Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 002

pdf 4 Trang tailieuthpt 77
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 002", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 002

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Hương Sơn - Mã đề 002
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI 
 Môn thi thành phần: Lịch sử 
 (Đề thi có 04 trang) (Thời gian làm bài 50 phút,không kể thời gian phát đề) 
 Họ, tên thí sinh:. MÃ ĐỀ 002 
 Số báo danh: 
Câu 1: Trong những năm 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương sử dụng phương 
pháp đấu tranh là 
 A. khởi nghĩa vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh chính trị. 
 B. kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. 
 C. bằng lực lượng quần chúng, hạn chế sử dụng bạo lực. 
 D. đẩy mạnh đấu tranh nghị trường để hỗ trợ đấu tranh vũ trang. 
Câu 2: Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai 
của thực dân Pháp là 
 A. công nhân, nông dân. B. địa chủ, tư sản. 
 C. công nhân, tiểu tư sản. D. tư sản, tiểu tư sản. 
Câu 3: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau cách mạng 
tháng Tám 1945 là 
 A. lực lượng vũ trang còn non yếu. B. giặc ngoại xâm và nội phản. 
 C. ngân quỹ nhà nước trống rỗng. D. nạn đói, nạn dốt nghiêm trọng. 
Câu 4: Tổ chức nào ở Ấn Độ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới 
thứ hai? 
 A. Đảng Nhân dân. B. Đảng Quốc đại. C. Đảng Cộng sản. D. Đảng Dân chủ. 
Câu 5: Nội dung nào sau đây không thuộc chỉ thị ”Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” 
của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-3-1945? 
 A. Xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật. 
 B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. 
 C. Khẳng định điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. 
 D. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. 
Câu 6: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952- 1973 là 
 A. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. B. liên minh chặt chẽ với Liên Xô. 
 C. liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. 
Câu 7: Cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945 của cách 
mạng Việt Nam là 
 A. cao trào kháng Nhật cứu nước 1945. B. phong trào dân chủ 1936-1939. 
 C. phong trào cách mạng 1930-1931. D. phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 . 
Câu 8: Tổ chức cộng sản nào ra đời ở Việt Nam vào tháng 6-1929? 
 A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. Tân Việt Cách mạng đảng. 
 C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. An Nam Cộng sản đảng. 
Câu 9: Cơ quan ngôn luận của tổ chức An Nam Cộng sản đảng là báo 
 A. Nhân đạo. B. Sự thật. C. Thanh niên. D. Đỏ. 
 Trang 1/4 - Mã đề 002 Câu 23: Vì sao tổ chức Liên hợp quốc hoạt động theo một trong những nguyên tắc: “Giải quyết các 
tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”? 
 A. Nhằm duy trì một nền hòa bình và an ninh thế giới lâu dài. 
 B. Nhằm tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị các nước. 
 C. Để phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. 
 D. Tránh sự tác động và chi phối của chiến tranh lạnh. 
Câu 24: Đảng cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược cách mạng trong thời kì 
1936- 1939 dựa trên cơ sở nào? 
 A. Tình hình thế giới và Việt Nam có sự thay đổi. 
 B. Đảng cộng sản Việt Nam đã được phục hồi . 
 C. Thực tiễn cách mạng Việt Nam có sự thay đổi hoàn toàn. 
 D. Chủ nghĩa phát xít chuẩn bị lên nắm quyền ở một số nước. 
Câu 25: Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á 
(ASEAN) thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội là do tác động của yếu tố nào sau đây? 
 A. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu, công nghệ. 
 B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. 
 C. Đất nước nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế khó khăn. 
 D. Tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập. 
Câu 26: Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do 
 A. tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất. 
 B. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất. 
 C. phong trào cách mạng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn. 
 D. phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác. 
Câu 27: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ dựng lên chính quyền 
Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam không nhằm thực hiện âm mưu 
 A. chia cắt lâu dài hai miền Nam, Bắc nước ta. 
 B. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. 
 C. biến nước ta thành thị trường cạnh tranh hàng hoá của Mĩ. 
 D. biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự. 
Câu 28: Trong thời kì thực hiện chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt 
Nam, Mĩ lập “ấp chiến lược” nhằm 
 A. phát triển kinh tế ở nông thôn miền Nam. B. cô lập nhân dân với lực lượng cách mạng. 
 C. cô lập cách mạng Việt Nam với quốc tế. D. thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Nam. 
Câu 29: Nguyên nhân nào sau đây là nhân tố quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển của kinh tế 
Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973? 
 A. Các công ti năng động, có tầm nhìn xa. B. Chi phí quốc phòng thấp. 
 C. Vai trò quản lí có hiệu quả của nhà nước. D. Con người được coi là vốn quý. 
Câu 30: Thắng lợi của mặt trận nào quyết định đến thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong cuộc 
kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam? 
 A. Chính trị. B. Quân sự. C. Văn hóa. D. Kinh tế. 
 Câu 31: Nội dung nào phản ánh không chính xác tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám 
năm 1945? 
 A. Đem lại các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. 
 B. Mở ra kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền. 
 C. Xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm. 
 D. Xóa bỏ chế độ sỡ hữu ruộng đất của địa chủ. 
 Trang 3/4 - Mã đề 002 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_lop_12_truong_thpt_hu.pdf