Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 014

doc 4 Trang tailieuthpt 72
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 014

Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 014
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN HOÁ HỌC LỚP 12
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 014
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, 
S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Ba=137
Câu 1: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
 A. Benzyl axetat. B. Etyl butirat.
 C. Etyl Propionat. D. isoamyl axetat. 
Câu 2: Trùng hợp C6H5CH=CH2 thì thu được polime nào sau đây?
 A. Poli etylen. B. Poli stiren.
 C. Poli(metylmetacrylat). D. poli(vinylclorua).
Câu 3: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
 A. Vàng B. Bạc C. Nhôm D. Đồng
Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit?
 A. H2N-[CH2]5-COOH B. CH3-CH2-COO-NH4
 C. (CH3)2CH-CH2-CH(NH2)-COOH D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 5: Tripeptit là hợp chất 
 A. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
 B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
 C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. 
 D. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
Câu 6: Tên của este CH3COOC2H5 là
 A. isoamyl axetat. B. metyl axetat.
 C. Etyl propionat. D. Etyl axetat.
Câu 7: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là
 A. HCOOCH3 B. CH3COOH 
 C. NH2[CH2]6COOH D. CH2=CHCOOCH3
Câu 8: Hợp chất CH3–NH–CH3 có tên đúng là
 A. N,N-đimetylmetanamin B. etylmetylamin
 C. N-etylmetanamin D. đimetylamin
Câu 9: Trùng hợp CH2=CHCl thì thu được polime nào sau đây?
 A. Poli etylen. B. Poli stiren.
 C. Poli(metylmetacrylat). D. poli(vinylclorua).
Câu 10: Chất nào sau đây là aminoaxit?
 A. etyl axetat B. Anilin C. Alanin D. glixerol
Câu 11: Metyl axetat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo nào sau đây?
 A. CH3COOCH3 B. C3H7COOCH3 
 C. C2H5COOCH3 D. HCOOC3H7. 
Câu 12: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
 A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Au. 
Câu 13: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
 Trang 1/4 - Mã đề 014 C. 2. D. 4.
Câu 28: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 
gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
 A. 90,6 B. 81,54 C. 111,74 D. 66,44
Câu 29: Cho axit salixylic (o-HO-C6H4-COOH) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit 
axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn 
với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
 A. 0,48 B. 0,72 C. 0,24 D. 0,96
Câu 30: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu 
được là:
 A. 300 gam. B. 360 gam. C. 250 gam. D. 270 gam.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn m gam một mẫu polietilen thu được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản 
phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu 20 gam kết tủa, 
đồng thời dung dịch sau phản ứng giảm 1,4 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Giá trị của m 
là
 A. 3,0. B. 4,2. C. 2, 8. D. 4,0. 
Câu 32: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất báo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. 
Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
 A. 19,12 B. 14,68. C. 19,04 D. 18,36
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO 2 và m gam H2O. 
Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 35 gam kết tủa. Giá trị của m 
là 
 A. 6,3. B. 5,4. C. 3,6. D. 4,5. 
Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được V1 lít khí không 
màu.
Thí nghiệm 2: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch HCl (dư), thu được V2 lí khí không màu.
Thí nghiệm 3: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V3 lít khí (hóa nâu 
ngoài không khí, sản phẩm khử duy nhất của N+5).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở cùng đktc, So sánh nào sau đây đúng?
 A. V3 V3. C. V1 = V2 = V3. D. V1 > V2 > V3.
Câu 35: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 thì 
khối lượng Ag tối đa thu được là
 A. 10,8 gam. B. 21,6 gam. C. 32,4 gam. D. 16,2 gam.
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 3,89 gam hỗn họp Fe và Al trong 2,0 lít dung dịch HCl vừa đủ, thu 
được 2,24 lít H2 (đkc). Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
 A. 0,2M. B. 0,15M. C. 0,3M. D. 0,1M.
Câu 37: Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600ml dung dịch NaOH 
1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịchY. Đem dung dịch Y tác dụng với HCl dư cô cạn 
cẩn thận dung dịch sau phản ứng (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học ) thì thu 
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
 A. 70,55 B. 74,15
 C. 59,6 D. 48,65 
Câu 38: Cho 50,82 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg tan hoàn toàn trong dung 
dịch chứa 1,8 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ 
chứa 275,42 gam muối sunfat trung hòa và 6,272 lít khí (đktc) Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa 
nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với H 2 là 11. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X 
là:
 A. 25,5%. B. 19,8%. C. 22,6%. D. 20,2%.
 Trang 3/4 - Mã đề 014

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truong.doc