Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 006 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 70
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 006 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 006 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 006 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019, LẦN 1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Bài thi: KHXH; môn: Lịch sử
 (Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề) 
 Mã đề : 006
 Họ, tên thí sinh:................................................................Số báo danh..
 Câu 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là 
 do
 A. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.
 B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.
 C. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.
 D. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.
 Câu 2: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm:
 A. công nhân và tiểu tư sản. B. công nhân, tiểu tư sản và tư sản.
 C. công nhân và tư sản. D. tư sản, nông dân, tiểu tư sản.
 Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
 A. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị ngót nghìn năm trên đất nước ta.
 B. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật trên đất nước ta.
 C. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
 D. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.
 Câu 4: Điểm khác biệt trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Liên Xô so với Trung Quốc là
 A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
 B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
 C. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
 D. tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.
 Câu 5: Nguyễn Ái Quốc bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào 
 giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người
 A. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
 B. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
 C. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
 D. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
 Câu 6: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là gì?
 A. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản.
 B. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 C. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
 D. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Câu 7: Nguyên nhân quyết định thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc 
 lập năm 1945 là
 A. thời cơ thuận lợi – Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
 B. truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
 C. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
 D. tình đoàn kết của nhân dân hai nước (Việt Nam, Lào).
 Câu 8: Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (A pác thai) ở Nam Phi (1993 – 1994) chứng tỏ
 A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.
 B. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
 C. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
 D. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.
 Câu 9: Sự kiện nào được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đánh giá như “Chim én nhỏ báo hiệu màu xuân”?
 A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái (6/1924).
 B. Phong trào để tang Phan Châu Trinh.
 C. Thành lập Tâm tâm xã.
 Trang 1/4 - Mã đề thi 006 A. đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.
 B. chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các Đảng Cộng sản trên thế giới.
 C. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
 D. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
Câu 22: Theo lịch Quốc tế, ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga là
 A. 20/10/1917. B. 24/10/1917. C. 7/11/1917. D. 25/10/1917.
Câu 23: Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) quyết định 
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
 A. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.
 B. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương.
 C. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.
 D. Mẫu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.
Câu 24: Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ 
hai (1882) là
 A. Danh tướng Trương Quốc Dụng. B. Tổng đốc Hoàng Diệu.
 C. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. D. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 25: Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
 A. Diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động to lớn.
 B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, khuynh hướng vô sản trên thế giới phát triển mạnh.
 C. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, truyền bá vào Việt 
Nam.
 D. Hai khuynh hướng chính trị - tư sản và vô sản cùng hoạt động để giành quyền lãnh đạo cách mạng.
Câu 26: Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam trong 
phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về lĩnh vực
 A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. xã hội.
Câu 27: Điểm chung trong cách giải quyết khó khăn sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 (Nga) và 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Việt Nam) là
 A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
 B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
 C. giành và giữ chính quyền là sự nghiệp của giai cấp vô sản.
 D. chấp nhận bắt tay với kẻ thù để loại bớt kẻ thù.
Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở 
thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
 A. Đại địa chủ và tư sản mại bản. B. Trung địa chủ và tư sản mại bản.
 C. Tiểu địa chủ và tư sản mại bản. D. Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản.
Câu 29: Khối quân sự NATO là tên viết tắt của
 A. Khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương. B. Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á.
 C. Khối quân sự ở Trung Cận Đông. D. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Câu 30: Cho các dữ liệu sau:
 1. V.I. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
 2. Trung ương Đảng Bôn sê vích thông qua bản “Luận cương tháng Tư” do V.I. Lê-nin soạn thảo.
 3. Các đội Cận vệ đỏ bao vây và tấn công những vị trí then chốt tại thủ đô Pê-tơ-rô-grat.
 4. Cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
 5. Quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông, Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.
 Hãy sắp xếp sự kiện theo đúng trình tự thời gian.
 A. 1,3,4,2,5. B. 3,5,4,2,1. C. 1,2,3,4,5. D. 2,1,3,5,4.
Câu 31: Tên viết tắt của Cộng đồng kinh tế châu Âu là
 A. EU. B. EC. C. EEC. D. EURO
Câu 32: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào 
yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì?
 A. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
 B. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
 C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 006

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_lich_su_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_lan.doc
  • docxĐáp án thi thử lần 1.docx