Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 002 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 002 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 002 (Kèm đáp án)
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 002 Câu 1: Tại hội nghị lần thứ 8 (5-1941) của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập A. mặt trận thống nhất phản đế đông Dương. B. mặt trận Đồng minh. C. mặt trận Việt Minh. D. mặt trận Liên Việt. Câu 2: Nội dung nào trong chủ trương, đường lối đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị tháng 7/1936 so với hội nghị tháng 10/1930 không thay đổi? A. Khẩu hiệu đấu tranh. B. Hình thức đấu tranh. C. Nhiệm vụ chiến lược. D. Thành lập mặt trận. Câu 3: Địa danh nào được chọn làm thủ đô khu giải phóng Việt Bắc? A. Định Hóa ( Thái Nguyên). B. Tân Trào ( Tuyên Quang). C. Pắc Bó ( Cao Bằng). D. Đồng Văn ( Hà Giang). Câu 4: Hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc từ sau Chiến tranh lạnh là A. phát triển tính năng động, sức mạnh kinh tế. B. khôi phục tính năng động, sức mạnh kinh tế. C. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. D. chạy đua vũ trang, xây dựng quốc phòng. Câu 5: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. B. làm sụp đổ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai). C. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. D. làm sụp đổ trật tự hai cực Ianta. Câu 6: Cuộc đấu tranh đầu tiên do tư sản dân tộc Việt Nam phát động trong năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn. B. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì. C. phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. D. thành lập nhà xuất bản và ra một số tờ báo tiến bộ. Câu 7: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỷ XX là A. phong trào giải phóng dân tộc. B. trật tự hai cực Ianta với đặc trưng hai cưc, hai phe. C. cục diện “ Chiến tranh lạnh”. D. sự liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. Câu 8: Điểm giống nhau giữa Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là A. khuynh hướng cách mạng. B. phương pháp hoạt động. C. tính chất yêu nước. D. xu hướng phát triển. Câu 9: Tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh có ý nghĩa lớn đến hiện nay là gì? A. Tư tưởng dân sinh. B. Tư tưởng khai hóa. C. Tư tưởng khai dân trí. D. Tư tưởng dân quyền. Câu 10: Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ không A. tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ. B. có lực lượng phòng vệ. Trang 1/4 - Mã đề 002 A. đưa nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập. B. tạo thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng. C. Việt Nam được công nhận tự do, thống nhất. D. tránh cho dân tộc cuộc chiến với nhiều kẻ thù. Câu 23: Biện pháp lâu dài để giải quyết khó khăn tài chính của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. vận động nhân dân xây dựng “ Quỹ độc lập”. B. Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam. C. nhân dân thực hiện phong trào “ Tuần lễ vàng”. D. Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp . Câu 24: Từ nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam rút ra bài học như thế nào để phát triển kinh tế? A. Phát huy các lợi thế bên trong của đất nước về truyền thống và lao động. B. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học kĩ thuật là then chốt. C. Vai trò quản lí của nhà nước, luôn có chính sách tự điều chỉnh kịp thời. D. Mở cửa nền kinh tế để tranh thủ vốn và thời cơ toàn cầu hóa từ bên ngoài. Câu 25: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào? A. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hoà bình". B. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày". C. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít". D. "Đả đảo đế quốc" và "Hòa bình ". Câu 26: Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. Phong trào cách mạng 1930-1931. D. Phong trào dân chủ 1936-1939. Câu 27: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939, xác định nhiệm mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là A. giải phóng dân tộc và tạm gác ruộng đất. B. làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. C. thành lập Chính phủ công – nông - binh. D. làm cho Việt Nam được độc lập và tự do. Câu 28: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là A. báo thanh niên. B. Đường Cách mệnh. C. báo đỏ. D. báo Búa liềm. Câu 29: Chế độ Apácthai ở Nam Phi là một A. chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức nghiệt ngã. B. biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế. C. biến tướng của chủ nghĩa thực dân. D. chế độ chiếm nô khắc nghiệt. Câu 30: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú. B. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo. C. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để. D. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh. Câu 31: Chính sách kinh tế mới của nước Nga không có nội dung A. nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế. B. khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư. C. nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.D. thuế lương thực, tự do bán nông phẩm thừa. Trang 3/4 - Mã đề 002
File đính kèm:
- de_thi_thu_mon_lich_su_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_hoc_2019.doc
- Phieu soi dap an. SỬ. MÃ 001 ĐẾN 004.doc