Đề thi thử môn Hóa học - Kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 008 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 76
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Hóa học - Kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 008 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Hóa học - Kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 008 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn Hóa học - Kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 008 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Bài thi: KHTN. Môn thi: Hóa Học
 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
 Mã đề 008
 Họ tên : ................................................... Số báo danh : ...................
 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
 H =1; C = 12; N = 14; O = 16; P=15; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; K = 39; Fe = 56; 
 Cu = 64; Zn = 65.
 Câu 41: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
 A. CH3NH2. B. CH3NHCH3. C. CH3CH2NHCH3. D. (CH3)3N.
 Câu 42: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). Chất trong dãy có lực 
 bazơ yếu nhất là
 A. C6H5NH2. B. C2H5NH2. C. CH3NH2. D. NH3.
 Câu 43: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4, trong đó số mol của C2H2 bằng số mol 
 của C2H4 đi qua Ni nung nóng (hiệu suất đạt 100%) thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc), 
 biết tỷ khối hơi của hỗn hợp Y đối với H 2 là 6,6. Nếu cho V lít hỗn hợp X đi qua dung dịch 
 brom dư thì khối lượng bình brom tăng
 A. 6,6 gam B. 4,4 gam. C. 2,7 gam. D. 5,4 gam. 
 Câu 44: Hỗn hợp X gồm 2 amin A và B đều là đồng đẳng của metylamin (MA<MB) và số mol 
 A bằng 4 lần số mol của B. Hỗn hợp Y gồm glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z gồm 
 (X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O 2, thu được 16,38 gam H2O, 0,81 mol hỗn hợp CO 2 và N2. 
 Biết m gam Z phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch KOH 0,5M. Phần trăm khối lượng của B 
 trong Z là
 A. 8,68. B. 16,05. C. 7,02. D. 17,36.
 Câu 45: Cho các phát biểu sau:
 (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
 (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
 (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung 
 dịch màu xanh lam.
 (d) Tinh bột và xenlulozơ đều có cấu tạo mạch không phân nhánh.
 Số phát biểu đúng là
 A. 2 B. 1. C. 3. D. 4. 
 Câu 46: Hợp chất X (C 8H8O2) chứa vòng benzen, X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 
 thu được dung dịch chứa hai muối. Số công thức cấu tạo của X phù hợp là
 A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
 Câu 47: Cho luồng khí H 2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe 2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao 
 đến phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
 A. CuO, Fe, MgO. B. Cu, Fe, Mg. 
 C. Cu, FeO, MgO. D. Cu, Fe, MgO.
 Câu 48: Cho các phát biểu sau:
 (a) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng nước brom, thu được axit gluconic.
 (b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
 (c) Trong xenlulozơ mỗi gốc C6H10O5 có 4 nhóm OH.
 (d) Ở nhiệt độ thường, axit glutamic là chất lỏng và làm quì tím hóa đỏ.
 (e) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
 (g) Các amin dạng khí đều tan tốt trong nước.
 Trang 1/4 - Mã đề 008 Câu 60: Ion nào sau đây phản ứng với dung dịch NH4HCO3 tạo ra khí mùi khai ?
 2+ + - -
 A. Ba B. H C. NO3 D. OH 
Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
 B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
 C. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
 D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
Câu 62: Este CH3COOCH3 có tên là
 A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl fomat.
Câu 63: Hỗn hợp M gồm Al , Al 2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% 
khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời 
gian thu được hỗn hợp rắn G và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 18. Hòa tan toàn bộ 
G trong lượng dư dung dịch HNO 3 loảng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 
 +
dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH 4 ) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí́ Z gồm NO 
và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là
 A. 117,95. B. 80,75. C. 139,50. D. 96,25. 
Câu 64: Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương 
pháp thích hợp ,tách thu được m gam hỗn hợp X rồi chia làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng với H2 dư (Ni,xt) thu được 14,56 gam sobitol.
Phần 2 hòa tan vừa đủ 6,86 gam Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay 
đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỉ lệ mol tương ứng 2:1).
Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là
 A. 40%. B. 60%. C. 50%. D. 80% 
Câu 65: Đốt cháy hoàn toàn 8,86 gam triglixerit X thu được 1,1 mol hỗn hợp Y gồm CO 2 và 
H2O. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,42 mol Ba(OH) 2 thu được kết tủa và 
dung dịch Z. Để thu được kết tủa lớn nhất từ Z cần cho thêm ít nhất 100 ml dung dịch hỗn hợp 
KOH 0,5M, NaOH 0,5M và Na2CO3 0,5M vào Z. Mặt khác, 8,86 gam X tác dụng tối đa 0,02 
mol Br2 trong dung dịch. Cho 8,86 gam X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được glixerol và m 
gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 9. B. 8. C. 11. D. 10.
Câu 66: X là hợp chất có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được 
hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi của Y đi qua CuO, đun 
nóng được chất Z có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
 A. H2NCH2COOCH(CH3)2 B. H2NCH2COOCH2CH2CH3.
 C. H2NCH2COOCH2CH3. D. H2NCH2CH2COOC2H5. 
Câu 67: Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn 
hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Tên của Y là
 A. metyl propionat. B. metanol.
 C. natri propionat. D. axit propionic.
Câu 68: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 0,3 mol H2. Kim 
loại M là
 A. Fe. B. Zn. C. Al. D. Cu. 
Câu 69: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?
 A. CH3NH2. B. CH3COOH. 
 C. NH2CH2COOH. D. CH3COOCH3
Câu 70: Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO 3 trong NH3 (phản ứng 
tráng bạc) theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
 Trang 3/4 - Mã đề 008

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_hoa_hoc_ky_thi_thu_tot_nghiep_thpt_nam_2021_t.doc
  • docĐáp án Hóa học.doc