Đề trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

doc 6 Trang tailieuthpt 85
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

Đề trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 - Đề số 1 (Có đáp án)
 ĐỀ TRẮC NGHIỆM LỊCH 
 SỬ LỚP 12
Câu 1. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh 
do Mĩ phát động là
 A. sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”.
 B. thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947.
 C. sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
 D. sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Câu 2. Trong nửa sau thế kỉ XX đến nay, tổ chức quốc tế nào đã trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp 
tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
 A. Liên minh châu Âu (EU). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
 C. Liên minh phòng thủ Vácsava . D. Liên hợp Quốc.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX , Liên Xô trở 
 thành cường quốc công nghiệp
 A. đứng đầu thế giới. B. đứng thứ hai trên thế giới.
 C. đứng thứ ba trên thế giới. D. đứng thứ tư trên thế giới.
Câu 4. Những thách thức về chính trị mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm 1991 là
 A. khó khăn trong việc thành lập chính phủ mới và sự giảm sút niềm tin của nhân dân.
 B. sự chống phá của các thế lực phản động trong nước và xã hội không ổn định.
 C. sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.
 D. tình trạng không ổn định do đời sống nhân dân khó khăn và sự xung đột về tôn giáo.
Câu 5. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa các nước ASEAN là
 A. hợp tác toàn diện.
 B. hỗ trợ lẫn nhau khi một nước thành viên bị đe dọa về quân sự.
 C. bình đẳng, cùng có lợi.
 D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu 6. Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế gới thứ hai là
 A. thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
 B. một số nước gia nhập tổ chức quân sự SEATO do Mĩ đứng đầu.
 C. các nước Đông Nam Á giành được độc lập.
 D. các nước Đông Nam Á đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế.
Câu 7. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì 
 A. chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ ở châu Phi. B. chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ.
 C. Nước Cộng hòa Ai Cập ra đời. D. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. 
Câu 8. Điểm khác biệt của phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh so với phong trào cách mạng ở châu 
Á, châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
 A. đấu tranh chính trị thương lượng để các nước đế quốc thực dân trao trả độc lập.
 B. đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc dân chủ.
 Trang 1/6 - Đề số 1 Câu 17. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1925 có ý nghĩa như thế nào đối 
với cách mạng Việt Nam? 
 A. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
 B. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
 C. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
 D. Xây dựng mối liên minh công- nông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 18. Phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 là
 A. kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
 B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
 C. chuyển từ công khai, hợp pháp sang bí mật.
 D. đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu 
Câu 19: “Cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp 
tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội”. Đó là nội dung của:
 A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyền Ái Quốc khởi thảo.
 B. Điều lệ của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
 C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn.
 D. Luận cương chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo.
Câu 20. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với 
Cách mạng tháng Tám 1945?
 A.Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
 B.Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.
 C.Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
 D.Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
Câu 21. Khối liên minh công nông được hình thành từ trong phong trào đấu tranh nào của nhân dân 
ta? 
 A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931. B. Phong trào cách mạng 1932 – 1935.
 C. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
Câu 22. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là
 A. truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân, khối liên minh công nông.
 B. thắng lợi của quân đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít.
 C. có sự chuẩn bị chu đáo qua ba cuộc tập dượt.
 D. sự lãnh đạo Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 23. Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9/3/1945?
 A. Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh - Mỹ.
 B. Phe phát xít thua trận liên tiếp.
 C. Để độc chiếm Đông Dương.
 D. Nhật muốn nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Đông Dương.
Câu 24. Nội dung chuyển hướng đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và coi đó là nhiệm 
vụ cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương là sự thay đổi so với văn kiện nào?
 A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
 B. Luận cương chính trị tháng 10/1930.
 C. Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936.
 Trang 3/6 - Đề số 1 D. để giành lại thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
 Câu 33. Thắng lợi đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực 
 lượng sang thế tiến công là
 A. chiến thắng Ấp Bắc. B. chiến thắng Ba Gia.
 C. chiến thắng Vạn Tường. D. phong trào Đồng Khởi.
 Câu 34: Hình thức đấu tranh chủ yếu của cách mạng miền Nam trước năm 1959 là
 A. đấu tranh chính trị.
 B. đấu tranh quân sự.
 C. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị.
 D. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
 Câu 35: Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là
 A. đấu tranh chính trị.
 B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền.
 C. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
 D. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
 Câu 36. nhiệm vụ trung tâm của kế hoach 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
 A. xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp 
 hoá xã hội chủ nghĩa.
 B. đưa miền bắc tiến nhanh, tiến manh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
 C. phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
 D. phát triển đồng bộ công nông nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế.
 Câu 37. Ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
 A. nông nghiệp.
 B. công nghiệp.
 C. thương nghiệp quốc doanh.
 D. giao thông vận tải.
 Câu 38. Từ năm 19961 -1965, ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược
 A. “Chiến tranh một phía”.
 B. “Chiến tranh đặc biệt”.
 C. “Chiến tranh cục bộ”.
 D. “Việt Nam hoá chiến tranh”.
 Câu 39: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
 A. “dùng người Việt đánh người Việt”.
 B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
 C.dùng người Mỹ để tiến hành chiến tranh.
 D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
 Câu 40. “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng
 A. quân viễn chinh Mỹ.
 B. quân đội Sài Gòn do Mỹ trang bị và chỉ huy.
 C. quân đội Sài Gòn kêt hợp với quân Mỹ, trong đó quân Mỹ là chính.
 D. quân đội Sài Gòn kết hợp với quân Mỹ, trong đó quân đội Sài Gòn là chính.
 .................................................... Hết .........................................
 ĐÁP ÁN 
1 -B 2 - D 3 - B 4 - C 5 - D 6 - C 7 - D 8 - B 9 - D 10 - A
11 – C 12 - A 13 - C 14 - A 15 - D 16 - A 17 - B 18 - A 19 - D 20 - B
21 – A 22 - D 23 - C 24 - A 25 - D 26 - C 27 - B 28 - C 29 - A 30 - C
 Trang 5/6 - Đề số 1

File đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_lich_su_lop_12_de_so_1_co_dap_an.doc