Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Địa lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 002

doc 4 Trang tailieuthpt 51
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Địa lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 002", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Địa lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 002

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Địa lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 002
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG NĂM HỌC 2017 – 2018
 Môn: Địa lý Lớp 11
 Đề số 002 Thời gian làm bài: 45 phút
 Phần I: Trắc nghiệm (8điểm):
 Câu 1: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
 A. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
 B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có
 C. Vị trí địa lý mang tính chiến lược
 D. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài
 Câu 2: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do:
 A. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ
 B. Con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển
 C. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu
 D. Các thảm họa núi lửa, cháy rừng
 Câu 3: Tình hình dân số thế giới từ đầu thế kỉ XX cho đến nay có đặc điểm:
 A. Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là từ nửa sau thế kỷ XX
 B. Tỉ lệ gia tăng dân số thế giới giảm mạnh
 C. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn còn cao trên 2%/năm
 D. Bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra từ đầu thế kỉ XX
 Câu 4: Yếu tố nào dưới đây là đặc điểm của nền kinh tế tri thức?
 A. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ
 B. Trong cơ cấu xã hội, công nhân là chủ yếu
 C. Các quá trình sản xuất chủ yếu: thao tác, điều khiển, kiểm soát
 D. Công nghiệp chủ yếu thúc đẩy sản xuất phát triển: Cơ giới hóa, chuyên môn hóa
 Câu 5: Trong các năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP/người của các nước Đông Nam Á 
 có đặc điểm:
 A. Tăng nhanh và cao
 B. Tăng chậm hơn các nước phát triển
 C. Tăng chậm và thiếu ổn định
 D. Tăng nhanh nhưng không đều và thiếu ổn định
 Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về nghành sản xuất lúa nước của khu vực Đông Nam Á?
 A. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhưng sản lượng lúa gạo ít hơn Indonesia và 
 Việt Nam
 B. Diện tích trồng lúa nước ngày càng bị thu hẹp
 C. Trừ Singapo và Brunei, các nước còn lại đều có dư gạo để xuất khẩu
 D. Năng suất, sản lượng lúa chênh lệch lớn giữa các nước
 Câu 7: Thành tựu có ý nghĩa đặc biệt mà các nước ASEAN đạt được là:
 A. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh
 B. Tạo dựng được một môi trường hòa bình ổn định trong khu vực
 C. Đời sống nhân dân được cải thiện
 D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên cao, vững chắc
 Câu 8: Để giảm dần tình trạng đói nghèo trong các nước ASEAN, biện pháp nào sau đây 
 có tác dụng tích cực hơn cả?
 A. Thực hiện tốt chính sách dân số
 B. Tăng cường đầu tư cho giáo dục
 Trang 1/4 - Mã đề thi 002 Câu 17: Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi gia nhập ASEAN:
 A. Sự bất đồng về ngôn ngữ
 B. Sự khác biệt về thể chế chính trị
 C. Sự khác biệt về tập quán sản xuất
 D. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Câu 18: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào?
 A. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
 B. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
 C. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
 D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Câu 19: Nguồn vốn dầu tư từ nước ngoài vào Mỹ La tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985 
đến 2004 là do:
 A. Tình hình chính trị không ổn định
 B. Thiên tai xảy ra nhiều
 C. Chính sách thu hút đầu tư không hợp lý
 D. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo
Câu 20: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
 A. Làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao
 B. Đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới
 C. Làm xuất hiện nhiều ngành mới, thúc đẩy sản xuất phát triển
 D. Khoa học và kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu
Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng đặc trưng kinh tế thế giới trong thời kỳ hiện đại?
 A. Sự xích lại gần nhau của các nước trên thế giới
 B. Nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn
 C. Phân hóa về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước ngày càng lớn
 D. Mâu thuẫn giữa các nước, các khu vực ngày càng giảm
Câu 22: Giải pháp có ý nghĩa thiết thực để bảo vệ môi trường là:
 A. Phối hợp chặt chẽ giữa các nước để bảo vệ môi trường.
 B. Đẩy mạnh giáo dục môi trường cho dân cư.
 C. Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ khai thác và sản xuất.
 D. Điều khiển tốc độ tăng dân số phù hợp với nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia.
Câu 23: Khí hậu Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo giống nhau về:
 A. Chế độ mưa B. Chế độ gió C. Lượng mưa D. Chế độ nhiệt
Câu 24: Các nước Đông Nam Á lục địa có ưu thế hơn các nước Đông Nam Á biển đảo về:
 A. Tài nguyên khoáng sản B. Tài nguyên rừng
 C. Tài nguyên đất D. Diện tích đồng bằng
Câu 25: So với các nước đang phát triển khác, các nước công nghiệp mới (NIC s) có đặc 
điểm:
 A. Tỉ trọng dịch vụ cao hơn.
 B. Quy mô GDP lớn hơn.
 C. Kim ngạch xuất khẩu cao hơn.
 D. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh.
Câu 26: Biện pháp nào dưới đây có hiệu quả nhất để tăng sản lượng lúa gạo của các nước 
Đông Nam Á?
 A. Tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
 B. Tăng cường đầu tư phát triển
 C. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
 Trang 3/4 - Mã đề thi 002

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_dia_ly_lop_11_nam_hoc_2017_2.doc