Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Lịch sử - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 702+504 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Lịch sử - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 702+504 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Lịch sử - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 702+504 (Kèm đáp án)
702:BAADBCABDCDCDDDBBCACACBABBCDDAACBADBCACD SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm) Họ Tên :.......................................................Số báo danh :..................... Mã Đề : 702 Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu. Câu 01: Trong thời kì 1936 -1939, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương được Đảng ta xác định là A. đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc. B. chống đế quốc và chống phong kiến. C. đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng. D. chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình. Câu 02: Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX) Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại A. hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. B. chỉ quan hệ với các nước lớn. C. muốn làm bạn với tất cả các nước. D. chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 03: Khẩu hiệu chính nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931? A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”. B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”. C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”. D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”. Câu 04: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 là A. độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. B. một số quyền lợi về chính trị. C. ruộng đất cho nông dân nghèo. D. một số quyền lợi về kinh tế. Câu 05: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế? A. nhận được khoản bồi thường không hề nhỏ để khôi phục kinh tế. B. viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”. C. chính sách đúng đắn của các Nhà nước ở Tây Âu. D. sự nổ lực vươn lên của nhân dân các nước Tây Âu. Câu 06: Đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là A. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. B. Phan Bội Châu và nhóm Đông Kinh nghĩa thục. C. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. D. Phan Bội Châu và Lương Văn Can. Câu 07: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp nào sau đây ở Ấn Độ? A. Tư sản. B. Tầng lớp quý tộc mới. C. Vô sản. D. Giai cấp phong kiến. Câu 08: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được xem là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Hùng Lĩnh. B. Hương Khê. C. Ba Đình. D. Bãi Sậy. Câu 09: Chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây? A. Định ước Henxinki được kí kết năm 1975. B. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972. C. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991). D. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989). Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi? A. Chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947. B. Chiến thắng Biên Giới thu-đông năm 1950. C. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 11: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. B. Mỹ can thiệp vào miền Nam. C. Pháp đã rút khỏi nước ta. D. đất nước bị chia cắt thành hai miền. Mã đề: 702 Trang 1 / 4 702:BAADBCABDCDCDDDBBCACACBABBCDDAACBADBCACD Câu 22: Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ giai đoạn từ đầu những năm 80 thế kỷ XX đến nay là A. xuất hiện những phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. B. sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử. C. xu thế toàn cầu hóa xuất hiện. D. những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư. Câu 23: Vì sao nói Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám (1945)? A. Cũng cố được khối đoàn kết toàn dân. B. Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. C. Chủ trương dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 24: Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức Cộng sản năm 1929 có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? A. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. C. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối khoa học, sáng tạo. D. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung. Câu 25: Bài học kinh nghiệm nào trong phong trào dân chủ 1936-1939 được áp dụng trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? A. Đấu tranh nghị trường. B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. C. Đấu tranh công khai, hợp pháp. D. Đấu tranh bằng bạo lực. Câu 26: Điểm khác biệt căn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX là A. tính chất và khuynh hướng. B. quan niệm và khuynh hướng cứu nước. C. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia. D. hình thức và phương pháp đấu tranh. Câu 27: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới. B. một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận. C. thế giới hình thành hai cực tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. D. hình thành một trật tự thế giới mới hoàn toàn do phe tư bản thao túng. Câu 28: Từ nguyên nhân phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần học tập điều gì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? A. Thu hút nhân tài, hợp tác quốc tế. B. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng. C. Tự lực, tự cường, thúc đẩy kinh tế phát triển bằng mọi giá. D. Đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, khoa học - kỹ thuật. Câu 29: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? A. Tập trung chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. C. Tập trung chủ đạo vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. Câu 30: Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước sang thế kỉ XXI? A. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển mọi mặt. B. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước. C. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. D. Có điều kiện chính trị ổn định để phát triển. Mã đề: 702 Trang 3 / 4 504:BCAACCDADDBBACCBACADDBDBACDDABBCDAADCCBB SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm) Họ Tên :.......................................................Số báo danh :..................... Mã Đề : 504 Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu. Câu 01: Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX) Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại A. chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa. B. hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. C. chỉ quan hệ với các nước lớn. D. muốn làm bạn với tất cả các nước. Câu 02: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế? A. sự nổ lực vươn lên của nhân dân các nước Tây Âu. B. nhận được khoản bồi thường không hề nhỏ để khôi phục kinh tế. C. viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”. D. chính sách đúng đắn của các Nhà nước ở Tây Âu. Câu 03: Chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây? A. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989). B. Định ước Henxinki được kí kết năm 1975. C. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972. D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991). Câu 04: Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì với kẻ thù trong thời kì từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946? A. Hòa với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp. B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc. C. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. D. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân quốc, kiên quyết bảo vệ nền độc lập. Câu 05: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được xem là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Bãi Sậy. B. Hùng Lĩnh. C. Hương Khê. D. Ba Đình. Câu 06: Khẩu hiệu chính nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931? A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”. B. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”. C. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”. D. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”. Câu 07: Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. B. Chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947. C. Chiến thắng Biên Giới thu-đông năm 1950. D. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Câu 08: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. đất nước bị chia cắt thành hai miền. B. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. C. Mỹ can thiệp vào miền Nam. D. Pháp đã rút khỏi nước ta. Câu 09: Trong thời kì 1936 -1939, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương được Đảng ta xác định là A. đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng. B. chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình. C. đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc. D. chống đế quốc và chống phong kiến. Câu 10: Đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là A. Phan Bội Châu và Lương Văn Can. B. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. C. Phan Bội Châu và nhóm Đông Kinh nghĩa thục. D. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Mã đề: 504 Trang 1 / 4 504:BCAACCDADDBBACCBACADDBDBACDDABBCDAADCCBB Câu 22: Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức Cộng sản năm 1929 có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? A. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung. B. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. D. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối khoa học, sáng tạo. Câu 23: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)? A. Lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mĩ - Diệm gay gắt hơn bao giờ hết. C. Chính quyền Mĩ - Diệm đã suy yếu. D. Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) quyết định dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên giới thu-đông năm 1950 là A. bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến của ta. B. ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. C. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. D. buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Câu 25: Bài học kinh nghiệm nào trong phong trào dân chủ 1936-1939 được áp dụng trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? A. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. B. Đấu tranh công khai, hợp pháp. C. Đấu tranh bằng bạo lực. D. Đấu tranh nghị trường. Câu 26: Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước sang thế kỉ XXI? A. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. B. Có điều kiện chính trị ổn định để phát triển. C. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển mọi mặt. D. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước. Câu 27: Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) so với các hội nghị trước đó là A. đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. D. đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh. Câu 28: Điểm khác biệt căn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX là A. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia. B. hình thức và phương pháp đấu tranh. C. tính chất và khuynh hướng. D. quan niệm và khuynh hướng cứu nước. Câu 29: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. thế giới hình thành hai cực tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. B. hình thành một trật tự thế giới mới hoàn toàn do phe tư bản thao túng. C. một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới. D. một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận. Câu 30: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”. Đây là nhận định A. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược. B. đúng, vì một số nước ở châu Á với chính sách đúng đắn, phù hợp đã giữ được độc lập. C. sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập. D. sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ. Mã đề: 504 Trang 3 / 4
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_nam_2018_mon_lich_su_truong_t.docx
- Đáp án sử.docx