Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 106 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 92
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 106 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 106 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 106 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 106
Câu 1: Khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930) thất bại do nguyên nhân khách quan nào?
 A. Đế quốc Pháp còn mạnh B. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo 
 C. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu D. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động 
Câu 2: Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây đối với lịch sử Việt 
Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
 A. Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
 B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đưởng lối cứu nước đầu thế kỉ XX.
 C. Là vũ khí tư tưởng của phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản. 
 D. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang khuynh hướng vô sản.
Câu 3: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước 
mắt của cách mạng là
 A. Đòi quyền dân sinh, dân chủ. B. Giải quyết ruộng đất cho nông dân. 
 C. Giải phóng dân tộc D. Chống chiến tranh đế quốc
Câu 4: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là
 A. báo Người cũng khổ. B. báo Thanh niên.
 C. báo Búa liềm. D. báo Đời sống công nhân. 
Câu 5: Cơ quan nào ban hành “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”?
 A. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. B. Tổng bộ Việt Minh. 
 C. Ủy ban quân sự cách mạng Bắc kì. D. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Câu 6: Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa 
lần thứ hai ở Đông Dương?
 A. Công nghiệp và thương nghiệp. B. Nông nghiệp và công nghiệp.
 C. Nông nghiệp và khai mỏ. D. nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 7: Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ giữa các nước lớn được điều theo hướng nào?
 A. Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết. 
 B. Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu.
 C. Hòa hoãn, cạnh tranh và tránh mọi xung đột.
 D. Đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột trực tiếp.
Câu 8: Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926-1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra 
đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?
 A. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ.
 B. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến.
 C. Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 D. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng về vai trò của ba tổ chức cộng sản đối với cách mạng Việt 
Nam?
 A. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 B. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
 C. Cách mạng Việt Nam có đường lối khoa học, sáng tạo.
 D. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung.
Câu 10: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã vận dụng thành công bài học nào của 
cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
 Trang 1/4 - Mã đề 106 Câu 21: Điểm giống nhau giữa Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng?
 A. Đều là các tổ chức cách mạng. 
 B. Đều là các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.
 C. Đều là các tổ chức cộng sản.
 D. Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản.
 Câu 22: Năm 1925, tư sản Việt Nam không tổ chức hoạt động nào sau đây?
 A. Thành lập Đảng lập hiến.
 B. Chấn hưng nội hóa. 
 C. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
 D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn
 Câu 23: Cuộc bãi công Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển nào của phong trào công 
 nhân Việt Nam ?
 A. Bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác B. Hoàn thành chuyển từ tự giác sang tự phát.
 C. Hoàn thành chuyển từ tự phát sang tự giác D. Bước đầu chuyển từ tự giác sang tự phát.
 Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong 
 năm 1929?
 A. Phong trào công nhân phát triển mạnh. 
 B. Sự phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 
 C. Phong trào yêu nước phát triển mạnh.
 D. Sự suy yếu của Việt Nam quốc dân đảng
 Câu 25: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước trong cách mạng tháng Tám năm 1945 
 ở Việt Nam là
 A. Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Nam. 
 B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
 C. Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. 
 D. Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.
 Câu 26: Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là
 A. Đông Dương Cộng sản Đảng. B. Tân Việt Cách mạng Đảng.
 C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. An Nam Cộng sản Đảng. 
 Câu 27: Trật tự hai cực Ianta chính thức sụp đổ khi nào?
 A. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV tuyên bố giải thể.
 B. Mĩ và Liên xô tuyên bố chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh.
 C. Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
 D. Tổ chức Hiệp ước Vác sa va chấm dứt hoạt động.
 Câu 28: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ 
 tư sản ở Việt Nam?
 A. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. B. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
 C. Ám sát tên trùm đồn điền Ba Danh. D. Thành lập tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng.
 Câu 29: Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của tổ chức ASEAN là
 A. kí kết Hiến chương ASEAN tháng 11 năm 2007. 
 B. hội nghị Băng cốc ngày 8/8/1967. 
 C. hội nghị cấp cao lần thứ hai tại Ba li ( 2/1976).
 D. Việt nam gia nhập ASEAN tháng 7 năm 1995. 
 Câu 30: Vì sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
 A. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
 B. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến. 
 C. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân. 
 D. Thiết lập được một chính quyền kiểu mới.
 Câu 31: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là gì?
 A. Chiến lược toàn cầu với âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ. 
 Trang 3/4 - Mã đề 106

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lich_su_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truong.doc
  • docPhieu soi dap an 2.doc