Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Địa lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 004
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Địa lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 004", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Địa lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 004
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Địa lý Lớp 11 Đề số 004 Thời gian làm bài: 45 phút Phần I: Trắc nghiệm (8điểm): Câu 1: Khu vực Tây Nam Á bao gồm: A. 20 quốc gia và lãnh thổ B. 23 quốc gia và lãnh thổ C. 22 quốc gia và lãnh thổ D. 21 quốc gia và lãnh thổ Câu 2: Tình hình dân số thế giới từ đầu thế kỉ XX cho đến nay có đặc điểm: A. Bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra từ đầu thế kỉ XX B. Tỉ lệ gia tăng dân số thế giới giảm mạnh C. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn còn cao trên 2%/năm D. Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là từ nửa sau thế kỷ XX Câu 3: Các nước Mỹ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do: A. Các thế lực bảo thủ tiếp tục cản trở. B. Duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài C. Điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn D. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ Câu 4: Tây Nam Á có vai trò cung cấp nhiều dầu mỏ cho thế giới vì ở đây: A. Có trữ lượng dầu lớn, khai thác nhiều, tiêu dùng dầu nhiều B. Có trữ lượng dầu lớn, khai thác nhiều, tiêu dùng dầu ít C. Có trữ lượng dầu lớn, khai thác ít, tiêu dùng dầu nhiều D. Có trữ lượng dầu lớn, khai thác ít, dùng dầu ít Câu 5: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào? A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu B. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước C. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế D. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước Câu 6: Để giảm dần tình trạng đói nghèo trong các nước ASEAN, biện pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả? A. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế B. Thực hiện tốt chính sách dân số C. Tăng cường đầu tư cho giáo dục D. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước Câu 7: Khí hậu Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo giống nhau về: A. Chế độ nhiệt B. Chế độ gió C. Lượng mưa D. Chế độ mưa Câu 8: Ý nào dưới đây là đặc điểm chung của các nước Đông Nam Á: A. Khí hậu nóng ẩm quanh năm B. Tài nguyên rừng phong phú C. Thường xuyên bị bão, lũ, hạn hán, động đất D. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng Câu 9: Sự khác biệt lớn giữa Châu Phi và Mỹ La Tinh là: A. Trình độ phát triển kinh tế B. Trình độ quản lý đất nước C. Đời sống dân cư, xã hội D. Cảnh quan tự nhiên Trang 1/4 - Mã đề thi 004 Câu 18: Đông Nam Á là khu vực: A. Có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới B. Có sản lượng và năng suất lúa gạo cao nhất thế giới C. Có năng suất lúa gạo cao nhất thế giới D. Xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới Câu 19: Các nước Đông Nam Á lục địa có ưu thế hơn các nước Đông Nam Á biển đảo về: A. Tài nguyên khoáng sản B. Tài nguyên rừng C. Tài nguyên đất D. Diện tích đồng bằng Câu 20: Ý nào dưới đây không đúng đặc trưng kinh tế thế giới trong thời kỳ hiện đại? A. Sự xích lại gần nhau của các nước trên thế giới B. Nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn C. Phân hóa về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước ngày càng lớn D. Mâu thuẫn giữa các nước, các khu vực ngày càng giảm Câu 21: Giải pháp có ý nghĩa thiết thực để bảo vệ môi trường là: A. Phối hợp chặt chẽ giữa các nước để bảo vệ môi trường. B. Đẩy mạnh giáo dục môi trường cho dân cư. C. Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ khai thác và sản xuất. D. Điều khiển tốc độ tăng dân số phù hợp với nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia. Câu 22: Đông Nam Á là khu vực có sức hút đối với các nhà đầu tư trên thế giới do: A. Có nguồn lao động kỹ thuật cao, đông đảo B. Có vị trí địa lý thuận lợi C. Có môi trường chính trị, xã hội ổn định D. Có nguồn lao động đông, cần cù, giá nhân công tương đối rẻ Câu 23: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do: A. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ B. Con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển C. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu D. Các thảm họa núi lửa, cháy rừng Câu 24: So với các nước đang phát triển khác, các nước công nghiệp mới (NIC s) có đặc điểm: A. Tỉ trọng dịch vụ cao hơn. B. Quy mô GDP lớn hơn. C. Kim ngạch xuất khẩu cao hơn. D. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh. Câu 25: Biện pháp nào dưới đây có hiệu quả nhất để tăng sản lượng lúa gạo của các nước Đông Nam Á? A. Tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu B. Tăng cường đầu tư phát triển C. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất D. Đổi mới cơ cấu giống Câu 26: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là: A. Đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới B. Làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao C. Làm xuất hiện nhiều ngành mới, thúc đẩy sản xuất phát triển D. Khoa học và kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu Câu 27: Thành tựu có ý nghĩa đặc biệt mà các nước ASEAN đạt được là: A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên cao, vững chắc Trang 3/4 - Mã đề thi 004
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_dia_ly_lop_11_nam_hoc_2017_2.doc