Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 03

doc 3 Trang tailieuthpt 37
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 03", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 03

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 03
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1
 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG NĂM HỌC 2017-2018
 ------------------------ Môn: Lịch sử lớp 12
 Thời gian làm bài: 45 phút
 Mã đề 03
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nội dung nào được xem là quan trọng nhất trong hội nghị Ianta (2/1945)?
 A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên Xô sẽ tham chiến chống lại Nhật ở Châu Á.
 B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
 C. Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân ội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu 
Âu và châu Á.
 D. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
 A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30.8.1945).
 B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” (2.9.1945).
 C. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước (28.8.1945).
 D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2.9.1945).
Câu 3: Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh trong giai đoạn 1930 – 1945 được thể hiện qua luận điểm nào?
 A. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
 B. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
 C. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
 D. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Câu 4: Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH (từ năm 
1950 – nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là
 A. đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mỹ.
 B. thể hiện tính ưu việt của CNXH.
 C. nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
 D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 5: Nét mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là
 A. quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
 B. lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
 C. hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để.
 D. phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 6: Hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 là
 A. Công xã. B. Chính phủ liên hiệp. C. Xô viết. D. Công hội đỏ.
Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn trở thành cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng Việt Nam 
là giữa
 A. toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp. 
 B. toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn phản động tay sai Pháp.
 C. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
 D. giai cấp công nhân và nông dân với tư bản Pháp.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những giai cấp tầng lớp nào sau đây có khả năng trở thành lực lượng 
của cách mạng Việt Nam?
 A. Công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, địa chủ.
 B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, phú nông, trung tiểu địa chủ.
 C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ, tư sản dân tộc.
 D. Công nhân, nông dân, tư sản, phú nông, địa chủ phong kiến.
Câu 9: Cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay có thể gọi là cách 
mạng khoa học công nghệ vì
 A. đã tìm ra nhiều vật liệu mới.
 B. gắn với sự ra đời của máy tính điện tử.
 C. phát hiện ra những dạng năng lượng mới.
 Trang 1/3 - Mã đề thi 03 B. sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
 C. vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ.
 D. những cuộc đấu tranh của người da đen, da màu chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 22: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với
 A. phong trào nông dân và phong trào yêu nước. B. phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
 C. phong trào tư sản dân tộc và phong trào yêu nước. D. phong trào tiểu tư sản và phong trào yêu nước.
Câu 23: Nhóm năm nước sáng lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) gồm:
 A. Indonexia, Malaixia, Mianma, Xingapo, Thái lan.
 B. Indonexia, Malaixia, Philippin, Brunây, Thái lan.
 C. Indonexia, Mianma, Philippin, Xingapo, Thái lan.
 D. Indonexia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái lan.
Câu 24: Hội nghị lần thứ 6 (11 - 1939) của ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng 
Đông Dương lúc này là gì?
 A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu.
 B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.
 C. Đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
 D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.
Câu 25: Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?
 A. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
 B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.
 C. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
 D. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ XHCN trên thế giới.
Câu 26: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
 A. tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 B. chính Đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam.
 C. một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
 D. tổ chức cách mạng của Việt kiều ở Trung Quốc.
Câu 27: Sự kiện nào sau đây đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa 
của nó ở châu Phi?
 A. Ngày 11-11-1975, nước cộng hòa nhân dân Ăng Gô la ra đời.
 B. Năm 1962, An Giê ri được công nhận độc lập.
 C. Năm 1974, thắng lợi cách mạng Êtiôpia.
 D. Năm 1960 có 17 nước châu Phi giành độc lập.
Câu 28: Cho các sự kiện sau:
 1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
 2. quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.
 3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
 Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
 A. 2, 3 ,1. B. 1, 2, 3. C. 3, 2, 1. D. 1, 3, 2.
Câu 29: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 là
 A. chỉ quan hệ với các nước lớn. B. hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
 C. muốn làm bạn với tất cả các nước. D. chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 30: Thời cơ chín muồi trong cách mạng tháng Tám để Đảng phát lệnh Tổng khởi nghĩa được xác định khi
 A. Nhật đảo chính Pháp. 
 B. Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
 C. Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Đồng minh đã vào nước ta.
 D. Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Đồng minh chưa vào nước ta.
--II. Phần tự luận (2.5 điểm)
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
-------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
 Trang 3/3 - Mã đề thi 03

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_lich_su_lop_12_nam_hoc_2017.doc