Đề thi thử môn Địa lí Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 213 (Kèm đáp án)

doc 6 Trang tailieuthpt 90
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Địa lí Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 213 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Địa lí Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 213 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn Địa lí Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 213 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I - NĂM 2017
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ Bài thi: Khoa học xã hội; MÔN: ĐỊA LÍ
 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.
 (Đề thi có 06 trang)
Họ, tên thí sinh:........................................................................Số báo danh....................................
 Mã đề thi 213
Câu 1: Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là 
 A. Bắc – Nam và vòng cung. B. Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây.
 C. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. D. Tây Bắc – Đông Nam và Bắc Nam.
Câu 2: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là
 A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa. B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
 C. Rừng thưa nhiệt đới khô. D. Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
Câu 3: Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian?
 A. Từ tháng 5 đến tháng 9. B. Từ tháng 6 đến tháng 10.
 C. Từ tháng 7 đến tháng 11. D. Từ tháng 8 đến tháng 12.
Câu 4: Biểu hiện của đa dạng cao của sinh vật tự nhiên nước ta là tính đa dạng về:
 A. Loài cá, gen, hệ sinh thái. B. Gen, hệ sinh thái, loài thú.
 C. Loài thú, hệ sinh thái, loài cá. D. Loài, hệ sinh thái, gen.
Câu 5: Biểu hiện của suy thoái tài nguyên đất ở vùng đồi núi là
 A. Đất bị nhiễm mặn, phèn hóa, bạc màu.
 B. Đất bị xói mòn, rửa trôi trơ sỏi đá. 
 D. Đất bị sa mạc hóa và bị sạt lở trong mùa mưa.
 C. Đất bị nhiễm các chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại 
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, Cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng núi Tây 
Bắc?
 A. Mộc Châu. B. Sơn La. C. Sín Chải. D. Mơ Nông.
Câu 7: Các cây công nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu ở nước ta là
 A. Chè, quế, bông, đay, cói, dâu tằm. B. Mía, lạc, đậu tương, chè, điều.
 C. Đậu tương, mía, lạc, thuốc lá, đay. D. Cà phê, cao su, mía, lạc, điều, chè.
Câu 8: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
 A. Trong rừng xuất hiện nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô.
 B. Một số nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô.
 C. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn thuộc vùng nhiệt đới và xích đạo.
 D. Một số vùng ở đồng bằng trồng được cả các loại cây cận nhiệt.
Câu 9: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nào sau đây?
 A. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ nóng ẩm. B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
 C. Cận nhiệt gió mùa có mùa hạ ít mưa. D. Cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển 
Đông?
 A. Sóng mạnh vào mùa đông khi có gió mùa Đông Bắc .
 B. Năng suất sinh học của sinh vật không cao.
 C. Độ muối của nước biển từ 30 - 33‰.
 D. Nhiệt độ nước biển tầng mặt cao trên 230C.
Câu 11: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào sau đây đúng với khu vực I của nền kinh tế nước ta
 A. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản
 B. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản
 Trang 1/6 - Mã đề thi 213 C. Ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương.
 D. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 22: Nền nông nghiệp còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta là
 A. Nền nông nghiệp cổ truyền
 B. Nền nông nghiệp hàng hóa.
 C. Nền nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc
 D. Nền nông nghiệp hiện đại
Câu 23: Khó khăn lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là:
 A. Khí hậu phân mùa, mùa khô thiếu nước.
 B. Giống cây trồng còn nhiều hạn chế, năng suất chưa cao.
 C. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
 D. Thị trường thế giới có nhiều biến động.
Câu 24: Việc phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp đã thể hiện
 A. Nước ta khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
 B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. 
 C. Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
 D. Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa
Câu 25: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là
 A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long.
 C. Đông Nam Bộ.D. Bắc Trung Bộ
Câu 26: Vùng nào sau đây có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta?
 A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
 B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
 C. Duyên hải miền Trung.
 D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp sau 4 trung tâm công 
nghiệp nào có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?.
 A. Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
 B. Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu.
 C. Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hòa.
 D. Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Cần Thơ. 
Câu 28: Sự khác biệt trong sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của Trung Du và miền núi Bắc Bộ và Tây 
 Nguyên chủ yếu được quy định bởi
 A. Điều kiện sinh thái nông nghiệp
 B. Điều kiện kinh tế- xã hội
 C. Trình độ thâm canh
 D. Thị trường và lao động
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn nhất nước ta 
 thuộc vùng nào sau đây?
 A. Đồng bằng sông Cửu Long.
 B. Đông Nam Bộ.
 C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
 D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 30: Việc mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các nghề có tác động như thế nào đối với vấn đề 
giải quyết việc làm?
 A. Người lao động có thể vừa học vừa làm. 
 B. Người lao động có nhiều cơ hội chọn trường học và dễ tìm việc làm.
 C. Người lao động có thể học nhiều nghề và dễ tạo việc làm cho mình. 
 Trang 3/6 - Mã đề thi 213 A. Tổng sản lượng tăng, trong đó sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản nuôi 
 trồng.
 B. Tổng sản lượng tăng, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai 
 thác.
 C. Tổng sản lượng thủy sản tăng, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn so với sản lượng thủy sản 
 khai thác.
 D. Tổng sản lượng thủy sản tăng, sản lượng thủy khai thác và thủy sản nuôi trồng giảm.
Câu 36: Cho bảng số liệu:
 DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005-2015. Đơn vị: Nghìn người
 Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015
 Thành thị 22332,0 23746,3 25584,7 27719,3 28874,9 31131,5
 Nông thôn 60060,1 60472,2 60440,3 60141,1 60884,6 60581,8
 Tổng số dân 82392,1 84218,5 86025,0 87860,4 89759,5 91713,3
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 215 theo bảng số liệu là:
A. Biểu đồ cột chồng. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ đường.
Câu 37: Cho biểu đồ:
 QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA 
 NĂM 2000 VÀ NĂM 2013
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta:
 A. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta có sự thay đổi qua các năm.
 B. Giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, 
 trong đó tỉ trọng lao động dịch vụ tăng nhiều nhất.
 C. Tăng tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản; giảm tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, 
 trong đó tỉ lệ lao động dịch vụ tăng nhiều nhất.
 D. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp – xây dựngvà dịch vụ đều tăng nhanh . 
Câu 38: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
 (Đơnvị: nghìn ha)
 Năm 2005 2007 2010 2012 2014 2015
 Tổng diện tích 2495,1 2667,7 2808,1 2952,7 2843,5 2827,3
 Cây hàng năm 861,5 846,0 797,6 729,9 710,0 676,8
 Cây lâu năm 1633,6 1821,7 2010,5 2222,8 2133,5 2150,5
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản thống kê, 2016)
 Theo bảng số liệu trên, từ năm 2005 đến năm 2015, diện tích cây công nghiệp nước ta thay đổi xu hướng:
 A. Tổng diện tích tăng, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, diện tích cây công nghiệp hàng năm gảm.
 Trang 5/6 - Mã đề thi 213

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_dia_li_lop_12_ky_thi_thpt_quoc_gia_nam_hoc_20.doc
  • docĐAP AN.doc