Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 7: Thủy quyển - Phan Thị Kim Oanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 7: Thủy quyển - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 7: Thủy quyển - Phan Thị Kim Oanh
Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng häc sinh giái 10 Buổi: 7 Ngày soạn: 17/11/2019 Chủ đề 4: THỦY QUYỂN Phần 1: Trọng tâm kiến thức A. THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG I. Thủy quyển: 1. Khái niệm Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất - Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ...) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương. Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển. II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm - Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Ví dụ: Sông Hồng, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa. - Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan. Ví dụ: Sông Ô bi, Lênítxây, Lêna khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng. - Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi). 2. Địa thế, thực vật, hồ đầm a. Địa thế: Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài. b. Thực vật: - Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. - Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ. c. Hồ đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên nước sông chảy vào hồ đầm; mùa nước cạn: từ hồ đầm chảy ra. III. Một số sông lớn trên Trái Đất 1. Sông Nin: Từ hồ Victoria, đổ ra Địa Trung Hải, chảy qua xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi, diện tích lưu vực 2.881.000 km2 dài 6.685 km, nguồn cung cấp nước chính (nước mưa, nước ngầm). 2. Sông Amadôn: Từ dãy Anđet đổ ra Đại Tây Dương, chảy qua xích đạo châu Mĩ, lưu vực 7.170.000 km2 dài 6.437 km, nguồn cung cấp chính (nước mưa, nước ngầm). 3. Sông Lênítxây: dãy Xaian đổ ra biển ca ra thuộc Bắc Băng Dương chảy qua ôn đới lạnh châu Á, diện tích lưu vực 2.580.000 km, dài 4.102, nguồn cung cấp (băng tuyết tan, mưa). B. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN I. Sóng biển 1. Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. 2. Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,... a. Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng. b. Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h. GV: Phan Thị Kim Oanh1 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng häc sinh giái 10 Bài số 3: Phân biệt sự khác nhau giữa tuần hoàn nhỏ và tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất. Trả lời: - Vòng tuần hoàn nhỏ: + Nước tham gia hai giai đoạn: bốc hơi – nước rơi + Diễn ra ở biển, đại dương và trong đất liền ở phạm vi hẹp. Chủ yếu ở biển và đại dương - Vòng tuần hoàn lớn: + Nước tham gia qua 3 hoặc 4 giai đoạn: Bốc hơi – nước rơi – dòng chảy Bốc hơi – nước rơi – ngấm – dòng chảy + Diễn ra trên phạm vi rộng, có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất trên thế giới. Bài số 4: 1. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất. 2. Nêu các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. Trả lời: 1. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất. - Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong không khí. Nước trên Trái Đất luôn chuyển động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác và tuần hoàn theo những vòng khép kín. Có 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước ở biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn: nước ở biển và đại dương bốc hơi ngưng tụ thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Mưa và tuyết tan theo sông suối và dòng ngầm về sông, sông đổ ra biển và đại dương, rồi tiếp tục lại bốc hơi... 2. Nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. - Nguyên nhân: + Trên bề mặt Trái đất có nước, nước trong thiên nhiên luôn vận động + Do tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt trời + Nguyên nhân khác: gió, khí áp - Ý nghĩa: + Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái đất + Phân phối, điều hoà lại nguồn nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và các vùng khô hạn thuận lợi cho sự sống trên Trái đất + Tác động sâu sắc đến khí hậu, chế độ thuỷ văn làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái đất Bài số 5: a) Tại sao chế độ nước của các con sông trên Trái Đất không giống nhau? b) Nơi nào trên Trái Đất các vòng tuần hoàn của nước diễn ra mạnh nhất? Tại sao? Trả lời: a) Chế độ nước của các con sông trên Trái Đất không giống nhau vì: - Chế độ nước của mỗi con sông phụ thuộc vào nhiều nhân tố (nêu và phân tích) + Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm + Địa thế, thực vật và hồ đầm + Những nhân tố khác: tác động của con người trong việc đắp đê, xây dựng các hồ thủy điện, phá rừng - Mỗi nơi trên Trái Đất những nhân tố trên có sự khác nhau. Sự kết hợp và mối quan hệ giữa các nhân tố cũng khác nhau ở từng nơi làm cho chế độ nước của các con sông trên Trái Đất không giống nhau. b) Nơi nào trên Trái Đất các vòng tuần hoàn của nước diễn ra mạnh nhất? Tại sao? - Vùng nội chí tuyến GV: Phan Thị Kim Oanh3 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng häc sinh giái 10 + Từ thượng nguồn về hạ lưu, sông trải qua ba miền khí hậu khác nhau: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới -> mùa mưa và đỉnh mưa không trùng nhau, vì vậy lưu lượng nước thường xuyên được bổ sung. + Khi chảy qua hoang mạc, đến KhacTum, sông Nil được cung cấp thêm một lượng nước khá lớn từ Nil Xanh – là con sông bắt nguồn từ hồ Tana (thuộc khu vực cận xích đạo) – bổ sung lượng nước lớn cho dòng chính. + Từ đầu nguồn về hạ lưu, hầu như không có chi lưu, thuận lợi cho việc tập trung nước cho dòng chính. Bài số 9: Giải thích vì sao ở nước ta, chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng. Trả lời: * Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: - Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: - Địa thế, thực vật, hồ đầm: - Hình dạng mạng lưới và diện tích lưu vực * Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông: - Độ dốc của lòng sông. - Chiều rộng của lòng sông. * Ở nước ta, chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng vì: - Sông Cửu Long: có dòng sông dài, trắc diện lòng sông dạng lông chim, diện tích lưu vực lớn, độ dốc bình quân nhỏ, có tác dụng điều tiết nước của hồ Tônglêxap. - Sông Hồng: Diện tích lưu vực nhỏ, trắc diện lòng sông hình nan quạt, độ dốc lớn nhất là phân thượng và trung lưu. Bài số 10: Mực nước ngầm trên Trái Đất phụ thuộc vào những nhân tố nào? Vì sao vùng sa mạc đất cát thấm nước tốt nhưng mực nước ngầm lại không phong phú? Trả lời: a. Mực nước ngầm phụ thuộc (phân tích theo sách giáo khoa) + Tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi + Địa hình + Cấu tạo của đất đá + Lớp phủ thực vật b. Tại vùng hoang mạc, đất cát thấm nước tốt nhưng mực nước ngầm không phong phú do: + Nguồn cung cấp nước hạn chế: phần lớn nước ngầm có nguồn gốc là nước trên mặt ngấm xuống, nhưng ở đây lượng mưa hạn chế <200mm-năm, hệ số dòng chảy nhỏ làm nguồn cung cấp nước thấp. + Nhiệt độ thường xuyên cao nên lượng bốc hơi lớn. + Thảm thực vật nghèo nàn làm cân bằng ẩm luôn âm, lượng nước cung cấp cho nước ngầm ít. + Mặt dù đất đá thám nước tốt nhưng khả năng giữ hơi nước kém làm mực nước ngầm không cao. Bài số 11: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? Trả lời: a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông - Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm: + Miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa + Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc vào lượng tuyết tan, mùa xuân nhiệt độ ấm, băng tuyết tan thường gây lũ + Ở những vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò quan trọng - Địa thế, thực vật, hồ đầm + Địa thế: Miền núi có độ dốc lớn hơn đồng bằng nên nước chảy mạnh, nhanh, dễ gây ra lũ quét GV: Phan Thị Kim Oanh5 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng häc sinh giái 10 - Vùng gió mùa xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. - Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau ở 2 bờ đại dương. b. Dòng biển ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu các bờ lục địa và đại dương: - Bờ ảnh hưởng của dòng biển nóng có nhiệt độ cao, KH ẩm, mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước - Ảnh hưởng dòng biển lanh, nhiệt độ thấp, KH lạnh, ít mưa, không mưa. - Vùng chí tuyến, bờ đông các lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều do ảnh hưởng các dòng biển nóng. Bờ tây của lục địa KH khô do dòng biển lạnh. - Vùng ôn đới, bờ tây đại dương có KH lạnh, ít mưa do dòng biển lạnh. Bờ đông đại dương KH ấm áp mưa nhiều. Bài số 16: Thế nào là thủy triều? Tại sao trong tháng, thủy triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng tròn, nhỏ nhất vào ngày trăng khuyết (ngày trăng thượng huyền và hạ huyền); trong một năm thủy triều có hai lần lớn nhất vào ngày xuân phân và thu phân? Trả lời: a. Thế nào là thủy triều - Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. b. Trong tháng, thủy triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng tròn, nhỏ nhất vào ngày trăng khuyết vì: - Trong tháng ngày không trăng và trăng tròn là lúc mà Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với Trái lớn nhất. - Ngày trăng khuyết là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm vuông góc với nhau c. Trong năm thủy triều có hai lần lớn nhất vào ngày xuân phân và thu phân do: những ngày này Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Xích đạo, sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất. GV: Phan Thị Kim Oanh7 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP
File đính kèm:
- giao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_khoi_10_mon_dia_ly_buoi_7_th.doc