Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Lịch sử - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 801+303 (Kèm đáp án)

docx 8 Trang tailieuthpt 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Lịch sử - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 801+303 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Lịch sử - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 801+303 (Kèm đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Lịch sử - Trường THPT Phan Đình Phùng - Mã đề 801+303 (Kèm đáp án)
 801:CBABACABCDDDBADCABDABCCDCDBBCADACDCABBAD
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018
 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG MÔN LỊCH SỬ
 Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
 Họ Tên :.......................................................Số báo danh :.....................
 Mã Đề : 801
Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu.
Câu 01: Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là
 A. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. 
 B. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. 
 C. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. 
 D. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai. 
Câu 02: Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương tại
 A. Ba Đình (Thanh Hóa). B. Tân Sở (Quảng Trị). 
 C. Hương Khê (Hà Tĩnh). D. Thuận An (Huế). 
Câu 03: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Hội nghị 
Pốtxđam (1945)?
 A. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh. B. Quân Anh, quân Mĩ. 
 C. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc. D. Quân Anh, quân Pháp. 
Câu 04: Mục tiêu nào sau đây không nằm trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ?
 A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân 
chủ trên thế giới. 
 B. Duy trì hòa bình, chấm dứt chiến tranh, ổn định tình hình thế giới. 
 C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. 
 D. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. 
Câu 05: Thành tựu khoa học kĩ thuật nào của Liên Xô mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
 A. Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất. 
 B. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 
 C. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. 
 D. Năm 1969, đưa người lên Mặt Trăng. 
Câu 06: Mục tiêu hoạt động của Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 là
 A. đánh đuổi giặc Pháp giải phóng đồng bào. 
 B. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới. 
 C. đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. 
 D. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. 
Câu 07: Vào nửa sau thế kỉ XIX, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về mọi mặt của đất nước, Nhật Bản đã
 A. tiến hành những cải cách tiến bộ. B. duy trì chế độ phong kiến. 
 C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. 
Câu 08: Hoạt động nào dưới đây không nằm trong chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng 
Thanh niên?
 A. Tổ chức và lãnh đạo phong trào bãi công của công nhân. 
 B. Thành lập một chính đảng cộng sản để lãnh đạo công nhân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. 
 C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, giác ngộ cách mạng cho giai cấp công nhân. 
 D. Đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt, lao động với công nhân để tự rèn luyện. 
Câu 09: Chiến thắng quân sự nào có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của ta tại Hội nghị Giơnevơ năm 
1954?
 A. Chiến thắng Đông-Xuân (1953-1954). B. Chiến thắng Việt Bắc thu-đông (1947). 
 C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). D. Chiến thắng Biên Giới thu-đông (1950). 
Câu 10: Sự kiện nào sau đây được xem là khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?
 A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ được thông qua. 
 B. Diễn văn của Ngoại trưởng Mĩ Mácsan. 
 C. “Chiến lược toàn cầu” của Tổng thống Mĩ Rudơven ra đời. 
 Mã đề: 801 Trang 1 / 4 801:CBABACABCDDDBADCABDABCCDCDBBCADACDCABBAD
 D. giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. 
Câu 22: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II là
 A. kinh tế các nước Đông Nam Á đều phát triển. B. các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức Liên hợp Quốc. 
 C. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. D. các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN. 
Câu 23: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất đưa cuộc kháng chiến 
chống Pháp (1946-1954) đi đến thắng lợi?
 A. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3/1951). 
 B. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952). 
 C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951). 
 D. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3/1951). 
Câu 24: Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa bước ngoặt chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang 
thế tiến công?
 A. Trận Ấp Bắc - Mĩ Tho (1963). B. Trận Vạn Tường - Quảng Ngãi (1965). 
 C. Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). D. Phong trào Đồng khởi (1959-1960). 
Câu 25: Hãy xác định hình thức và phương pháp của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
 A. Khởi nghĩa từ nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũ trang là chủ yếu. 
 B. Là một cuộc cách mạng hòa bình có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang 
 C. Là một cuộc cách mạng bạo lực có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. 
 D. Khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấu tranh chính trị là chủ yếu. 
Câu 26: Từ sự thắng lợi của quân dân ta ở Đà Nẵng và sự thất bại của quân đội triều đình ở Nam kỳ trong 
cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX đã để lại cho chúng ta bài học gì?
 A. Biết tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm chống lại sự xâm lược của các thế lực bên ngoài. 
 B. Phải thực hiện chính sách đoàn kết với nhân dân các nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ 
thù chung. 
 C. Phải biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu. 
 D. Đoàn kết, tập hợp và tổ chức các lực lượng nhân dân trong đấu tranh chống ngoại xâm. 
Câu 27: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân quyết định để ba nước In-đô-nê-xia, Việt Nam và Lào giành 
độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á?
 A. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ. 
 B. Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ. 
 C. Có sự chuẩn bị lâu dài kết hợp với chớp thời cơ. 
 D. Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân ủng hộ cách mạng. 
Câu 28: Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của 
một Đại hội thành lập Đảng là
 A. bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư. 
 B. thông qua Cương lĩnh chính trị của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam. 
 C. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. 
 D. phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ. 
Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ 
quân sự trên lãnh thổ của mình nhằm
 A. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Liên xô. 
 B. tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách dân chủ. 
 C. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng. 
 D. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. 
Câu 30: Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam những năm đầu 
thế kỉ XX là gì?
 A. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. 
 B. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ. 
 C. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang. 
 D. Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị. 
Câu 31: Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực”, “hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem là có 
ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là
 A. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
 B. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc. 
 C. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 
 D. chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng Bảo an. 
 Mã đề: 801 Trang 3 / 4 303:DABCDCCDAABBDCBCBCADDBAAADABDBCCDACBDBAC
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018
 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG MÔN LỊCH SỬ
 Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
 Họ Tên :.......................................................Số báo danh :.....................
 Mã Đề : 303
Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu.
Câu 01: Thành tựu khoa học kĩ thuật nào của Liên Xô mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
 A. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 
 B. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. 
 C. Năm 1969, đưa người lên Mặt Trăng. 
 D. Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất. 
Câu 02: Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) là
 A. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang. 
 B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền. 
 C. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. 
 D. đấu tranh chính trị. 
Câu 03: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Hội nghị 
Pốtxđam (1945)?
 A. Quân Anh, quân Pháp. B. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh. 
 C. Quân Anh, quân Mĩ. D. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc. 
Câu 04: Hoạt động nào dưới đây không nằm trong chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng 
Thanh niên?
 A. Đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt, lao động với công nhân để tự rèn luyện. 
 B. Tổ chức và lãnh đạo phong trào bãi công của công nhân. 
 C. Thành lập một chính đảng cộng sản để lãnh đạo công nhân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. 
 D. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, giác ngộ cách mạng cho giai cấp công nhân. 
Câu 05: Chiến thắng quân sự nào có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của ta tại Hội nghị Giơnevơ năm 
1954?
 A. Chiến thắng Biên Giới thu – đông (1950). B. Chiến thắng Đông-Xuân (1953-1954). 
 C. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947). D. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). 
Câu 06: Sự kiện nào sau đây được xem là khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?
 A. Diễn văn của Ngoại trưởng Mĩ Mácsan. 
 B. “Chiến lược toàn cầu” của Tổng thống Mĩ Rudơven ra đời. 
 C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman. 
 D. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ được thông qua. 
Câu 07: Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương tại
 A. Thuận An (Huế). B. Ba Đình (Thanh Hóa). C. Tân Sở (Quảng Trị). D. Hương Khê (Hà Tĩnh). 
Câu 08: Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là
 A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai. 
 B. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. 
 C. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. 
 D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. 
Câu 09: Lực lượng chủ yếu nào ở nước ta đã tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?
 A. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ. B. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân. 
 C. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. D. Tư sản, địa chủ, tiểu tư sản. 
Câu 10: Mục tiêu nào sau đây không nằm trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ?
 A. Duy trì hòa bình, chấm dứt chiến tranh, ổn định tình hình thế giới. 
 B. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. 
 C. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. 
 D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân 
chủ trên thế giới. 
 Mã đề: 303 Trang 1 / 4 303:DABCDCCDAABBDCBCBCADDBAAADABDBCCDACBDBAC
Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa cộng sản?
 A. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). 
 B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920). 
 C. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920). 
 D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925). 
Câu 23: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì để thể hiện sự 
cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?
 A. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế. B. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân. 
 C. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ. D. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế. 
Câu 24: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
 A. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. 
 B. giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. 
 C. giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. 
 D. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp. 
Câu 25: Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam những năm đầu 
thế kỉ XX là gì?
 A. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. 
 B. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ. 
 C. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang. 
 D. Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị. 
Câu 26: Từ sự thắng lợi của quân dân ta ở Đà Nẵng và sự thất bại của quân đội triều đình ở Nam kỳ trong 
cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX đã để lại cho chúng ta bài học gì?
 A. Biết tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm chống lại sự xâm lược của các thế lực bên ngoài. 
 B. Phải thực hiện chính sách đoàn kết với nhân dân các nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ 
thù chung. 
 C. Phải biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu. 
 D. Đoàn kết, tập hợp và tổ chức các lực lượng nhân dân trong đấu tranh chống ngoại xâm. 
Câu 27: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân quyếtđịnh để ba nước In-đô-nê-xia, Việt Nam và Lào giành 
độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á?
 A. Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ. 
 B. Có sự chuẩn bị lâu dài kết hợp với chớp thời cơ. 
 C. Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân ủng hộ cách mạng. 
 D. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ. 
Câu 28: Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của 
một Đại hội thành lập Đảng là
 A. bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư. 
 B. thông qua Cương lĩnh chính trị của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam. 
 C. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. 
 D. phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ. 
Câu 29: Trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì?
 A. Ứng dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất. 
 B. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa. 
 C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. 
 D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học-kĩ thuật. 
Câu 30: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ 
quân sự trên lãnh thổ của mình nhằm:
 A. tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách dân chủ. 
 B. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng. 
 C. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. 
 D. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Liên xô. 
Câu 31: Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực”, “hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem là có 
ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là
 A. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc. 
 B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 
 C. chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng Bảo an. 
 D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
 Mã đề: 303 Trang 3 / 4

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_nam_2018_mon_lich_su_truong_t.docx
  • docxĐáp án sử.docx