Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 2- Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 65
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 2- Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 2- Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 2- Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 003 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LẦN 2
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
 (Đề có 04 trang)
 Mã đề thi 003
 Họ và tên thí sinh...............................................................................SBD.................................
 Câu 1: Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam Việt Nam làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh 
 đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ?
 A. Chiến thắng Đồng Xoài (Bình Phước). B. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
 C. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi). D. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
 Câu 2: Theo quy định của Hội nghị Ianta (2 – 1945), quốc gia nào dưới đây cần trở thành một quốc gia 
 thống nhất và dân chủ?
 A. Trung Quốc. B. Triều Tiên. C. Mông Cổ. D. Nhật Bản.
 Câu 3: Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước được đề cập trong Hiệp ước Bali 
 (2- 1976) là
 A. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
 B. tôn trọng độc lập chính trị của các nước thành viên.
 C. hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực quân sự, vũ khí.
 D. chung sống hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh.
 Câu 4: Nội dung nào phản ánh âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951-1954?
 A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
 B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.
 C. Tăng cường viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Nava.
 D. Viện trợ cho Pháp triển khai kế hoạch Rơve.
 Câu 5: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 – 3- 1945) là bản chỉ thị của
 A. Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
 B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
 C. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
 D. Tổng bộ Việt Minh.
 Câu 6: Nội dung nào là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông 
 Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
 A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. B. Xác định phương pháp đấu tranh.
 C. Xác định giai cấp lãnh đạo. D. Đề ra phương hướng chiến lược.
 Câu 7: Ý nào sau đây không phải là chủ trương của Đảng lao động Việt Nam trong chỉ đạo quân dân 
 miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
 A. Tiến công trên cả ba vùng chiến lược (nông thôn đồng bằng, rừng núi, đô thị).
 B. Tiến công địch trên cả ba mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao).
 C. Tiến công địch ở ba mũi (quân sự, chính trị, binh vận).
 D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
 Câu 8: Tháng 3- 1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện nào sau đây?
 A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
 B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
 C. Thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
 D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tuyên bố tự giải tán.
 Câu 9: Từ năm 1991 đến năm 2000, hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược lấy phát triển 
 kinh tế làm trọng tâm vì
 A. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
 B. để đảm bảo quyền cơ bản của mỗi dân tộc và con người.
 C. muốn taọ ra môi trường quốc tế thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế.
 D. sức mạnh của mỗi quốc gia là có một nền tài chính, quốc phòng vững chắc.
 Trang 1/4 - Mã đề thi 003 C. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bộ độc lập.
 D. hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
Câu 23: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là
 A. khai thông biên giới Việt Trung.
 B. tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc.
 C. phá vỡ thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc.
 D. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 24: Trong những năm 1945 – 1950, nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
 A. xây dựng cơ sở vật chất – kỷ thuật. B. mở rộng quan hệ ngoại giao.
 C. phá thế bao vây, cấm vận. D. khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Câu 25: Vì sao Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 – 
1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
 A. Góp phần củng cố khối đoàn kết dân tộc.
 B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.
 C. Đề cao chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
 D. Thành lập mặt trận Việt Minh để tập hợp lực lượng cách mạng.
Câu 26: Nhiệm vụ của Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là
 A. lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. B. chống chế độ phản động thuộc địa.
 C. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. D. chống đế quốc, chống phong kiến.
Câu 27: Bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được vận dụng linh hoạt 
trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
 A. địa bàn diễn ra với sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
 B. chớp thời cơ, sáng tạo, linh hoạt trong giành chính quyền.
 C. sử dụng lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi.
 D. sử dụng lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
Câu 28: Trong những năm 80 thế kỉ XX, Mĩ và Liên Xô đạt được thỏa thuận nào sau đây?
 A. Giải thể các tổ chức quân sự của Mĩ và Liên Xô tại châu Âu.
 B. Nhiều hợp tác về kinh tế, chính trị, quốc phòng.
 C. Thủ tiêu tên lửa tầm trung, cắt giảm vũ khí chiến lược.
 D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Câu 29: Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy 
giành độc lập?
 A. Quân Đồng minh giải giáp quận đội Nhật Bản.
 B. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
 C. Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh.
 D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản.
Câu 30: Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vì
 A. khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.
 B. khuynh hướng vô sản được nhân dân Việt Nam lựa chọn để giải phóng dân tộc.
 C. khuynh hướng vô sản giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
 D. khuynh hướng tư sản không đủ sức giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.
Câu 31: Bản Hiến pháp (11 – 1993) ở Nam Phi được ban hành đã
 A. giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
 B. mở ra bước tiến mới trong hệ thống chính trị.
 C. quy định thể chế Tổng thống ở Nam Phi.
 D. chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 32: Nguyên nhân chung dẫn đến sự chuyển hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, phân hóa 
của Tân Việt Cách mạng đảng và thất bại của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Việt Nam là 
 A. sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam.
 B. chính sách tăng cường đàn áp và bóc lột của thực dân Pháp.
 C. quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
 D. sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 003

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_lich_su_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_lan.doc
  • docxĐáp án Lịch sử.docx