Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 3,4: Vũ trụ - Phan Thị Kim Oanh

doc 19 Trang tailieuthpt 40
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 3,4: Vũ trụ - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 3,4: Vũ trụ - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 3,4: Vũ trụ - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
Buổi: 03, 04 Ngày soạn: 03/10/2019
 Chủ đề 2: VŨ TRỤ. CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT
 VÀ HỆ QUẢ CỦA CHÚNG
Phần 1: Kiến thức trọng tâm
A. Chuyển động quay quanh trục của Trái Đất
I. Vũ Trụ. Học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ:
 1. Vũ Trụ: Là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà (hàng trăm tỉ thiên hà).
 2. Học thuyết Big Bang về sự hình thành Vũ Trụ:
 - Ra đời cách dây 15 tỉ năm sau 1 vụ nổ lớn.
 - Thuyết Big bang: đầu tiên vũ trụ nhỏ như đầu kim (nhiệt độ cực lớn, mật độ lớn) cách đây 
chừng 15 tỉ năm sau vụ nổ 3 phút nhiệt độ khoảng 1tỉ độ 500 nghìn năm sau như 1 đám sương mù 
dày đặc - giãn nở - loãng và nguội dần - fát xa- 1 tỉ năm sau các thiên hà được hình thành.
II. Hệ Mặt Trời:
 - Hình thành cách đây khoảng 4,5 – 5 tỉ năm.
 - Hệ Mặt Trời gồm: 
 + Mặt Trời ở trung tâm
 + 8 hành tinh: Thuỷ - Kim - TĐ - Hoả - Mộc - Thổ - Thiên vương - Hải vương
 + Các vệ tinh: 0 - 0 - 1- 2 - 16 - 19 - 15 - 6 
 + Sao chổi (1800), thiên thạch và các đám mây bụi.
 - Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời lại vừa tự quay quanh trục theo hướng ngược 
chiều kim đồng hồ.
 - Giữa quỹ đạo của sao Hoả và Mộc có 1 vòng dày đặc tiểu hành tinh 
 - Thiên Hà chứa Mặt Trời được gọi là dải Ngân Hà (Mặt Trời là 1 trong 200 tỉ ngôi sao thuộc hệ 
Ngân Hà) có dạng xoắn ốc, giống một cái đĩa với đường kính là 100.000 năm ánh sáng (năm ánh 
sáng bằng 9460 tỉ Km).
III. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
 Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
 - Trái Đất là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Cách MT trung bình 149,6 triệu Km
 - Trong Hệ Mặt Trời – Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
 + Kích thước TĐ
 - A= 6378,16 Km
 - B = 6356,777 Km
 b - Chiều dài vòng KT: 40.008, 5 Km
 - Chiều dài vòng XĐ: 40.075, 7 Km
 a - Diện tích 510.200.000 Km2
 - Ngày càng lớn do thiên thạch, bụi vũ trụ rơi vào 
 (khoảng 10 triệu tấn/năm)
 - Thể tích = 4/3. pi. R2 = 1,083. 1012 Km2
 + Ảnh hưởng dạng khối cầu của TĐ:
 * Thường xuyên chiếu sáng, trong bóng tối. Nên khi TĐ quay ngày đêm diễn ra liên tục
 → Nhiệt được điều hoà.
 * Tia sáng MT chiếu song song xuống TĐ ở các vĩ độ khác nhau tạo góc nhập xạ khác nhau
 →Nhiệt nhận đựoc khác nhau Hình thành vòng đai nhiệt, KH.
 * TĐ dạng cầu - XĐ chia TĐ thành 2 nửa cầu – Hiện tượng xảy ra ở 2 nửa cầu trái ngược nhau
 IV. Chuyển động tự quay quanh trục và hệ quả:
 1. Chuyển động tự quay quanh trục:
 - Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông (ngược kim đồng hồ 
nhìn từ cực B xuống).
 - Thời gian chuyển động một vòng quay quanh trục là 24 giờ (24h 56 ph 48 s).
 - Khi chuyển động quay quanh trục mọi địa điểm trên Trái Đất đều thay đổi vị trí trừ cực Bắc và 
cực Nam.
 - Vận tốc quay lớn nhất ở XĐ (464 Km/s) và giảm dần về cực (cực 0 km/s).
 2. Hệ quả của chuyển động quay quanh trục của Trái Đất:
 a. Sự luân phiên ngày đêm:
GV: Phan Thi Kim Oanh1 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 - Hệ quả:
 + Khu vực nội chí tuyến, một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 + Ở chí tuyến, một năm có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 + Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 b. Các mùa trong năm:
 - Mùa: Là phần thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
 - Nguyên nhân sinh ra mùa: Do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và 
không đổi phương khi chuyển động xung quang Mặt Trời. Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả 
về phía Mặt Trời nên thời gian chiếu sáng và góc nhập xạ của mỗi địa điểm ở các bán cầu thay đổi 
theo thời gian trong năm.
 - Biểu hiện
 + Từ 21/3 đến 23/9: BBC ngả về phia MT - Góc chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài - nên 
nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng - đó là mùa nóng. NBC ngược lại.
 + Từ 23/9 đến 21/3: BBC không ngả về phia MT→ Góc chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng 
ngắn→ nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng - đó là mùa lạnh. NBC ngược lại 
 + Mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau. 
 + Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
 + Vùng ôn đới 4 ngày này là bắt đầu của mùa, còn nước vùng chí tuyến mùa được tính sớm 45 
ngày.
 c. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:
 * Nguyên nhân: Khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương 
làm cho vị trí vòng phân chia sáng tối thay đổi nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và 
theo vĩ độ.
 * Ngày đêm dài ngắn theo mùa:
 - Ngày 21/3 -> 23/9, BBC ngả về phía Mặt Trời, ngả nhiều nhất vào ngày 22/6. Lúc đó diện tích 
được chiếu sàng nhiều hơn diện tích trong bóng tối nên ngày dài hơn đêm, ngày dài nhất là ngày 
22/6. Mùa ở BBC là mùa Xuân, Hạ. NBC ngược lại.
 - Ngày 23/9 -> 21/3, NBC ngả về phía Mặt Trời, ngả nhiều nhất vào ngày 22/12. Lúc đó BBC có 
diện tích được chiếu sàng ít hơn diện tích trong bóng tối nên ngày ngắn hơn đêm, ngày ngắn nhất là 
ngày 22/12. Mùa ở BBC là mùa Thu, Đông. NBC là mùa Xuân, Hạ.
 - Vào ngày 21/3 và ngày 23/9, Mặt Trời chiếu thẳng xích đạo, không có bán cầu nào ngả về phía 
Mặt Trời, ngày = đêm và = 12h trên toàn Trái Đất.
 * Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:
 - Xích đạo quanh năm có ngày dài bằng đêm.
 - Từ XĐ về 2 cực sự chênh lệch ngày đêm ngày càng tăng.
 - Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực – ngày dài 24h) 
(đêm địa cực – đêm dài 24 giờ). Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực ngày càng tăng.
 - Ở cực có 6 tháng ngày hoặc 6 tháng đêm.
 - Vào mùa Hạ, càng đi lên vĩ độ cao ngày càng dài, đêm càng ngắn. Mùa Đông, càng đi lên vĩ độ 
cao ngày càng ngắn, đêm càng dài.
GV: Phan Thi Kim Oanh3 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 Một hành khách nước ngoài đi chuyến bay liền từ nước mình tới sân bay Tân Sơn Nhất – Việt 
Nam vào lúc 20h ngày 24/12/2005 . Ông nhận thấy đồng hồ của mình kém với giờ Việt nam là 6 
giờ cùng ngày . Hỏi ông ta đi từ quốc gia có thủ đô thuộc múi giờ bao nhiêu?
 Bài làm
 - Như vậy múi giờ nơi xuất phát chênh với múi giờ Việt Nam là 6 múi về phía T
 – Vậy thủ đô nước đó ở múi giờ 7 – 6 = 1
 – Sẽ thuộc kinh tuyến từ : 7,5 độ – 22,5 độ .
 Bài số 3: 
 Cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất của Magienlăng vào 20/9/1619 xuất phát từ Tây Ban 
Nha & luôn đi về hướng Tây. Sau gần 3 năm đoàn thám hiểm trở về nơi xuất phát vào ngày 
7/9/1621. Nhưng nhật ký của đoàn lại ghi 6/9/1621 nghĩa là chậm một ngày so với lịch Tây Ban 
Nha. Hỏi tại sao lại có sự nhầm lẫn như vậy?
 Bài làm
 - Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả-lịch Tây Ban Nha cũng đúng mà nhật ký của đoàn thám 
hiểm cũng đúng.
 - Sở dĩ có sự chênh lệch là do đoàn thám hiểm của Magienlăng không nắm được quy luật đổi 
ngày khi đi vòng quanh Trái Đất.
 - Hiện nay theo quy ước người ta lấy kinh tuyến 180 0 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển 
ngày quốc tế : tàu đi từ Đ sang T lùi một ngày và ngược lại.
 Ví dụ : + Múi giờ gốc là 12 giờ 7/9
 + Múi đối diện có kinh tuyến 180: Đi theo phía T là 24 giờ 6/9
 Đi theo phía Đ là 24 giờ 7/9
 Như vậy chênh nhau 1 ngày nên phải chuyển ngày.
 DẠNG 3 : XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG QUY TẮC
 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG
 - Xác định kinh tuyến, vỹ tuyến
 - Dựa vào kinh tuyến xác định: + Phương B là phía trên kinh tuyến.
 + Phương N là phía dưới kinh tuyến.
 - Dựa vào vỹ tuyến xác định: + Phương T là tay trái vĩ tuyến
 + Phương Đ là tay phải vĩ tuyến
 Bài tập 4:
 a/ Khi nào mặt trời mọc đúng hướng đông và lặn đúng hướng tây? Tại sao như vậy?
 b/ Đứng trên xích đạo vào ngày 20/5 MT mọc hướng nào lặn hướng nào? 
 Bài làm
 a/ Ngày 21/3 & 23/9 do MT chiếu vuông góc với xích đạo nên bất cứ địa điểm nào trên Trái Đất 
cũng thấy MT mọc đúng hướng Đ lặn đúng hướng T.
 Vì: MT chiếu vuông góc với xích đạo mà tia MT song song.
 b/ Ngày 20/5 MT ở trên xích đạo nên MT sẽ mọc hướng ĐĐB và lặn hướng TTB (Vào tất cả các 
ngày từ 22/3 đến 22/9)
 Vì: Xích vĩ Mặt Trời không quá CTB và CTN nên chỉ trong cung hướng ĐĐB hoặc ĐĐN.
 (Xích vĩ MT là góc tạo bởi tia sáng MT với mặt phẳng xích đạo)
 +Từ 22/3-22/9 MT mọc hướng ĐĐB, lặn hướng TTB.
 +Từ 24/9-20/3 MT mọc hướng ĐĐN, lặn hướng TTN. 
GV: Phan Thi Kim Oanh5 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 0 0
 - Ngày 22/6: + BBC: hφ = 90 – φ + 23 27’
 0 0
 + NBC: hφ = 90 – φ - 23 27’
 0 0
 - Ngày 22/12: + BBC: hφ = 90 – φ - 23 27’
 0 0
 + NBC: hφ = 90 – φ + 23 27’
 Ta có kết quả sau:
 Góc chiếu lúc 12h trưa
 Vĩ tuyến
 21/3 và 23/9 22/6 22/12
 66033’B (Vòng cực B) 23027’ 46054’ 00
 23027’B (Chí tuyến B) 66033’ 900 43006’
 00 (Xích đạo) 900 66033’ 66033’
 23027’N (Chí tuyến N) 66033’ 43006’ 900
 66033’N (Vòng cực N) 23027’ 00 46054’
 Bài số 7:
 Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:
 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
 Bài làm
 Đây là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Việt Nam thuộc BBC và Việt Nam theo âm 
– dương lịch nên.
 - Ý nghĩa của câu ca dao và giải thích:
 + Khoảng thời gian trong ca dao nước ta thường tính theo âm lịch, tháng 5 trong câu ca dao 
(khoảng tháng 6 -7 dương lịch), lúc này BBC ngả về phía Mặt Trời diện tích được chiếu sáng nhiều 
hơn diện tích trong bóng tối nên ngày dài hơn đêm => Đêm ngắn đến nỗi chưa nằm đã sáng.
 + Tháng 10 trong câu ca dao (khoảng tháng 11 – 12 dương lịch), lúc này BBC xa Mặt Trời, NBC 
ngả về phía Mặt Trời nên ở BBC diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích trong bóng tối nên ngày 
ngắn hơn đêm => Ngày ngắn đến nỗi chưa nằm đã sáng.
GV: Phan Thi Kim Oanh7 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 1. Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời bằng sơ đồ và giải thích.
 Vẽ sơ đồ chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời:
 * Khái niệm: Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong 
một năm, những tia sảng Mặt Trời lần luợt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu 
vực giữa hai chí tuyến khiến người ta thấy Mặt trời như di chuyển giữa hai chí tuyến. Chuyển động 
này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
 2. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu.
 Giải thích sự khác nhau về độ dài thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu:
 * Hiện tượng: Thời kì nóng ở bán cầu Bắc dài hơn bán cầu Nam.
 * Giải thích:
 - Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9 là thời kì nóng ở bán cầu Bắc. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở 
xa Mặt Trời hơn so với thời gian từ 23/9 đến 21/3. Do vậy, sức hút của Mặt Trời yếu hơn, vận tốc 
Trái Đất giảm, Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày để đi hết chặng này.
 - Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 là thời kì nóng của bán cầu Nam. Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo 
gần Mặt Trời hơn, sức hút của Mặt Trời mạnh hơn, nên vận tốc của Trái Đất tăng. Trái Đất chỉ cần 
179 ngày để thực hiện nốt quãng đường còn lại.
 Bài số 4:
 a, Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời gây ra những hệ quả gì? Trình bày nguyên 
nhân hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ?
 b, Lực Côriôlit là gì? Nguyên nhân phát sinh lực Côriôlit?
 Bài làm
 a, Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời gây ra những hệ quả gì? Trình bày nguyên 
nhân hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ?
 * Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời gây ra những hệ quả:
 - Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời giữa 2 đường chí tuyến
 - Các mùa trong năm
 - Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
 - Hiện tượng chênh lệch thời gian giữa nửa năm mùa nóng và nửa năm mùa lạnh.
 - Hình thành các đới nhiệt trên trái đất.
 * Nguyên nhân hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:
 - Trái đất chuyển động quanh mặt trời, trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 66 độ 33 
phút và không đổi phương nên lần lượt các bán cầu ngả về phía mặt trời sinh ra hiện tượng ngày 
đêm dài ngắn theo mùa (nêu cụ thể)
 - Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà có ngày, đêm dài 
ngắn theo vĩ độ.
 b, Lực Côriôlit là gì? Nguyên nhân phát sinh lực Côriôlit?
 * Lực Côriôlit:
 - Lực Côriôlit là lực làm chệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt trái đất theo chiều 
kinh tuyến, vĩ tuyến và cả theo phương thẳng đứng.
 * Nguyên nhân phát sinh:
 - Do trái đất tự quay.
 - Do vân tốc tự quay của Trái Đất không đều từ Xích đạo đến cực (ở Xích đạo là 464m/s; ở cực 
0m/s).
GV: Phan Thi Kim Oanh9 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 Bài số 8:
 a. Vẽ hình biểu diễn và giải thích hiện tượng nhật thực.
 b. Xác định toạ độ địa lý của thành phố A (thuộc khu vực nội chí tuyến) biết góc nhập xạ ngày 
22/12 tại địa điểm đó là 45 010’54’’. Khi ở London là 11 giờ ngày 22/12 thì ở thành phố A là 19h 
03’ 05’’.
 Bài làm
 a. Vẽ hình biểu diễn và giải thích hiện tượng nhật thực.
 * Vẽ hình hiện tượng nhật thực:
 Hình: Hiện tượng nhật thực
 * Giải thích:
 - Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất vẫn chuyển động xung quanh Mặt Trời. Khi 3 
thiên thể này thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng (mà Mặt Trăng ở vị trí ở giữa) thì sẽ sinh ra hiện 
tượng Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất (Nhật thực).
 - Mặt Trăng đi vào khu vực giữa Mặt Trời và Trái Đất thì bóng của Mặt Trăng in trên mặt đất. 
Mặt Trăng che toàn bộ Mặt Trời, ta có hiện tượng nhật thực toàn phần.
 - Các địa phương ở Trái Đất bị một phần bóng của Mặt Trăng lướt qua (vùng nửa tối) thì Mặt 
Trời chỉ bị che một phần, ta có hiện tượng nhật thực một phần.
 b. Xác định toạ độ địa lý của thành phố A (thuộc khu vực nội chí tuyến) biết góc nhập xạ ngày 
22/12 tại địa điểm đó là 45010’54’’. Khi ở London là 11 giờ ngày 22/12 thì ở thành phố A là 19h 
03’ 05’’.
 - Xác định vĩ độ của thành phố A
 + Có vĩ độ Bắc, vì thành phố A vào ngày 22/12 có góc nhập xạ nhỏ hơn 66033’ 
 0 0 0 0 0
 + A = 90 – α - hA = 90 - 23 27’ – 45 10’54” = 21 26’06”B
 -Xác định kinh độ của thành phố A
 + Có kinh độ Đông, vì thành phố A có giờ sớm hơn so với giờ ở kinh tuyến gốc.
 +  A = 7h03’5’’ x 150 = 105046’15’’Đ
 - Vậy toạ độ địa lí của thành phố A (21026’06”B, 105046’15’’Đ)
 Bài số 9:
 a. Trình bày hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
 b. Cho vĩ độ của đỉnh Phanxipăng là 22018’B. Hãy tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại đỉnh núi 
này vào ngày 30/4.
 Bài làm
 a. Trình bày hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
 - Hiện tượng mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp 
tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 - Do trục trái đất luôn chuyển động xung quanh MT với góc nghiêng 66 033’ so mặt phẳng quỹ 
đạo và không đổi phương, nên đứng ở TĐ ta thấy hiện tượng MT lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra 
tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23 027’Nvào ngày 22/12 cho tới vĩ tuyến 23 027’B vào ngày 22/6 rồi lại 
xuống 23027’N . Điều đó làm ta có ảo giác là MT di chuyển. Nhưng thực tế không phải MT di 
chuyển mà là TĐ chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời. Chuyển động không có thực đó gọi là 
chuyển động biểu kiến hàng năm của MT.
GV: Phan Thi Kim Oanh11 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 Bài làm
 a. Sự khác nhau về đặc điểm của nhóm hành tinh nội và nhóm hành tinh ngoại
 Chỉ tiêu Hành tinh nội Hành tinh ngoại
 Khoảng cách đến Mặt Trời Nhỏ Lớn
 Thời gian quay quanh MT Ngắn Dài
 Khối lượng so với TĐ Nhỏ Lớn
 Số vệ tinh Ít Nhiều
 b. Tính góc nhập xạ của thành phố Yên Bái (21 035’B) vào các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12. 
Qua kết quả đã tính được, anh (chị) hãy hãy rút ra nhận xét và giải thích hợp lý.
 - Góc nhập xạ tại Yên Bái: 21/3 và 23/9: 68025’; 22/6: 88008’; 22/12: 44055’.
 - Nhận xét:
 + Góc nhập xạ khác nhau vào những ngày khác nhau (như bảng trên).
 + Góc nhập xạ lớn nhất vào ngày 22/6, nhỏ nhất 22/12, bằng nhau 21/3 và 23/9.
 - Giải thích:
 + Do TĐ hình cầu, trục nghiêng 66033’ trên mặt phẳng hoàng đạo, quay xung quanh MT.
 + Vào ngày 22/6, Yên Bái ở gần nhất vào ngày MT lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc nên có góc 
nhập xạ lớn nhất. Ngày 22/12 Yên Bái ở xa nhất ngày MT lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam nên có 
góc nhập xạ nhỏ nhất.
 Bài số 13:
 Giả sử trục Trái Đất nghiêng 740 so với mặt phẳng quỹ đạo và vẫn tự quay quanh trục, quanh 
Mặt Trời. Hãy xác định chí tuyến Bắc, vòng cực Bắc và cho biết hiện tượng Mặt Trời lên thiên 
đỉnh ở Việt Nam. 
 Bài làm
 Xác định chí tuyến Bắc, vòng cực Bắc và cho biết hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt 
Nam.
 - Chí tuyến Bắc: 160B
 - Vòng cực Bắc: 740B
 - Ở Việt Nam, hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm:
 + Tại vĩ tuyến 160B: 1 lần.
 + Phía nam vĩ tuyến 160B: 2 lần, (phía bắc vĩ tuyến 160B: không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên 
đỉnh)
 Bài số 14:
 Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
 Bài làm
 - Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa được gọi là hiện tượng Mặt Trời lên thiên 
đỉnh.
 - Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời chỉ lần lượt chiếu thẳng góc trên mặt đất ở những khu 
vực giữa 2 chí tuyến, thì trên mặt đất người ta sẽ quan sát thấy hình như Mặt Trời quanh năm chỉ di 
chuyển giữa hai chí tuyến. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất 
chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thật đó của Mặt Trời được gọi 
là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
 - Hiện tượng xảy ra như sau:
 + 21/3: Mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo.
 + Sau 21/3, Mặt Trời di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc ngày 
22/6.
 + Sau ngày 22/6, MT di chuyển dần xuống xích đạo và chiếu thẳng góc vào xích đạo ngày 23/9.
 + Sau ngày 23/9, MT di chuyển xuống chí tuyến Nam và chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam 
ngày 22/12.
 + Sau ngày 22/12, MT di chuyển dần lên xích đạo, rồi lại lên chí tuyến Bắc...
 Bài số 15:
 Cho biết nguyên nhân sinh ra mùa, đặc điểm của các mùa trong năm. Vì sao mùa hè ở Bắc 
bán cầu dài hơn mùa hè ở Nam bán cầu.
 Bài làm
 a. Cho biết nguyên nhân sinh ra mùa, đặc điểm của các mùa trong năm.
GV: Phan Thi Kim Oanh13 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 Bài số 17:
 Phân biệt Âm lịch - Dương lịch.
 Bài làm
 a. Âm lịch:
 - Dựa vào chu kỳ chuyển động mặt trăng con người tính 1 tháng 29,5 ngày như vậy năm âm lịch 
chỉ có 29,5 x 12 = 354 ngày.
 - 1 năm có 12 tháng các tháng lẻ 1,3,5, ..., 11 có 30 ngày, tháng chẵn có 29 ngày (19 năm có 7 
năm nhuận và năm nhuận có 13 tháng).
 b. Dương lịch: Thời gian hoạt động quay 1 vòng quanh MT 365 ngày 5h48'46'' (năm thiên văn).
 - Dùng năm thiên văn để làm lịch không thuận tiện vì có lẻ giờ, phút, giây. Vì vậy người ta lấy số 
nguyên ngày là 365 ngày = 1 năm dương lịch (năm dương lịch ngắn hơn năm thiên văn 1/4 ngày, cứ 
4 năm ngắn hơn 1 ngày - sau nhiều năm lịch sẽ sai số nhiều so với chu kỳ quay thật của trái đất.
 - Hoàng đế La mã Xêđa quyết định cứ 4 năm thêm 1 ngày cho năm cuối để bù vào sợ thiếu hụt đó 
(năm nhuận 366 ngày là năm mà con số chia hết cho 4)
 + 1 năm có 12 tháng: tháng chẵn 30 ngày và tháng lẻ 31 ngày như vậy 1 năm có 366 ngày chứ 
không phải 365 ngày. Do đó quyết định cắt 1 ngày tháng 2 (29 ngày).
 + Tuy nhiên nếu như Xê đa thì năm thiên văn lại ngắn hơn năm dương lịch 11'4'' sau 384 năm, 
lịch chậm mất 3 ngày. Để tránh tình trạng này quy luật năm nhuận có bổ sung năm nhuận là con số 
năm chia hết cho 4, riêng năm chứa nguyên thế kỷ phải chia hết cho 400.
 VD: 1700, 1800, 1900, 2100, 2200, 2300, 2400 đều chia hết cho 4 nhưng chỉ năm 2000 và 2400 
mới được tính là năm nhuận.
 c. Khác nhau
 - Căn cứ : Âm lịch theo tuần trăng, dương lịch theo sự chuyển động của trái đất quoanh mặt trời.
 - Năm nhuận của âm lịch là thêm 1 tháng và 19 năm có 7 năm nhuận, năm dương lịch thêm 1 
ngày và năm nhuận chia hết cho 4 riêng năm nguyên thế kỷ chia hết cho 400.
 - Số ngày năm âm lịch tháng chẵn 29 ngày tháng lẻ 30 ngày, năm dương lich tháng 30 ngày tháng 
lẻ 31 ngày.
 Bài số 18:
 1. Vào ngày 22/12 trong năm, hiện tượng ngày đêm và thời tiết trên Trái Đất có gì đặc biệt. 
Giải thích?
 2. Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động 
của các khối khí, frông ở BBC. Tại sao vùng cận nhiệt Địa Trung Hải lại có mưa vào thu đông, 
không có mưa vào mùa hạ?
 Bài làm
 1. Vào ngày 22/12 trong năm, hiện tượng ngày đêm và thời tiết trên Trái Đất có gì đặc biệt. 
Giải thích?
 * Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất vào ngày 22/12.
 - BBC có hiện tượng ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm, 
 - Tại xích đạo ngày bằng đêm và bằng 12h, càng xa xích đạo ngày càng chênh lệch độ dài ngày 
đêm càng lớn. 
 - Từ vòng cực B đến cực B có hiện tượng đêm địa cực, từ vòng cực N đến cực N xuất hiện hiện 
tượng ngày địa cực.
 * Thời tiết: BBC là mùa nóng, vùng vĩ độ cao nhiệt độ tuy thấp nhưng vẫn là thời điểm nóng 
nhất trong năm. NBC là mùa lạnh và là thời điểm lạnh nhất trong năm.
 * Nguyên nhân: do trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 033’ và không 
đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời và ngày 22/12 là ngày mà bán cầu N ngả tối đa về phía 
MT nên trên TĐ có hiện tượng ngày đêm và thời tiết như trên như trên.
 2. Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động 
của các khối khí, frông ở BBC. Tại sao vùng cận nhiệt Địa Trung Hải lại có mưa vào thu đông, 
không có mưa vào mùa hạ?
 * Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của 
các khối khí, frông ở BBC.
GV: Phan Thi Kim Oanh15 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống, là do: 
 - Vị trí - khoảng cách: trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó 
cùng với sự tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời đã làm cho Trái Đất nhận được từ Mặt Trời một 
lượng bức xạ (ánh sáng, nhiệt độ) phù hợp tối ưu tạo điều kiện cho sự sống tồn tại và phát triển.
 - Kích thước và khối lượng: Vừa đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn để giữ tầng khí quyển bao quanh 
Trái Đất, làm cho Trái Đất có sự sống tồn tại.
 + Cung cấp cho sinh vật: Nitơ, oxy, hơi nước...
 + Điều hòa nhiệt độ: ngày đêm, giữa các mùa
 + Bảo vệ sinh vật trên mặt đất: Hấp thu tia tử ngoại, tránh sự phá hoại của thiên thạch...
 - Chuyển động tự quay quanh trục: Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ là vừa 
đủ để tạo nhịp điệu ngày đêm, do đó nhiệt độ giữa ngày, đêm điều hòa -> sự sống tồn tại.
 - Chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời:
 + Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung 
quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip mà Mặt Trời nằm 1 trong 2 tiêu điểm.
 + Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 
66033' và không đổi phương, tạo điều kiện cho góc nhập xạ của ánh sáng mặt trời vào ngày Hạ chí 
lên đến một góc 90 0, làm cho các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ điều hòa -> Sự sống tồn tại và phát 
triển.
 Bài số 22:
 Trình bày khái quát các hệ quả vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng.
 Bài làm
 Trình bày khái quát các hệ quả vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng.
 1/ Quỹ đạo của Trái Đất quay Mặt Trời không phải là một đường cong đều đặn.
 Do Trái Đất vận động quanh tâm chung của 2 thiên thể nên quỹ đạo của Trái Đất khi chuyển 
động quanh Mặt Trời là 1 đường cong hơi gợn sóng, có lúc Trái Đất ra xa, có lúc nhích lại gần Mặt 
Trời một khoảng 0.73 bán kính TĐ (4800km)
 2/ Tuần trăng
 - Tuần trăng là chu kỳ biến đổi các pha nhìn thấy Mặt Trăng. Chu kì tuần trăng bằng 29,53 ngày 
đêm trên Trái Đất (gọi là tháng giao hội) 
 - Do: TĐ chuyển động quay quanh MT còn MTrăng lại chuyển động quay quanh TĐ nên vị trí 
tương đối giữa MTrăng, MTrời và TĐ luôn thay đổi.
 3/ Hiện tượng nhật nguyệt thực.
 - Trong khi MTrăng quay xung quanh TĐất thì TĐất vẫn chuyển động quay quanh MTrời, khi 3 
thiên thể này thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau thì sẽ sinh ra hiện tượng nhật thực và nguyệt 
thực:
 - Nhật thực: Là hiện tượng Mặt Trời bị MTrăng che khuất 1 phần hoặc toàn phần, thường xảy ra 
vào ngày không trăng (ngày sóc)
 - Nguyệt thực : Là hiện tượng Mặt trăng bị TĐất che khuất một phần hoặc toàn phần, thường xảy 
ra vào ngày Trăng tròn (ngày vọng)
 4/ Hiện tượng sóng triều trên Trái Đất
 Hiện tượng này biểu hiện rõ nhất ở Đại dương thế giới. Do tác động qua lại giữa lực hút của Mặt 
Trăng và lực li tâm đã sinh ra hiện tượng sóng triều. Kết quả là vật chất trên Trái Đất có xu hướng 
dâng cao cả hai phía, phía hướng về Mặt Trăng và phía đối diện.
 * Cơ sở để tính âm lịch và âm dương lịch
 Bài số 23:
 Vào ngày 22/6, thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về cực Bắc và từ xích đạo về cực 
Nam thay đổi như thế nào? Tại sao?
 Bài làm
 * Sự thay đổi:
 - Vào ngày 22/6, thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về cực Bắc dài dần, từ xích đạo về 
cực Nam ngắn dần.
 * Giải thích:
GV: Phan Thi Kim Oanh17 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n dạy khoi
 + Tại Xích đạo có ngày dài bằng đêm
 + Giải thích: Vào ngày 22-6 Trái Đất nghiêng nửa cầu Bắc về phía mặt Trời, tia sáng Mặt 
Trời chiếu vuông góc tại chí tuyến Bắc, đường phân chia sáng tối ở sau cực Bắc và trước cực 
Nam.Ở Bán cầu Bắc diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối nên có ngày 
dài hơn đêm, còn nửa cầu Nam ngược lại nên có đêm dài hơn ngày.
 - Ngày 22-12:
 + Bắc bán cầu là mùa đông, Nam bán cầu là mùa hạ, Bắc bán cầu ngày ngắn đêm dài, Nam 
bán cầu ngày dài đêm ngắn.
 + Từ vòng cực Nam về cực Nam có ngày dài 24h, từ vòng cực Bắc về cực bắc có đêm dài 
24h.
 + Tại Xích đạo có ngày dài bằng đêm
 + Giải thích: Vào ngày 22-12 Trái Đất nghiêng nửa cầu Nam về phía mặt Trời, tia sáng Mặt 
Trời chiếu vuông góc tại chí tuyến Nam, đường phân chia sáng tối ở sau cực Nam và trước cực 
Bắc.Ở Bán cầu Nam diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối nên có ngày 
dài hơn đêm, còn nửa cầu Bắc ngược lại nên có đêm dài hơn ngày.
 Bài số 26: Đề thi HSG tỉnh Hà Tĩnh 2012-2013
 Hãy cho biết tên của hình vẽ bên. Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình.
 Bài làm
 Hãy cho biết tên của hình vẽ bên. Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình:
 a. Tên của hình 
 Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 năm
 b. Giải thích: Do Trái đất hình cầu, khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái Đất nghiêng với 
mặt phẳng quỹ đạo một góc 66030’ dẫn đến chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời 
 + Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 0o (Xích đạo) vào ngày 21/3.
 + Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 23o27’ B (chí tuyến bắc) vào ngày 22 /6.
 + Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 0o (Xích đạo) vào ngày 23/9.
 + Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 23o27’ N (chí tuyến nam) vào ngày 22 /12.
GV: Phan Thi Kim Oanh19 Tæ: Sö - §Þa – GDCD – TDQP- QP

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_thpt_quoc_gia_2019_mon_dia_ly_buoi_34_vu_tru.doc