Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 007 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 007 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 007 (Kèm đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019, LẦN 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Bài thi: KHXH; môn: Lịch sử (Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề) Mã đề : 007 Họ, tên thí sinh:................................................................Số báo danh.. Câu 1: Mục đích của thực dân Pháp khi dựng lên “vụ Đuy- puy” (1872) ở Bắc Kì nhằm A. gây mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân để chuẩn bị chiến tranh xâm lược. B. gây rối trật tự, sau đó lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc dẹp loạn rồi xâm lược. C. phản đối chính sách của triều đình Huế nhờ nhà Thanh đưa quân sang giúp đỡ. D. ép triều đình cho thương nhân người Pháp được tự do đi lại, buôn bán. Câu 2: Từ tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng. B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. C. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn. D. giành và giữ chính quyền là sự nghiệp của giai cấp vô sản. Câu 3: Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho nhân dân Việt Nam từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, bóc lột là A. thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp để dành độc lập dân tộc. B. thực hiện nhiệm vụ đánh đổ phong kiến, tay sai để đem lại quyền tự do, dân chủ. C. đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, xây dựng chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái. D. thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ, trong đó đưa nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu. Câu 4: Phương pháp cách mạng được Lê-nin đề ra trong bản “Luận cương tháng Tư” là A. chuyển từ đấu tranh hòa bình sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. B. đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng cách mạng. C. tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương. D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao. Câu 5: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)? A. Biên giới thu – đông năm 1950. B. Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. Điện Biên Phủ năm 1954. D. Thượng Lào năm 1954. Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế nào ở Đông Dương? A. Kinh tế thuộc địa. B. Kinh tế mới. C. Kinh tế thời chiến. D. Kinh tế chỉ huy. Câu 7: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp. C. thương nghiệp. D. công nghiệp. Câu 8: Trong những năm 1936 – 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam A. phát triển xen lẫn với khủng hoảng. B. khủng hoảng, suy thoái. C. phát triển nhanh. D. phục hồi và phát triển. Câu 9: Trên tờ báo Sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: “Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai? A. Ph. Ăng-ghen.B. C. Mác. C. V.I. Lê-nin. D. Mao Trạch Đông. Câu 10: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về A. lực lượng cách mạng. B. đối tượng cách mạng. C. khuynh hướng chính trị. D. mục tiêu trước mắt. Trang 1/4 - Mã đề thi 007 Câu 21: Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế? A. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc. B. Khẳng định đây là tổ chức quốc tế lớn nhất được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trong tổ chức Liên hợp quốc. D. Thể hiện đây là một tổ chức có vai trò trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 22: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Cũng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc trong mặt trận Việt Minh. B. Chủ trương dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. C. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 23: Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại và hòa dịu sau A. Hiệp ước Bali được kí kết. B. vấn đề Campuchia được giải quyết. C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết. D. kết thúc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam. Câu 24: Điểm mới và tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Quan niệm về tập hợp lực lượng gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị. B. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang. C. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước gắn với cầu viện bên ngoài. D. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Câu 25: Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925? A. Tiền phong. B. Tin tức. C. Người nhà quê. D. Dân chúng. Câu 26: Trong giai đoạn 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành A. xâm lược Việt Nam. B. bình định Việt Nam. C. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Câu 27: Đặc điểm mang tính khách quan nào đưa giai cấp công nhân lên nắm vai trò lãnh đạo cách mạng? A. Sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền. B. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. C. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao. D. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân. Câu 28: Cuộc tập dượt lớn nhất, có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi là A. phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói. B. phong trào dân chủ 1936 – 1939. C. phong trào cách mạng 1930 – 1931. D. cao trào kháng Nhật cứu nước. Câu 29: Năm 1858, tại mặt trận Đà Nẵng quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp – Tây Ban Nha? A. Thủ hiểm. B. Chinh phục từng gói nhỏ. C. Vườn không nhà trống. D. Đánh nhanh thắng nhanh. Câu 30: Cuộc biểu tình của nông dân Nghệ - Tĩnh, ngày 12/9/1930 ở huyện A. Anh Sơn. B. Thanh Chương. C. Hưng Nguyên. D. Nam Đàn. Câu 31: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) ở Việt Nam do tổ chức nào lãnh đạo? A. Đảng thanh niên. B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Đảng lập hiến. D. Việt Nam nghĩa đoàn. Câu 32: Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở các nước Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp, vì A. các nước không đi theo con đường cách mạng vô sản. B. không biết tin Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. C. quân Đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản. D. không có đường lối đấu tranh rõ ràng, hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Câu 33: Trong giai đoạn thứ hai, cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là Trang 3/4 - Mã đề thi 007
File đính kèm:
- de_thi_thu_mon_lich_su_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_lan.doc
- Đáp án thi thử lần 1.docx