Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003

doc 4 Trang tailieuthpt 93
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003

Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN HOÁ HỌC LỚP 12
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 003
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, 
S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Ba=137
Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
 A. tính khử B. tính bazơ C. tính axit D. tính oxi hóa
Câu 2: Este benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài là este nào sau đây?
 A. CH3COOCH2C6H5 B. CH3COOC6H5 
 C. C6H5CH2COOCH3 D. C6H5COOCH3 
Câu 3: Hợp chất NH2–CH2–COOH có tên đúng là
 A. Glyxin B. Glixerol
 C. Amoni axetat D. đimetylmetanamin
Câu 4: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa hồng?
 A. geranyl axetat. B. Benzyl axetat. 
 C. isoamyl axetat. D. Etyl butirat.
Câu 5: Chất nào dưới đây không cho phản ứng trùng ngưng?
 A. Axit aminoaxetic B. Axit -aminocaproic
 C. Axit acrylic D. Axit -aminoenantoic
Câu 6: Hợp chất nào sau đây là α-aminoaxit?
 A. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH
 C. H2N-CH2-COOH D. H2N-[CH2]5-COOH
Câu 7: Chất béo là chất nào sau đây?
 A. isoamyl axetat. B. geranyl axetat. C. tristearin. D. Etyl butirat.
Câu 8: Đipeptit là hợp chất 
 A. có 1 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
 B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc amino axit giống nhau.
 C. mà mỗi phân tử có 2 liên kết peptit. 
 D. có 1 liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc α-amino axit.
Câu 9: Polime nào sau đây không có tính đàn hồi?
 A. Cao su thiên nhiên. B. Cao su isopren.
 C. Cao su buna. D. Tơ nitron.
Câu 10: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
 A. Đồng. B. Vonfam. C. Sắt. D. Crom.
Câu 11: Chất nào dưới đây là este
 A. CH3COOH B. CH3COOCH3 C. C6H5COOH D. HCOOH
Câu 12: Trùng hợp CH2=CH-CH=CH2 khi có mặt của Na thì thu được polime nào sau đây?
 A. Cao su buna. B. poli(vinylclorua).
 C. Poli etylen. D. Poli(metylmetacrylat).
Câu 13: Monome nào sau đây dùng để điều chế tơ olon?
 Trang 1/4 - Mã đề 003 A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 29: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là:
 A. 1,82 gam. B. 1,44 gam. C. 1,80 gam. D. 2,25 gam.
Câu 30: Một loại polietylen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietylen đó xấp xỉ
 A. 920. B. 1786.
 C. 1230. D. 1529. 
Câu 31: Khi lên men 180 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là:
 A. 276 gam. B. 184 gam. C. 92 gam. D. 138 gam.
Câu 32: Cho 0,685 gam hỗn hợp Mg, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448 lít H2 (đkc). Cô 
cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là: 
 A. 3,95 gam. B. 2,105 gam. C. 1,885 gam. D. 2,204 gam.
Câu 33: Có 2 dung dịch X, Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. 
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X được n1 mol một chất khí duy nhất không màu, hóa 
nâu ngoài không khí (sản phẩm khử duy nhất).
Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y được n2 mol một chất khí duy nhất không màu không hóa
nâu ngoài không khí.
Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư được n3 mol một chất khí 
duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí (sản phẩm khử duy nhất).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ tạo muối của kim loại và n2 = n3 = 2n1.
Hai dung dịch X, Y lần lượt là
 A. HNO3, NaHCO3. B. NaNO3, H2SO4. C. HNO3, NaHSO4. D. HNO3, H2SO4.
Câu 34: Chất A là este của glixerol với axit cacboxylic đơn chức mạch hở. Đun nóng 5,45g A với 
NaOH cho tới phản ứng hoàn toàn thu được 6,15g muối. Số mol của A là:
 A. 0,03 B. 0,015 C. 0,025 D. 0,02
Câu 35: A là một α-amino axit chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 3 g A tác dụng 
với NaOH dư được 3,88 g muối. A là
 A. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH B. -CH2-CH2-COOH 
 C. H2N-CH2-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol O2 thu 
được a mol H2O Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch 
chứa m gam muối. Giá trị của m là
 A. 9,8 B. 6,8 C. 8,2 D. 8,4
Câu 37: thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X thu được a gam hỗn hợp Y gồm axit panmitic, 
axit stearic và axit oleic. Nếu đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp Y thì thu được 23,296 lít khí CO 2 
(đktc) và 18,36 gam H2O. Giá trị của m là 
 A. 11,985. B. 15,36. C. 12,945. D. 17,20. 
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y đơn chức, no, mạch hở cần 3,976 lít 
oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, nếu cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu 
được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y 
lần lượt là 
 A. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7 B. HCOOC3H7 và HCOOC4H9
 C. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5 D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 
Câu 39: Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 aminoaxit 
(no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH 2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 
hỗn hợp Y cần vừa đủ 4,5 mol không khí (chứa 20% O 2, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 82,88 
lít khí N2 (đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là 
 A. 12 B. 6
 C. 8 D. 4 
 Trang 3/4 - Mã đề 003

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truong.doc