Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 001

pdf 4 Trang tailieuthpt 127
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 001", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 001

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 001
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI 
 Môn thi thành phần: Lịch sử 
 (Đề thi có 04 trang) (Thời gian làm bài 50 phút,không kể thời gian phát đề) 
 MÃ ĐỀ 001 
Họ,tên thí sinh: 
Số báo danh: 
Câu 1: Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là 
 A. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội. 
 B. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. 
 C. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. 
 D. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế. 
Câu 2: Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh 
 A. quân sự - chính trị. B. văn hóa - giáo dục. C. kinh tế - chính trị. D. quân sự - khoa học. 
Câu 3: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/ 1936) chủ trương 
thành lập mặt trận 
 A. Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 
 B. Thống nhất dân chủ Đông Dương. 
 C. Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. 
 D. Việt Nam độc lập đồng minh. 
Câu 4: Học thuyết Phucưđa (1977) của Nhật Bản chủ trương tăng cường quan hệ với các nước 
 A. Đông Nam Á. B. Tây Âu. 
 C. Mĩ latinh. D. Châu Á. 
Câu 5: Tác phẩm nào sau đây gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện cán 
bộ cách mạng tại Quảng Châu (Trung Quốc) xuất bản năm 1927? 
 A. Hồ Chí Minh toàn tập. B. Bản án chế độ thực dân Pháp. 
 C. Đường Kách mệnh. D. Nhật kí trong tù. 
Câu 6: Mĩ quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) ở miền Nam Việt 
Nam sau khi thất bại 
 A. chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. 
 C. chiến lược “Chiến tranh một phía”. D. chiến tranh phá hoại miền Bắc. 
Câu 7: Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định lực 
lượng cách mạng gồm những giai cấp nào? 
 A. Công nhân và tiểu tư sản. B. Công nhân và tư sản. 
 C. Nông dân và tiểu tư sản. D. Công nhân và nông dân. 
Câu 8: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930? 
 A. Quốc tế Cộng sản thành lập. 
 B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 
 C. Nước Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. 
 D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập. 
Câu 9: Cuộc diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là 
 A. phong trào giải phóng dân tộc 1939- 1945. B. phong trào dân chủ 1936 - 1939. 
 C. phong trào cách mạng 1930 - 1931. D. cao trào kháng Nhật cứu nước 1945. 
 Trang 1/4 - Mã đề 001 Câu 24: Nhiệm vụ của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 
 A. đấu tranh chống chế độ Apácthai. B. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. 
 C. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân . D. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. 
Câu 25: Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo 
cách mạng giành mục tiêu dân chủ nhằm 
 A. giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. 
 B. chống chế độ thống trị phản động của phát xít Nhật và tay sai. 
 C. thực hiện nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và phát xít. 
 D. thực hiện nhiệm vụ trước mắt là chống đế quốc Pháp và phát xít Nhật. 
Câu 26: Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ trong thời kì 1954-1975 ở Việt 
Nam, được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, là 
chiến lược 
 A. “Chiến tranh đơn phương”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. 
 C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Chiến tranh chớp nhoáng”. 
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế 
Tây Âu giai đoạn 1950-1973? 
 A. Nhà nước có vai trò lớn đối với nền kinh tế. 
 B. Không bị chiến tranh tàn phá. 
 C. Tận dụng tốt các cơ hội có lợi bên ngoài. 
 D. Áp dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật. 
Câu 28: Từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, các nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam 
Á (ASEAN) chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại là do 
 A. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh. B. xu thế hợp tác giữa các nước trên thế giới . 
 C. nhân dân trong nước yêu cầu thay đổi. D. tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. 
Câu 29: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 cho thấy 
 A. quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược ” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. 
 B. quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược ”Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. 
 C. quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. 
 D. khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam. 
Câu 30: Quyết định nào của Hội nghị Ianta (2/1945) đã đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực? 
 A. Thoả thuận việc đóng quân tại các nước. B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 
 C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á. 
Câu 31: Sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng và sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu 
năm 1930 chứng tỏ 
 A. sự thất bại của khuynh hướng tư sản và thắng thế của khuynh hướng vô sản. 
 B. khuynh hướng vô sản bước đầu chiếm ưu thế trước khuynh hướng tư sản. 
 C. hai khuynh hướng tư sản và vô sản hoạt động để giành quyền lãnh đạo cách mạng. 
 D. khuynh hướng tư sản bắt đầu lâm vào khủng hoảng, bế tắc. 
Câu 32: Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng và 
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kì 1945 - 1954 là 
 A. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng. 
 B. xây dựng chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hóa đất nước. 
 C. thực hiện vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. 
 D. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược trên cả hai miền. 
Câu 33: Nhận xét nào sau đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 
 A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và vũ trang. 
 B. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. 
 C. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị. 
 D. Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình. 
 Trang 3/4 - Mã đề 001 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_lop_12_truong_thpt_hu.pdf