Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 008
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 008", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 008
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN HOÁ HỌC LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 008 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Ba=137 Câu 1: Hợp chất nào sau đây là alanin? A. CH3-CH(NH2)-COOH B. H2N-[CH2]5-COOH C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH D. H2N-CH2-COOH Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIIA là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 3: Chất béo là chất nào sau đây? A. Etyl butirat. B. isoamyl axetat. C. tripanmitin. D. geranyl axetat. Câu 4: Sắt (Fe) không tác dụng được với dung dịch: A. NaOH B. CuSO4. C. HCl. D. H2SO4 loãng. Câu 5: Este nào sau đây được dùng để tổng hợp thủy tinh hữu cơ (thủy tinh plexiglas)? A. CH2=CH-COO-C2H5 B. CH2=C(CH3)-COO-C2H5 C. CH2=C(CH3)-COO-CH3 D. CH3-COO-CH=CH2 Câu 6: Hợp chất C6H5–NH2 có tên đúng là A. hexanamin B. alanin C. Benzylamin D. phenylamin Câu 7: Tên của este CH3COOCH3 là A. Etyl propionat. B. metyl axetat. C. Etyl butirat. D. isoamyl axetat. Câu 8: Polime nào sau đây dùng để sản xuất tơ? A. poli(vinylclorua). B. Poli etylen. C. Poli acrilonitrin. D. Cao su buna. Câu 9: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại? A. Đồng. B. Crom. C. Sắt. D. Vonfam. Câu 10: Chất nào sau đây là chất béo? A. Glyxin B. anbumin C. metyloleat D. tristearin Câu 11: Polime nào sau đây dùng làm chất dẻo? A. Tơ visco. B. Tơ nitron. C. poli(vinylclorua). D. Cao su buna. Câu 12: Este nào sau đây có mùi thơm của dứa? A. Etyl butirat. B. Metyl propionat. C. isoamyl axetat. D. Benzyl axetat. Câu 13: Tetrapeptit là hợp chất A. có 5 liên kết peptit mà phân tử có 6 gốc amino axit khác nhau. B. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 4 gốc α-amino axit. C. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. D. mà mỗi phân tử có 4 liên kết peptit. Câu 14: Hợp chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? Trang 1/4 - Mã đề 008 C. kim loại Na D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Protein là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể con người B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị β-amino axit được gọi là liên kết peptit C. Anbumin trong lòng trắng trứng tan trong nước tạo thành dung dịch keo D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các β-amino axit Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol O2 thu được a mol H2O Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 8,2 B. 6,8 C. 8,4 D. 9,8 Câu 29: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 750 B. 650 C. 550 D. 810 Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm a mol FeCO3 và a mol Mg vào dung dịch HCl dư, thu được V1 lít khí. (2) Cho a mol Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được V2 lít khí. (3) Cho hỗn hợp gồm a mol FeCO3 và a mol Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được V3 lít khí. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3 trong các thí nghiệm trên và các khí đều đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây là đúng? A. V1 = V3 > V2. B. V1 > V2 > V3. C. V1 > V3 > V2. D. V1 = V3 < V2. Câu 31: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitol với hiệu suất 80% là: A. 3,375 gam. B. 1,44 gam. C. 2,16 gam. D. 2,7 gam. Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 5,0 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B bằng dung dịch HCl thu được 5,71 gam muối khan và V lít khí X. Thể tích khí X thu được ở đktc là: A. 0,224 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 0,448 lít. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO 2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 4,5. B. 3,6. C. 6,3. D. 5,4. Câu 34: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6 là 12769 đvC và của một đoạn tơ nitron là 8056 đvC. Số mắt xích trong đoạn mạch nilon-6 và tơ nitron nêu trên lần lượt là A. 113 và 152. B. 121 và 152. C. 121 và 114. D. 113 và 114. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lit CO2; 0,56 lit N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối C2H4O2NNa. Công thức cấu tạo của X là A. H2NCH2COOC2H5 B. H2NCH2COOCH3 C. H2NCH2CH2COOH D. H2NCH2COOC3H7 Câu 36: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozơ với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 thì khối lượng Ag tối đa thu được là: A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 16,2 gam. D. 32,4 gam. Câu 37: Hòa tan hết 21,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO 3)2 vào dung dịch chứa 0,42 mol H2SO4 loãng và 0,02 mol KNO3, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ có 54,08 gam các muối trung hòa) và 3,74 gam hỗn hợp Z gồm ba khí không màu (trong đó hai khí có số mol bằng nhau). Dung dịch Y phản ứng được tối đa với 0,82 mol NaOH, kết tủa thu được 26,57 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm thể tích của khí có phân tử khối lớn nhất trong Z là Trang 3/4 - Mã đề 008
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truong.doc