Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên-Hà Tĩnh - Mã đề 001 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 76
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên-Hà Tĩnh - Mã đề 001 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên-Hà Tĩnh - Mã đề 001 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên-Hà Tĩnh - Mã đề 001 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2019 - 2020
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN LỊCH SỬ
 - HÀ TĨNH Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề có 5 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001
Câu 1: Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các phong trào yêu nước trước năm 1930?
 A. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
 B. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. 
 C. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
 D. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
Câu 2: Thách thức lớn nhất khi nước ta gia nhập ASEAN là gì?
 A. Tình trạng thất nghiệp gia tăng do trình độ tay nghề thấp.
 B. Hạn chế về vốn, trình độ quản lý kinh tế, môi trường cạnh tranh quyết liệt.
 C. Hiện tượng chảy máu chất xám ngày càng tăng.
 D. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3: Thành quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì?
 A. Quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
 B. Buộc chính quyền Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách. 
 C. Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
 D. Khối liên minh công nông hình thành.
Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây âu, Nhật bản từ những năm 50 đến năm 2000 đều:
 A. là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. B. không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
 C. chịu sự cạnh tranh các nước xã hội chủ nghĩa. D. là siêu cường kinh tế của thế giới. 
Câu 5: Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo tiến trình thời gian:
 1. Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời.
 2. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
 3. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời.
 4. Mĩ thông qua “Kế hoạch Macsan”.
 A. 2,1,3,4. B. 1,2,3,4. C. 3,2,1,4. D. 4,2,3,1. 
Câu 6: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
 A. tiểu tư sản, công nhân. B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
 C. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. D. công nhân và nông dân.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 
đến cách mạng nước ta?
 A. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
 B. Điều kiện tổng khởi nghĩa xuất hiện nhưng chưa chín muồi.
 C. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ chín muồi cho cách mạng Việt Nam.
 D. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
Câu 8: Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của 
tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới là 
 A. bản chất của toàn cầu hóa.
 B. bản chất của xu thế phát triển thế giới sau Chiến tranh lạnh.
 C. bản chất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
 D. ý nghĩa của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 9: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) 
khác biệt hoàn toàn với các con đường trước đó về
 A. đối tượng cách mạng. B. mục tiêu trước mắt.
 C. lực lượng cách mạng. D. khuynh hướng chính trị.
Câu 10: Sự kiện nào đưa cách mạng nước ta bước vào hình thái khởi nghĩa từng phần?
 A. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa của Đảng”. B. Ban bố Quân lệnh số 1.
 C. Nhật đầu hàng Đồng minh. D. Nhật đảo chính Pháp.
Câu 11: Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa 
 Trang 1/4 - Mã đề 001 Câu 23: Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng 
cao của con người là nguồn gốc của
 A. xu thế toàn cầu hóa. B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
 C. xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh. D. xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
Câu 24: Điểm khác nhau cơ bản về mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ giai đoạn 1945 - 1991 so 
với giai đoạn 1991 - 2000?
 A. ngăn chặn, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. B. can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
 C. thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới. D. tăng cường sức mạnh quân sự của Mĩ.
Câu 25: Đặc điểm tiêu biểu nhất của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc 
địa lần thứ hai thực dân Pháp là
 A. tăng nhanh về số lượng và chất lượng. B. phát triển về chất lượng.
 C. tăng nhanh về số lượng. D. vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 26: Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
 A. nhờ sự phát triển kinh tế, hai nước đều đi tiên phong trong chinh phục vũ trụ.
 B. cả hai đều trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
 C. cả hai nước đều tốn kém, chi nhiều tiền vào chạy đua vũ trang.
 D. cả hai nước đều là trụ cột của Trật tự “hai cực” Ianta, chi phối các mối quan hệ quốc tế. 
Câu 27: Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản nào dưới đây được thành lập vào tháng 6 năm 
1929?
 A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
 C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. An Nam Cộng sản đảng. 
Câu 28: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp tư sản những năm 1919 - 1925 nhằm đòi
 A. một số quyền lợi về kinh tế. B. độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. 
 C. ruộng đất cho nông dân nghèo. D. một số quyền lợi về chính trị.
Câu 29: Sự kiện nào thể hiện “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công 
nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?
 A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8 - 1925).
 B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện - Quảng Châu (6 - 1924).
 C. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc xai (6 - 1919).
 D. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7 - 1920).
Câu 30: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
 A. ngả về phương Tây và khôi phục quan hệ với các nước châu Á.
 B. ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị.
 C. bảo vệ hòa bình và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
 D. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
Câu 31: Đại hội XIII (10-1987), Đảng cộng sản Trung Quốc lấy nhiệm vụ nào làm trung tâm?
 A. Chính trị. B. Văn hóa- xã hội. C. Kinh tế. D. Giáo dục.
Câu 32: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam 
?
 A. Chính sách "Thuộc địa thời chiến". B. Chính sách "Kinh tế thời chiến".
 C. Chính sách "Kinh tế mới". D. Chính sách "Kinh tế chỉ huy".
Câu 33: Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban chấp hành Trung ương 
Đảng Cộng sản Đông Dương là 
 A. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm thuế.
 B. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống phát xít.
 C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc, chống phong kiến.
 D. giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
Câu 34: Đặc điểm chung nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản trong giai 
đoạn 1945 - 1950 là?
 A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
 B. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
 C. Mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
 D. Liên minh với Mĩ và quay trở lại xâm lược thuộc địa.
Câu 35: Khác với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua, cuộc Chiến tranh lạnh 
 A. chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.
 Trang 3/4 - Mã đề 001

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2019_2020_tr.doc
  • docPhieu soi dap an 1.doc