Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 01

doc 3 Trang tailieuthpt 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 01", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 01

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 01
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1
 NĂM HỌC 2017-2018
 Môn: Lịch sử lớp 
 Thời gian làm bài: 45 phút
 Mã đề 01
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
 A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
 C. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. D. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
 A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
 C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cách mạng vô sản.
Câu 3: Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban chấp hành Trung ương 
Đảng Cộng Sản Đông Dương là gì?
 A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc, chống phong kiến.
 B. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
 C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm thuế.
 D. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống phát xít.
Câu 4: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH là
 A. phóng thành công tàu vũ trụ có người lái đầu tiên.
 B. chế tạo thành công bom nguyên tử.
 C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.
 D. trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ hai thế giới.
Câu 5: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
 A. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
 B. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh.
 C. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để.
 D. mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.
Câu 6: Phong trào đấu tranh nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 
1945?
 A. phong trào dân chủ 1936 – 1939.
 B. phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
 C. phong trào cách mạng 1930 – 1931.
 D. cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.
Câu 7: Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
 A. xuất hiện phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
 B. phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.
 C. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô 
sản.
 D. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của Cách mạng 
Việt Nam là
 A. công nhân. B. nông dân. C. tiểu tư sản. D. tư sản dân tộc.
Câu 9: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
 A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
 B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
 C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
 D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
 Trang 1/3 - Mã đề thi 01 B. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
 C. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng theo lập trường phong kiến.
 D. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 23: Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi có ý nghĩa gì?
 A. Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
 B. Đánh dấu sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi.
 C. Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi.
 D. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.
Câu 24: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được hội nghị Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định là
 A. giải phóng dân tộc. B. thực hiện người cày có ruộng.
 C. đánh đổ phong kiến và tay sai. D. giải phóng các dân tộc Đông Dương.
Câu 25: Khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành trung tâm
 A. kinh tế lớn nhất thế giới. B. kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
 C. tài chính - công nghiệp lớn nhất thế giới. D. thương mại lớn nhất thế giới.
Câu 26: Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là
 A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt Cách mạng Đảng.
 C. An Nam Cộng sản Đảng. D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 27: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự 
kiện nào?
 A. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).
 B. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).
 C. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).
 D. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).
Câu 28: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
 1. Cao trào kháng Nhật cứu nước. 2. Nhật xâm lược Đông Dương.
 3. Mặt trận Việt Minh ra đời. 4. Nhật đảo chính Pháp.
 A. 1 – 3 – 2 – 4
 B. 4 – 1 – 3 – 2
 C. 2 – 3 – 4 – 1
 D. 3 – 4 – 2 - 1
Câu 29: Năm 1949, Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa to lớn như thế nào?
 A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
 B. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân.
 C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
 D. Liên xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử.
Câu 30: Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 
đến cách mạng nước ta?
 A. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ chín muồi.
 B. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
 C. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
 D. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
II. Phần tự luận (2.5 điểm)
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945?
------------------------------
 ----------- HẾT ----------
-----------------------------------------------
 Trang 3/3 - Mã đề thi 01

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_lich_su_lop_12_nam_hoc_2017.doc