Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 104 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 90
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 104 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 104 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 104 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 104
Câu 1: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã 
xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là gì?
 A. Từ chiến tranh du kích đến khởi nghĩa từng phần.
 B. Từ khởi nghĩa thành thị tiến về khởi nghĩa nông thôn.
 C. Từ khởi nghĩa nông thôn tiến về khởi nghĩa thành thị.
 D. Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. 
Câu 2: Yếu tố quyết định dẫn đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng 
dân tộc theo khuynh hướng vô sản?
 A. Do CM tháng 10 Nga thành công 1917 tác động đến nhận thức
 B. Do tác động của Quốc tế cộng sản và các đảng cộng sản Châu Á.
 C. Do trí tuệ và nhãn quan của NAQ trong khảo sát lựa chọn con đường.
 D. Do đất nước lâm vào “tình hình đen tối tưởng như không có đường ra” 
Câu 3: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội (1936) là
 A. diễn thuyết. B. mít tinh. C. tuần hành. D. đưa dân nguyện. 
Câu 4: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền 
công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của 
Đảng?
 A. Là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 B. Thể hiện rõ bản chất cách mạng, đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
 C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách tiến bộ.
 D. Vì lần đầu tiên chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước
Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-
1929?
 A. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc
 B. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
 C. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
 D. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Câu 6: Yếu tố nào sau đây không tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong 
các hội nghị giai đoạn 1939-1945?
 A. Phát xít Nhật tiến vào Đông Dương, Pháp – Nhật cấu kết áp bức, bốc lột nhân dân ta
 B. . Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân ta
 C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, đàn áp cách mạng.
 D. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nới rộng các quyền dân chủ ở Đông Dương.
Câu 7: Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Việt Nam gắn liền với những 
phong trào nào?
 A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939.
 B. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945
 C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
 D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
Câu 8: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cải tổ từ tổ chức nào?
 A. Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc.
 B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc 
 Trang 1/4 - Mã đề 104 Câu 21: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
 A. Giai cấp vô sản. B. Giai cấp tư sản. 
 C. Giai cấp tiểu tư sản. D. Trí thức phong kiến.
Câu 22: Trong cuộc khai thác lần 2(1919-1929) ở Đông Dương, Thực dân Pháp bỏ vốn đầu tư vào 
nghành kinh tế nào nhiều nhất?
 A. công nghiệp B. thương nghiệp. C. tài chính. D. nông nghiệp.
Câu 23: Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp 
(1919-1929) đối với Việt Nam?
 A. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân. B. Làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ. 
 C. Làm cho cơ cấu kinh tế phát triển cân đối. D. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.
Câu 24: Tháng 8-1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động phong trào 
 A. Đông Dương Đại hội. 
 B. phong trào đòi dân sinh dân chủ.
 C. mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.
 D. vận động người của Đảng vào Viện dân biểu. 
Câu 25: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
 A. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo
 B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
 C. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
 D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 26: Điểm khác biệt của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á khác giai đoạn 
1954-1975 là gì?
 A. Đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập. 
 B. Xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tựu to lớn.
 C. Tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 D. Chưa chấm dứt tình trạng nội chiến. 
Câu 27: Điều kiện quyết định nhất để Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi to lớn 
là 
 A. sự phối hợp của ba dân tộc ở Đông Dương. 
 B. có sự chuẩn bị chu đáo. 
 C. được sự giúp đỡ của quân Đồng minh.
 D. nổ ra đúng thời điểm khách quan thuận lợi.
Câu 28: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai 
(1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung nào sau đây?
 A. Tập trung phát triển công nghiệp nặng. B. Sử dụng vốn của tư bản tư nhân là chủ yếu.
 C. Sử dụng vốn của tư bản nhà nước là chủ yếu. D. Tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ.
Câu 29: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
 A. Tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc 
 B. Có tầm vóc như một đại hội thành lập Đảng.
 C. Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức của cách mạng Việt Nam .
 D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi sau này.
Câu 30: Kể từ tháng 9-1940 đến 3-1945 Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của
 A. Pháp. B. Pháp và Nhật. 
 C. Nhật. D. Anh và Pháp.
Câu 31: Tháng 12/1989 tại đảo Man ta (Địa Trung hải) , những người đứng đầu hai nhà nước Mĩ 
và Liên Xô chính thức tuyên bố vấn đề gì?
 A. Bình thường hóa quan hệ Xô- Mĩ. B. Chấm dứt Chiến tranh lạnh.
 C. Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược D. Thủ tiêu tên lửa tầm trung Châu Âu. 
Câu 32: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới ngày nay?
 A. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô bị thu hẹp.
 Trang 3/4 - Mã đề 104

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lich_su_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truong.doc
  • docPhieu soi dap an 1.doc