháng tám 1945 vì 
 A. là nhân tố cơ bản dẫn tới thắng lợi của cách mạng. 
 B. giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. 
 C. tăng cường khối đoàn kết giữa ba dân tộc. 
 D. hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng. Câu 28. Trong cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động toàn dân nổi 
dậy khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị vì 
 A. học tập kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc. 
 B. học tập kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga. 
 C. lực lượng cơ bản của cách mạng là công nhân và nông dân. 
 D. lực lượng cách mạng được xây dựng trên cả hai địa bàn. 
Câu 29. Vai trò nòng cốt xung kích trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam là 
 A. lực lượng chính trị. B. lực lượng vũ trang. 
 C. lực lượng trung gian. D. lực lượng công nhân. 
Câu 30. Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là 
 A. XHCN. B. giải phóng dân tộc. C. dân chủ nhân dân. D. dân chủ tư sản. 
Câu 31. Sự phát triển của lực lượng chính trị trong thời kỳ vận động trực tiếp cho Cách mạng 
tháng Tám năm 1945 có đặc điểm 
 A. Kết hợp giữa nông thôn với thành thị. B. kết hợp giữa miền núi và miền xuôi. 
 C. từ miền núi phát triển xuống miền xuôi. D. từ miền xuôi phát triển lên miền núi. 
Câu 32. Nội dung nào không phản ánh nét tương đồng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 
và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945? 
 A. Cách mạng XHCN đầu tiên ở một nước thuộc địa. 
 B. Lãnh đạo cách mạng là Đảng của giai cấp vô sản. 
 C. Khởi nghĩa diễn ra ở thành thị và nông thôn. 
 D. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang. 
Câu 33. Một bài học lớn của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là giải quyết đúng đắn mối 
quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó đặt lên hàng đầu là 
 A. giải phóng dân tộc. B. giải phóng giai cấp. 
 C. chống phong kiến. D. giải phóng xã hội. 
Câu 34. Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính 
quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương là để 
 A. tránh quân Đồng minh đàn áp cách mạng. 
 B. cổ vũ nhân dân thuộc địa chống chủ nghĩa phát xít. 
 C. đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. 
 D. giúp đỡ Lào và Campuchia đấu tranh tự giải phóng. 
Câu 35. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 là 
 A. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ. 
 B. đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc. 
 C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. 
 D. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh. 
Câu 36. Mối quan hệ giữa khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết 
như thế nào trong thời kỳ 1939 – 1945? 
 A. Ruộng đất dân cày được đặt lên hàng đầu. B. Tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc. 
 C. Tiếp tục thực hiện song song hai khẩu hiệu. D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. 
Câu 37. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) và (5/1941) có điểm 
giống nhau về 
 A. xác định kẻ thù. B. hình thức mặt trận. 
 C. nhiệm vụ cách mạng. D. hình thái cách mạng. 
Câu 38. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (3.1945) xác định điều kiện cho Tổng khởi 
nghĩa chưa chín muồi vì 
 A. kẻ thù cách mạng đã gục ngã nhưng thời cơ cách mạng chưa xuất hiện. 
 B. ngoại trừ căn cứ địa, các khu vực khác còn lại trên cả nước chưa sẵn sàng. 
 C. tầng lớp trung gian đã ngả về phía cách mạng nhưng Đảng chưa sẵn sàng. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_lich_su_lop_12_lich_su_viet_nam_giai_doan_19.pdf