Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 87
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2021 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN: LỊCH SỬ
 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003
Câu 1: Định ước Henxinki (1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mĩ, Canađa nhằm
 A. trao đổi thành tựu khoa học kĩ thuật.
 B. tạo cơ chế giải quyết vấn đề an ninh, hòa bình ở châu Âu.
 C. tăng cường hợp tác giữa các nước về giáo dục, y tế.
 D. giải quyết vấn đề hòa bình ở Campuchia.
Câu 2: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), phạm vị nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?
 A. Đông Đức. B. Đông Béclin. C. Đông Âu. D. Tây Đức. 
Câu 3: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã
 A. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
 B. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
 C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
 D. đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, đối tượng cách mạng Việt Nam còn có
 A. tư sản và tiểu tư sản. B. địa chủ phong kiến và tư sản. 
 C. tiểu tư sản và đại địa chủ phong kiến. D. tư sản mại bản và đại địa chủ.
Câu 5: Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, biện pháp hàng đầu là
 A. tăng gia sản xuất. B. tổ chức ngày đồng tâm.
 C. lập hũ gạo cứu đói. D. nhường cơm sẻ áo.
Câu 6: Trong thập niên 50 đến 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã lợi dụng những cuộc chiến tranh nào 
để làm giàu?
 A. Triều Tiên và Việt Nam. B. Triều Tiên và Trung Đông. 
 C. Trung Đông và Việt Nam. D. Trung Đông và Vùng Vịnh. 
Câu 7: Kẻ thù chủ yểu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
 A. chủ nghĩa thực dân cũ và mới. B. chủ nghĩa thực dân cũ. 
 C. chủ nghĩa thực dân mới. D. chủ nghĩa Apácthai . 
Câu 8: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong 
trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
 A. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
 B. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
 C. Xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết nhân dân.
 D. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
Câu 9: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam 
Cách mạng Thanh niên vì
 A. những điều kiện thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam chưa đầy đủ.
 B. thanh niên yêu nước Việt Nam chưa tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
 C. phong trào yêu nước Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
 D. yếu tố khách quan cho việc thành lập đảng vô sản chưa chín muồi.
Câu 10: Nội dung nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
 A. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản với phong trào cách mạng thế giới.
 B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6/1936).
 C. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936).
 Trang 1/4 - Mã đề 003 Câu 20: Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh sau Chiến 
tranh thế giới thứ hai là đều
 A. do Đảng Cộng sản ở các nước trực tiếp lãnh đạo.
 B. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập.
 C. chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
 D. hình thức đấu tranh chủ yểu là khởi nghĩa vũ trang.
Câu 21: Phong trào Cần Vương (1885-1896) chấm dứt đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa
 A. Ba Đình. B. Bãi sậy. C. Hùng Lĩnh. D. Hương Khê. 
Câu 22: Khó khăn lớn nhất của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công là
 A. giặc dốt. B. nội phản. C. ngoại xâm. D. giặc đói. 
Câu 23: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học 
kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
 A. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
 B. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có môi trường hòa bình.
 C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
 D. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
Câu 24: Ngày 19/ 8/1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền ở
 A. Hà Nội. B. Sài Gòn. C. Hà Tĩnh. D. Huế. 
Câu 25: Điểm tương đồng của phong trào 1930-1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 
đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là
 A. góp sức cùng đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
 B. để lại bài học về xây dựng khối liên minh công nông.
 C. đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
 D. tạo ra những điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa.
Câu 26: Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ từ năm 1983 đến 1991 là
 A. phục hồi và phát triển trở lại. B. luyện kim và cơ khí.
 C. phát triển nhanh chóng. D. phát triển xen kẽ suy thoái.
Câu 27: Nguyên tắc bất biến của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu 
tranh chống ngoại xâm và nội phản từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 là
 A. đảm bảo thắng lợi. B. giữ vai trò lãnh đạo của Đảng. 
 C. giữ vững độc lập dân tộc. D. phân hóa kẻ thù.
Câu 28: Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quang phục hội gắn liền với nhà yêu nước nào ở 
Việt Nam đầu thế kỉ XX?
 A. Lương Văn Can. B. Phan Bội Châu.
 C. Phan Châu Trinh. D. Nguyễn Tất Thành. 
Câu 29: Một điểm độc đáo của Cương lĩnh Chính trị ( đầu năm 1930) so với Luận cương chính trị ( 
10/1930) là
 A. xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
 B. nhận thức được khả năng cách mạng của giai cấp thống trị.
 C. nhận thức được khả năng cách mạng của giai cấp bóc lột.
 D. nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng.
Câu 30: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo
 A. Hữu thanh. B. Thanh niên. 
 C. Tiếng dân. D. Người cùng khổ. 
Câu 31: Căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là
 A. Thái Nguyên. B. Bắc Kạn. 
 C. Tuyên Quang. D. Bắc Sơn - Võ Nhai. 
 Trang 3/4 - Mã đề 003

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_lich_su_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_nam_20.doc
  • docĐáp án Sử.doc