Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 002 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 74
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 002 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 002 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 002 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019, LẦN 1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Bài thi: KHXH; môn: Lịch sử
 (Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề) 
 Mã đề : 002
 Họ, tên thí sinh:................................................................Số báo danh..
 Câu 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ 
 yếu là do
 A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.
 B. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.
 C. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.
 D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.
 Câu 2: Nguyên tắc quan trọng nào của tổ chức Liên hợp quốc cũng là điều khoản trong Hiệp định 
 Giơnevơ (1954) về Việt Nam và Hiệp ước Bali (1976) của ASEAN ?
 A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
 B. Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.
 C. Sự nhất trí của năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc, Pháp).
 D. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
 Câu 3: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực 
 Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)?
 A. Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Thượng Lào năm 1954.
 C. Biên giới thu – đông năm 1950. D. Điện Biên Phủ năm 1954.
 Câu 4: Đặc điểm nổi bật của lực lượng tư sản dân tộc Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 
 1919 – 1925 là
 A. đấu tranh vì quyền lợi dân tộc, giương cao chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.
 B. chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, kêu gọi nhân dân dùng hàng nội, bài trừ hàng ngoại.
 C. nặng về quyền lợi giai cấp, coi trọng quyền tự do dân chủ, có tư tưởng thỏa hiệp.
 D. đứng trên lập trường giai cấp đấu tranh kiên định để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
 Câu 5: Những giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò là động lực của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở 
 Việt Nam?
 A. Công nhân, nông dân và trí thức. B. Công nhân và nông dân.
 C. Công nhân và tiểu tư sản. D. Công nhân và trí thức.
 Câu 6: Mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
 A. Nội chiến Quốc – Cộng. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
 B. Nhật Bản và Tây Âu vươn lên thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
 C. Chủ nghĩa xã hội mở rộng, trải dài từ châu Âu tới phía Đông châu Á.
 D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mĩ.
 Câu 7: Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) quyết 
 định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
 A. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương.
 B. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.
 C. Mẫu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.
 D. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.
 Câu 8: Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt 
 động ở nước ngoài?
 A. Sự thật. B. Đời sống công nhân.
 C. Người cùng khổ. D. Nhân đạo.
 Câu 9: Nguyên nhân quyết định thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành 
 độc lập năm 1945 là
 A. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
 Trang 1/4 - Mã đề thi 002 B. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
 C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
 D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 20: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân 
tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do
 A. đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.
 B. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
 C. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
 D. chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các Đảng Cộng sản trên thế giới.
Câu 21: Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ
 A. sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
 B. quyền lực nhà nước chính thức thuộc về cơ quan hành pháp.
 C. nhân dân có tinh thần đoàn kết và có ý thức làm chủ đất nước.
 D. nhân dân bước đầu giành chính quyền, làm chủ đất nước.
Câu 22: Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam?
 A. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936).
 B. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
 C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).
 D. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).
Câu 23: Cuộc mít tinh của hơn 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo - Hà Nội năm 1938 diễn ra vào dịp
 A. kỉ niệm ngày thành lập Đảng. B. kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga.
 C. kỉ niệm ngày Quốc tế lao động. D. kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Câu 24: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm:
 A. công nhân và tư sản. B. công nhân và tiểu tư sản.
 C. tư sản, nông dân, tiểu tư sản. D. công nhân, tiểu tư sản và tư sản.
Câu 25: Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần 
thứ hai (1882) là
 A. Tổng đốc Hoàng Diệu. B. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
 C. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc. D. Danh tướng Trương Quốc Dụng.
Câu 26: Theo lịch Quốc tế, ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga là
 A. 7/11/1917. B. 20/10/1917. C. 24/10/1917. D. 25/10/1917.
Câu 27: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong 
trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì?
 A. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
 B. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
 C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
 D. Xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.
Câu 28: Tên viết tắt của Cộng đồng kinh tế châu Âu là
 A. EEC. B. EC. C. EURO. D. EU.
Câu 29: Điểm chung trong cách giải quyết khó khăn sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 (Nga) và 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Việt Nam) là
 A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
 B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
 C. giành và giữ chính quyền là sự nghiệp của giai cấp vô sản.
 D. chấp nhận bắt tay với kẻ thù để loại bớt kẻ thù.
Câu 30: Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công trong tổng khởi nghĩa tháng 
Tám năm 1945 ở Việt Nam?
 A. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa.
 B. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.
 C. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa.
 D. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.
Câu 31: Khối quân sự NATO là tên viết tắt của
 Trang 3/4 - Mã đề thi 002

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_lich_su_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_lan.doc
  • docxĐáp án thi thử lần 1.docx