Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 10,11: Chủ đề địa lí dân cư - Phan Thị Kim Oanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 10,11: Chủ đề địa lí dân cư - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 10,11: Chủ đề địa lí dân cư - Phan Thị Kim Oanh
Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 Buổi: 10,11 Ngày soạn: 12/12/2019 Chủ đề 8: CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ Câu 1: a. So sánh sự khác nhau về cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. b. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước đang phát triển? Trả lời a. So sánh sự khác nhau về cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. * Cơ cấu dân số theo độ tuổi: + Nhóm nước phát triển: - Cơ cấu dân số già. - Tỉ lệ dân số từ 0- 14 tuổi thấp (dc) và đang giảm, tỉ lệ người già cao (dc) + Nhóm nước đang phát triển: - Cơ cấu dân số trẻ - Tỉ lệ dân số từ 0 - 14 tuổi cao (dc) , tỉ lệ người già thấp (dc) * Cơ cấu dân số theo giới tính: - Các nước phát triển: thông thường nữ nhiều hơn nam chủ yếu do dân số già tuổi thọ trung bình cao, mà tuổi thọ TB của nữ cao hơn nam. - Các nước đang phát triển nam thường nhiều hơn nữ chủ yếu do dân số trẻ, và các yếu tố kinh tế xã hội: chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em chưa tốt, mức chết của bà mẹ và bé gái còn cao, phong tục tập quán tâm lý XH lạc hậu trọng nam khinh nữ => Mất cân bằng giới tính khi sinh (nam> nữ) b. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước đang phát triển? Nhóm nước đang phát triển: Cơ cấu dân số trẻ: * Thuận lợi: - Số lượng trẻ em đông nguồn dự trữ lao động dồi dào, đảm bảo đủ lực lượng lao động để phát triển kinh tế - XH * Khó khăn: - Tỉ lệ trẻ em cao nên tỉ số phụ thuộc lớn gây khó khăn cho phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc SK thế hệ trẻ, SK sinh sản vị thành niên. Khó khăn cho việc giải quyết việc làm cho lao động bước vào độ tuổi Câu 2: a) Cho bảng số liệu : MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TẬP TRUNG DÂN CƯ TRÊN THẾ GIỚI (Đơn vị : người/km2) Vùng Mật độ dân số Vùng Mật độ dân số Châu Á gió mùa 250 Đông Nam Mĩ 100 Đông Bắc Bắc Mĩ 60 Tây Phi 50 Châu Âu (trừ Nga) 100 Bắc Phi 49 Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực châu Á gió mùa ? b) Vì sao tỉ suất tử thô của Tây Âu cao hơn ở Đông Nam Á ? Trả lời a) Dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực châu Á gió mùa vì: + Tính chất sản xuất: khu vực trồng lúa nước phát triển từ lâu. Hoạt động này vừa đòi hỏi tập trung lao động lại vừa có thể nuôi được nhiều người trên một đơn vị diện tích đất đai. Những nơi tập trung nhất hoạt động này cũng là những nơi có mức độ tập trung dân cư cao nhất. + Lịch sử cư trú: là những nơi cư dân cư trú ổn định từ hàng ngàn năm. + Gia tăng dân số: khu vực này luôn duy trì mức sinh khá cao. Trong thế kỉ 20, phần lớn các quốc gia ở đây đều có tỉ lệ gia tăng dân số cao. + Điều kiện tự nhiên: điều kiện thuận lợi cho cư trú và sản xuất (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,). + Nguyên nhân khác: nơi ít di cư, tập trung nhiều điều kiện hấp dẫn dân cư, b) Tỉ suất tử thô của Tây Âu cao hơn ở Đông Nam Á vì: - Tây Âu cao là do cơ cấu dân số già nên tỉ lệ tử của người cao tuổi lớn. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 1 Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 Năm 1979 1999 2009 2013 Tỉ suất sinh 32,5 19,9 17,6 17,0 Tỉ suất tử 7,2 5,6 6,8 7,1 a. Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta. b. Nhận xét và giải thích về gia tăng dân số tự nhiên của nước ta gia đoạn 1979 – 2013 Trả lời 1. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. Phân tích các nguyên nhân gây biến động gia tăng dân số cơ học. * Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học - Gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động tự nhiên của dân số, là hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xem là động lực phát triển dân số. - Gia tăng dân số cơ học là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này sang một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. + Gia tăng cơ học bao gồm 2 bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học. + Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng nhiều khi có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, từng địa phương. * Các nguyên nhân gây biến động gia tăng dân số cơ học Nguyên nhân chủ yếu gây biến động cơ học là do các luồng xuất cư và nhập cư, bắt nguồn từ các điều kiện khác nhau. + Các vùng nhập cư: thường có sức hút dân cư bởi có đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi; điều kiện làm việc thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, môi trường xã hội tốt hơn. + Các vùng xuất cư là do điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, đất đai canh tác quá ít, bạc màu, tài nguyên nghèo nàn, không có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống, thường là lực đẩy dân cư. 2. a. Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta. - Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta. (Áp dụng công thức: Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử : 10 ) Bảng tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta (Đơn vị %) N¨m 1979 1999 2009 2013 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 2,53 1,43 1,08 0,99 b. Nhận xét và giải thích về gia tăng dân số tự nhiên của nước ta gia đoạn 1979 – 2013 + Nhận xét: ./ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta liên tục giảm trong suốt giai đoạn 1979 – 2013 (Dẫn chứng) ./ Thời kì 1979 – 1999 giảm nhanh hơn thời kì 1999 – 2013 (Dẫn chứng) + Giải thích: ./ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm liên tục là kết quả của việc thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ trên cơ sở giảm mạnh mức sinh. Câu 5: 1. Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. 2. Gia tăng dân số phụ thuộc vào những yếu tố nào. Vì sao thành phố Hà Nội có mật độ dân số cao nhất trong cả nước? Trả lời 1. Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. - Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. - Thuận lợi: + nếu giới nam đông hơn nữ thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nhiều sức lao động, năng suất lao động cao; + nếu giới nữ đông hơn nam: thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành dịch vụ cần nhiều lao động nữ. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 3 Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 2012 0 – 14 42.5 38.9 33.6 25 23.9 15 – 59 50.4 53.2 58.4 66 65.9 60 trở lên 7.1 7.9 8.1 9 10.2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam trong giai đoạn trên. Với đặc điểm cơ cấu dân số hiện tại, Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai. Trả lời 1. Phân biệt hai bộ phận dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế trong nguồn lao động. Tại sao nói cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? * Phân biệt dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế: - Nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. - Nguồn lao động gồm 2 bộ phận: + Dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người đang có việc làm (dân số hoạt động kinh tế thường xuyên) và cả những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm trong một ngành nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên). + Dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm những người trong độ tuổi lao động những không tham gia hoạt động kinh tế vì các lí do đang đi học, nội trợ, không có khả năng lao động và không có nhu cầu làm việc. * Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia vì: - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là một tiêu chí tổng hợp được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, GDP bình quân đầu người, - Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế bao gồm 3 nhóm ngành: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Mối tương quan tỉ lệ lao động giữa ba nhóm ngành phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia ở mức độ nhất định: + Lao động tập trung chủ yếu trong linh vực sản xuất vật chất (nông nghiệp, công nghiệp) -> năng suất lao động chưa cao -> giá trị tăng thêm của nền kinh tế còn thấp -> kinh tế tăng trưởng chậm, chuyển dịch chậm, tích lũy ít, GDP/người ở mức thấp. + Lao động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ -> các hoạt động kinh tế đa dạng hơn, tạo ra giá trị cho nền kinh tế nhiều hơn, đồng thời nhu cầu tiêu dùng của con người cũng tăng lên -> giá trị tăng thêm của nền kinh tế nhiều hơn, tăng trưởng nhanh hơn, GDP/người cao. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam trong giai đoạn trên. Với đặc điểm cơ cấu dân số hiện tại, Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai. * Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam: - Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng: giảm dần tỉ trọng nhóm dân số từ 0-15 tuổi và tăng dần tỉ trọng nhóm trong và trên tuổi lao động (minh họa) - Nhóm trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhóm dưới tuổi lao động tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khá cao, nhóm trên độ tuổi lao động vẫn còn nhỏ - Tỉ lệ dân số phụ thuộc của Việt Nam có xu hướng giảm dần (từ 98.4% năm 1979 xuống còn 51.7% năm 2012) => nước ta đang ở trong thời kì cơ cấu dân số vàng. * Cơ hội và thách thức của cơ cấu dân số vàng: Cơ hội: + Kinh tế: số trẻ em ít -> có điều kiện đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục -> nâng cao chất lượng lao động trong tương lai. Số lượng người già chưa nhiều -> đầu tư cho y tế, phúc lợi xã hội, tăng khả năng tích lũy. + Nguồn lao động dồi dào -> tạo nguồn lao động, thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng thu hút đầu tư, + Tỉ lệ phụ thuộc ít nên dễ dàng cải thiện chất lượng cuộc sống, giáo dục, y tế không bị sức ép của dân số nên phát triển, chất lượng cao Thách thức: + Số lượng lao động đông, tăng nhanh, nếu không giải quyết được mâu thuẫn với phát triển kinh tế sẽ gây áp lực cho vấn đề việc làm, thất nghiệp. + Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng lao động. + Nếu không có biện pháp duy trì, kéo dài thời kì dân số vàng và khai thác hiệu quả nguồn lao động trong giai đoạn này thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng già hóa dân số trong khi kinh tế vẫn phát triển ở trình độ thấp. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 5 Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 * Ảnh hưởng: Gây Sức ép với sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường: - Kinh tế: Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ, mâu thuẫn cung-cầu.. - Xã hội: +Chất lượng cuộc sống chậm cải tiến, tỉ lệ hộ nghèo có giảm nhưng vẫn cao.GDP bình quân đầu người thấp +Vấn đề việc làm luôn là thách thức + Các vấn đề y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn - Tài nguyên môi trường: Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường. Câu 10: 1. So sánh hai quá trình gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. 2. Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số có phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia trên thế giới hay không, vì sao? Trả lời 1. So sánh hai quá trình gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. * Giống nhau: - Đều là quá trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất định. - Ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia và các khu vực * Khác nhau Tiêu chí Gia tăng dân số tự nhiên Gia tăng dân số cơ học Công thức Là hiệu số giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. Là hiệu số giữa nhập cư và xuất cư. tính - Ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số - Không ảnh hưởng đến vấn đề dân số chung Tác động của quốc gia, khu vực và thế giới nên được của toàn thế giới, nhưng có ý nghĩa quan coi là động lực phát triển dân số. trọng đối với từng quốc gia, khu vực - Tác động thường xuyên tới dân số - Tác động không thường xuyên tới dân số. Nhân tố ảnh Tự nhiên sinh học, phong tục tập quán, tâm Lực hút, lực đẩy hưởng lý xã hội... 2. Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số có phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia trên thế giới hay không, vì sao? - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. - Gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. - Tỉ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số nhưng không thể phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia được. Vì gia tăng dân số còn phụ thuộc vào cả tỉ suất gia tăng cơ học nữa. Câu 11: So sánh đặc điểm của tháp dân số mở rộng và tháp dân số ổn định. Tháp dân số của Việt Nam thuộc kiểu nào. Trả lời * So sánh đặc điểm của tháp dân số mở rộng và tháp dân số ổn định - Đáy tháp: + Tháp dân số mở rộng có đáy mở rộng, thể hiện số trẻ em đông, lớp sinh sau nhiều hơn lớp sinh trước + Tháp dân số ổn định: đáy ổn định dần thể hiện tỉ lệ sinh giảm, lớp sinh sau ít hơn lớp sinh trước - Thân tháp: + Kiểu mở rộng: có sườn tháp thoải thể hiện lực lượng lao động hiện tại trẻ, lao động dự trữ tương lai dồi dào + Kiểu ổn định: thân tháp phình to thể hiện lực lượng lao động hiện tại đông đảo nhưng có nguy cơ thiếu hụt lao động bổ sung trong tương lai - Đỉnh tháp + Kiểu mở rộng: Đỉnh tháp nhọn thể hiện người già chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số, tuổi thọ trung bình thấp + Kiểu ổn định: đỉnh tháp tù thể hiện số người già trong dân số nhiều, tuổi thọ trung bình cao - Tháp dân số kiểu mở rộng đại diện cho kiểu dân số trẻ, tháp dân số kiểu ổn định đại diện cho kết cấu dân số già * Việt Nam thuộc kiểu tháp dân số thu hẹp, tức là kiểu trung gian, chuyển tiếp từ kiểu mở rộng sang kiểu ổn định Câu 12: GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 7 Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 + Mức sống của dân cư: mức sống càng được cải thiện và nâng cao thì mức chết càng thấp và ngược lại. Trình độ phát triển của y học (d/c) + Trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với mức chết. Các nhân tốc khác (chiến tranh, tai nạn, thiên tai,) * Nhóm nước kinh tế phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn nhóm nước đang phát triển vì: - Nhóm nước phát triển có dân số già (tỉ lệ người cao tuổi trên tổng số dân lớn), còn nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ (tỉ lệ người cao tuổi trên tổng số dân nhỏ). - Nguyên nhân chính là cơ cấu dân số. Dân số già, tỉ lệ người già trong tổng dân số lớn nên tỉ suất tử thô cao (dù rằng điều kiện sống rất tốt), còn dân số trẻ, trẻ em đông nghĩa là số người trẻ tuổi trong tổng số dân rất đông nên dù điều kiện sống còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, nhưng tỉ suất tử thô vẫn thấp. 2. a. Tính mật độ dân số trung bình phân theo vùng ở nước ta năm 2013. Mật độ dân số trung bình của nước ta phân theo vùng năm 2013 (đơn vị: người/km2) Vùng Mật độ dân số TB Cả nước 271 Trung du và miền núi Bắc Bộ 125 Đồng bằng sông Hồng 1287 BTB và Duyên hải NTB 202 Tây Nguyên 100 Đông Nam Bộ 655 Đồng bằng sông Cửu Long 431 b. Nhận xét sự phân bố dân cư theo các vùng ở nước ta. Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước? * Nhận xét - Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 271 người/km2 (năm 2013) nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng. + Các vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng) + Các vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn cả nước là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên (dẫn chứng) + Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, cao gấp gần 2 lần so với Đông Nam Bộ, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long và gấp 12,9 lần so với vùng có mật độ thấp nhất là Tây Nguyên * Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước ta vì: - Trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền sản xuất (quan trọng nhất): Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động. Tập trung mạng lưới đô thị và các cơ sở kinh tế dày đặc. Là vùng có chất lượng cuộc sống cao, cơ hội việc làm lớn. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất và cư trú (d/c) - Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Câu 14: 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng cơ giới của dân cư . Vì sao khi kinh tế càng phát triển thì ảnh hưởng của gia tăng cơ giới càng lớn? 2. Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Giải thích tại sao ở các nước đang phát triển, tỉ lệ nam giới thường lớn hơn tỉ lệ nữ giới. Trả lời 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng cơ giới của dân cư . Vì sao khi kinh tế càng phát triển thì ảnh hưởng của gia tăng cơ giới càng lớn? - Phân tích các nhân tố liên quan đến lực hút và lực đẩy dân cư - Chính sách di dân Tập quán cư trú, các nguyên nhân khác(tôn giáo, hợp lí hóa gia đình, nơi ở bị giải tỏa) - Kinh tế phát triển ảnh hưởng gia tăng cơ giới lớn: sức hút dân cư lớn hơn và giao thông thuận lợi cho việc đi lại. 2. Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Giải thích tại sao ở các nước đang phát triển, tỉ lệ nam giới thường lớn hơn tỉ lệ nữ giới. * Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. - Định nghĩa: + Tỉ số giới tính: biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ. + Tỉ lệ giới tính: biểu thị tương quan giữa giới nam hoặc giới nữ so với tổng số dân. - Công thức tính: GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 9 Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 + Nước phát triển: tỉ lệ nữ thường cao hơn tỉ lệ nam + Nước đang phát triển: tỉ lệ nam thường cao hơn tỉ lệ nữ - Cơ cấu dân số theo tuổi + Nước đang phát triển: thường có cơ cấu dân số trẻ + Nước phát triển: thường có cơ cấu dân số già - Quá trình đô thị hoá: + Nước phát triển: Đô thị hoá diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, xu hướng chuyển cư từ trung tâm ra ngoại ô, nhịp độ đô thị hoá đang chậm lại + Nước đang phát triển: Đô thị hoá diễn ra muộn hơn, tỉ lệ dân thành thị thấp, xu hướng nhập cư từ nông thôn vào thành phố, nhịp độ đô thị hoá đang rất nhanh * Các nước đang phát triển cần điều chỉnh quá trình đô thị hoá vì: - Chất lượng đô thị hoá thấp - Đô thị hoá tự phát còn phổ biến, chưa thực sự xuất phát từ công nghiệp hoá => Gây nên nhiều hậu quả tiêu cực: cơ cấu hạ tầng đô thị không kịp đáp ứng, xuống cấp, thất nghiệp, thiếu nhà ở, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, tệ nạn xã hội, môi trường đô thị bị ô nhiễm... Câu 17: 1. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, song tại sao chỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển của dân số? Nêu những nguyên nhân chủ yếu gây nên các luồng di chuyển dân cư. 2. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM TỪ 1979 – 2011 (Đơn vị: triệu người) Năm 1979 1989 1999 2009 2011 Dân số nông thôn 42,37 51,49 58,52 60,44 59,95 Dân số thành thị 10,09 12,92 18,08 25,58 27,88 Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. Trả lời 1. a. Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số nhưng chỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển của dân số vì: - Khái niệm: Gia tăng tự nhiên (GTTN), gia tăng cơ học (GTCH) - GTTN phụ thuộc vào hai nhân tố sinh đẻ và tử vong. Hai nhân tố này liên tục thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia, ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số của một khu vực, quốc gia và trên toàn thế giới. - GTCH chỉ tác động đến quy mô dân số một khu vực, quốc gia trong một thời điểm nhất định nhưng không tác động đến quy mô dân số toàn thế giới. b. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên các luồng di chuyển dân cư - Nguyên nhân tạo lực hút đến các vùng nhập cư: kinh tế xã hội phát triển mạnh, điều kiện sống thuận lợi (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội), chất lượng cuộc sống cao - Nguyên nhân tạo lực đẩy dân cư ra vùng cư trú: điều kiện sống khó khăn (tự nhiên, kinh tế xã hội), chất lượng cuộc sống thấp. - Nguyên nhân khác: chính sách chuyển cư của nhà nước, chiến tranh, dịch bênh, thiên tai, 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. * Nhận xét: Bảng tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta từ năm 1979 – 2011.Đơn vị:% Năm 1979 1989 1999 2009 2011 Thành thị 19,2 20,1 23,6 29,7 31,7 Nông thôn 80,8 79,9 76,4 70,3 68.3 Từ 1979 – 2011, tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn ở nước ta có sự thay đổi: + Tỉ lệ dân cư thành thị có xu hướng tăng nhưng chiếm tỉ lệ thấp (dẫn chứng). + Tỉ lệ dân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao (dẫn chứng) - Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra còn chậm. * Giải thích: - Tỉ lệ dân thành thị tăng do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự mở rộng địa giới hành chính đô thị. Thành thị có khả năng tạo việc làm, thu nhập và chất lượng đời sống cao nên sức hút dân cư lớn. - Do là nước nông nghiệp nên phần lớn dân sống ở nông thôn. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm do quá trình công nghiệp hóa nước ta diễn ra chậm. Câu 18: GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 11 Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 Châu Á (trừ LB Nga) 31,8 4052,0 Châu Âu (kể cả LB Nga) 23,0 736,0 Châu Đại Dương 8,5 35,0 Toàn thế giới 135,6 6705,0 1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và dân số của các châu lục năm 2008. 2.Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết. Trả lời 1. Biểu đồ cột ghép, yêu cầu chính xác tỷ lệ , có tên biểu đồ, có chú giải, có đơn vị các trục, có số liệu ghi trên đỉnh cột. 2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết. - Quy mô diện tích của các châu lục khác nhau: lớn nhất là châu Mĩ và gấp gần 5 lần châu Đại Dương là châu lục nhỏ nhất. - Quy mô dân số của các châu lục cũng rất khác nhau, lớn nhất là châu Á và gấp 115 lần châu Đại Dương là châu lục có dân số ít nhất. Chênh lệch quy mô dân số giữa các châu lục lớn hơn nhiều so với chênh lệch về quy mô diện tích. - Mật độ dân số giữa các châu lục cũng rất khác nhau: Châu Á có mật độ dân số cao nhất (127 người/km2)) và cao hơn mức trung bình của thế giới. Các châu lục còn lại đều thấp hơn mức trung bình của thế giới, trong đó châu Dại Dương là thấp nhất (4 người/km2)). Câu 21: 1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ? 2. Trình bày các đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Tại sao dân cư lại phân bố không đều theo không gian? Trả lời 1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ? a. Phân biệt Nhóm tuổi Dân số già (%) Dân số trẻ (%) 0 - 14 35 15 - 59 60 55 60 trở lên > 15 < 10 b. Ảnh hưởng - Cơ cấu dân số trẻ + Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, tiếp thu nhanh tiến bộ KH - KT... + Khó khăn: vấn đề việc làm, y tế, GD... - Cơ cấu dân số già + Thuận lợi: Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao. + Khó khăn: nguy cơ thiếu lao động, phúc lợi xã hội lớn... 2. Trình bày các đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Tại sao dân cư lại phân bố không đều theo không gian? a. Đặc điểm - Phân bố dân cư không đều theo không gian Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Mật độ dân số trung bình giữa các khu vực có sự chênh lệch lớn: Tây Âu (169 người/km 2), Châu Đại Dương (4 người/km2). - Biến động về phân bố dân cư theo thời gian (dẫn chứng). b. Nguyên nhân - Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố. Nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế (phân tích). - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (phân tích). - Lịch sử khai thác lãnh thổ (phân tích). - Chuyển cư (phân tích). - Gia tăng dân số (phân tích). Câu 22: GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 13 Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020 Đồng bằng sông Hồng 97,2 49,3 50,7 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 98,2 49,5 50,5 Tây Nguyên 102,4 50,6 49,4 Đông Nam Bộ 95,3 48,8 51,2 Đồng bằng sông Cửu Long 99,0 49,7 50,3 Toàn quốc 98,1 49,5 50,5 b. Nhận xét, giải thích: + Nhìn chung nước ta có tỷ số giới tính cao, tỷ lệ nữ thường cao hơn tỷ lệ nam; do hậu quả chiến tranh, do tỷ suất sinh ở nước ta vẫn còn cao. + Vùng có tỷ số giới tính cao nhất và có tỷ lệ nam cao hơn nữ duy nhất là Tây Nguyên (dẫn chứng); do Tây Nguyên là vùng nhập cư trong 3 thập kỉ vừa qua, người đến Tây Nguyên để xây dựng vùng kinh tế mới chủ yếu là nam giới. + Vùng có tỷ số giới tính thấp nhất và có tỷ lệ nữ cao nhất là Đông Nam Bộ (dẫn chứng); do Đông Nam Bộ là vùng có các ngành công nghiệp nhẹ và các ngành dịch vụ phát triển hàng đầu cả nước. Các ngành này đã thu hút lực lượng lao động phần lớn là nữ từ các vùng khác tới + Đồng bằng sông Hồng và 2 vùng duyên hải miền Trung có tỷ số giới tính khá thấp, nam ít hơn nữ khá nhiều; do đây là những vùng xuất cư lớn của nước ta. Câu 24: Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi theo thời gian và không gian? Trả lời - Khái niệm, ý nghĩa cơ cấu dân số theo độ tuổi. - Nguyên nhân: + Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi theo thời gian và không gian, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, đặc biệt là tỷ lệ sinh, tử. Ngoài ra còn các nhân tố khác như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, phong tục, tập quán + Do các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh, tử luôn thay đổi theo thời gian và không gian làm cho tỷ lệ sinh, tử cũng thay đổi theo thời gian, không gian, từ đó cơ cấu dân số theo nhóm tuổi cũng thay đổi. . Theo thời gian: Trên thế giới trước đây tỷ lệ sinh rất cao, đặc biệt là những năm 50 – 70 của thế kỷ XX, tỷ lệ tử giảm nên dân số tăng nhanh, kết cấu dân số trẻ. Hiện nay, tỷ lệ sinh giảm mạnh, nhất là các nước phát triển, tỷ lệ tử ổn định làm gia tăng dân số chậm lại và đang có xu hướng già đi, nhất là nước phát triển. . Theo không gian: Các nước phát triển tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ tử cao do dân số già làm cho mức độ già hóa dân số nhanh. Các nước đang phát triển tỷ lệ sinh cao nhưng đang giảm, tỷ lệ tử giảm nhanh và ổn định nên cơ cấu dân số theo độ tuổi đang chuyển từ trẻ sang già hóa. + Do mối quan hệ giữa các nhân tố có sự khác nhau ở từng khu vực, châu lục đồng thời kết hợp với những biến động như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai ở một số nước, khu vực đã làm thay đổi mức sinh tử theo thời gian và không gian nên cơ cấu tuổi cũng thay đổi. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN 15
File đính kèm:
- giao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_khoi_10_mon_dia_ly_buoi_1011.docx