Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 04

doc 3 Trang tailieuthpt 54
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 04", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 04

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 04
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1
 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG NĂM HỌC 2017-2018
 ------------------------ Môn: Lịch sử lớp 12
 Thời gian làm bài: 45 phút
 Mã đề 04
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn trở thành cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng Việt 
Nam là giữa
 A. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
 B. toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn phản động tay sai Pháp.
 C. giai cấp công nhân và nông dân với tư bản Pháp.
 D. toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành vào bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau 
Chiến tranh thế giới thứ hai là
 A. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
 B. chống lại chế độ độc tài Batixta.
 C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.
 D. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ, thoát khỏi “sân sau” của Mĩ.
Câu 3: Nét mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là
 A. quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
 B. lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
 C. phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
 D. hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để.
Câu 4: Tổ chức liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là
 A. hiệp hội các quốc gia Đông nam Á( ASEAN). B. liên minh phòng thủ Vác xa va.
 C. tổ chức Liên Hợp Quốc. D. liên minh Châu Âu (EU).
Câu 5: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với
 A. phong trào nông dân và phong trào yêu nước. B. phong trào tư sản dân tộc và phong trào yêu nước.
 C. phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. phong trào tiểu tư sản và phong trào yêu nước.
Câu 6: Sự kiện nào sau đây đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa 
của nó ở châu Phi?
 A. Năm 1962, An Giê ri được công nhận độc lập.
 B. Năm 1974, thắng lợi cách mạng Êtiôpia.
 C. Năm 1960 có 17 nước châu Phi giành độc lập.
 D. Ngày 11-11-1975, nước cộng hòa nhân dân Ăng Gô la ra đời.
Câu 7: Nhóm năm nước sáng lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) gồm:
 A. Indonexia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái lan.
 B. Indonexia, Malaixia, Philippin, Brunây, Thái lan.
 C. Indonexia, Mianma, Philippin, Xingapo, Thái lan.
 D. Indonexia, Malaixia, Mianma, Xingapo, Thái lan.
Câu 8: Đặc điểm chung nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn 
1945 – 1950 là gì?
 A. Mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
 C. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). D. Đối đầu với Mĩ.
Câu 9: Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH (từ năm 
1950 – nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là
 A. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
 B. thể hiện tính ưu việt của CNXH.
 C. đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mỹ.
 D. nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
Câu 10: Nội dung nào được xem là quan trọng nhất trong hội nghị Ianta (2/1945)?
 A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên Xô sẽ tham chiến chống lại Nhật ở Châu Á.
 Trang 1/3 - Mã đề thi 04 Câu 22: Sự chuyển biến trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì đối với phong trào 
cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930?
 A. Thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển.
 B. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, phân hóa, cô lập kẻ thù cách mạng.
 C. Tạo ra những lực lượng mới cho phong trào cách mạng, là cơ sở xã hội để hình thành các khuynh hướng cứu 
nước mới.
 D. Làm cho xã hội Việt Nam có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại.
Câu 23: Hội nghị lần thứ 6 (11 - 1939) của ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng 
Đông Dương lúc này là gì?
 A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu.
 B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.
 C. Đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
 D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.
Câu 24: Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?
 A. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
 B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.
 C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
 D. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ XHCN trên thế giới.
Câu 25: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
 A. tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 B. chính Đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam.
 C. một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
 D. tổ chức cách mạng của Việt kiều ở Trung Quốc.
Câu 26: Cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay có thể gọi là cách 
mạng khoa học công nghệ vì
 A. gắn với sự ra đời của máy tính điện tử.
 B. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
 C. phát hiện ra những dạng năng lượng mới.
 D. đã tìm ra nhiều vật liệu mới.
Câu 27: Cho các sự kiện sau:
 1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
 2. quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.
 3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
 Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
 A. 2, 3 ,1. B. 1, 2, 3. C. 3, 2, 1. D. 1, 3, 2.
Câu 28: Thời cơ chín muồi trong cách mạng tháng Tám để Đảng phát lệnh Tổng khởi nghĩa được xác định 
khi
 A. Nhật đảo chính Pháp.
 B. Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
 C. Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Đồng minh đã vào nước ta.
 D. Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Đồng minh chưa vào nước ta.
Câu 29: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 là
 A. hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. B. chỉ quan hệ với các nước lớn.
 C. muốn làm bạn với tất cả các nước. D. chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 30: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những giai cấp tầng lớp nào sau đây có khả năng trở thành lực 
lượng của cách mạng Việt Nam?
 A. Công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, địa chủ.
 B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, phú nông, trung tiểu địa chủ.
 C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ, tư sản dân tộc.
 D. Công nhân, nông dân, tư sản, phú nông, địa chủ phong kiến.
--II. Phần tự luận (2.5 điểm)
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
-----------------------------------------------
 ----------- HẾT ----------
 Trang 3/3 - Mã đề thi 04

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_lich_su_lop_12_nam_hoc_2017.doc