Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 8: Thổ nhưỡng quyển - Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh

doc 9 Trang tailieuthpt 16
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 8: Thổ nhưỡng quyển - Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 8: Thổ nhưỡng quyển - Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 8: Thổ nhưỡng quyển - Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng häc sinh giái 10
Buổi 8 Ngày soạn: 23/11/2019
 Chủ đề 5: THỔ NHƯỠNG QUYỂN- SINH QUYỂN
Phần 1: Trọng tâm kiến thức
A. THỔ NHƯỠNG QUYỂN, SINH QUYỂN
I. THỔ NHƯỠNG QUYỂN:
1. Khái niệm
 - Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa,được đặc trưng bởi yếu tố độ phì
 - Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh 
trưởng và phát triển.
 Vai trò của đất đối với đời sống và sản xuất của con người.
 + Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong ngành nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng không thể 
thay thế. Vì vậy trong quá trình sử dụng đất cần phải bảo vệ đất, nâng cao độ phì cho đất băng nhiều 
biện pháp khác nhau.
 + Đất là nguồn cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng đảm bảo cho thực vật sinh 
trưởng và phát triển thuận lợi.
 + Đất là nơi con người tiến hành các hoạt động sản xuất.Quy mô,tính chất và độ phì của đất ảnh 
hưởng quy mô sản xuất, sự phân bố cây trồng vật nuôi, năng suất và chất lượng cây trồng.
 + Đất còn là nơi con người tiến hành các hoạt động dân sinh. 
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất
 - Đất là một thực thể tự nhiên nó được hình thành nhờ tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác 
nhau
 a. Đá mẹ.
 - Đá mẹ(đá gốc) là lớp đá bị vở vụn, chua bị phong hoá hoàn toàn, nằm trên đá gốc được gọi là đá 
mẹ
 - Mọi loại đất đều được hình thành từ đá mẹ, mỗi loại đá khác nhau sẽ cho một loại đất khác 
nhau. Đất được hình thành từ đá mẹ ( Mácma axit đất sẽ có tính chất chua, nhiều cát, nghèo chất 
dinh dưỡng; còn đất hình thành từ đá Macma bazo có tính chất kèm, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất 
dày).
 - Vai trò của đá mẹ.
 + Đá mẹ là thành phần cơ bản cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
 + Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất 
của đất.
 b. Khí hậu.
 - Khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng dán tiếp đến quá trình hình thành đất.
 * Tác động trực tiếp. Thông qua hai yếu tố là nhiệt và ẩm. Dưới tác động của nhiệt và ẩm làm cho 
đá gốc bị phá huỷ về (mặt lí học và hoá học). Thành sản phẩm phong hoá rồi sau đó tiếp tục bị 
phong hoá tạo thành đất.Ngoài ra nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rữa trôi và tích tụ các 
vật chất, đồng thời tạo môi trường cho vi sinh vật phâm giải chất hữu cơ cho đất.
 * Tác động dán tiếp: Thông qua lơp phủ thực vật, thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế xói mòn đất, 
đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất
 - Các kiểu khí hậu khác nhau sẽ có các nhóm đất khác nhau, vì mỗi đới khí hậu khác nhau sẽ có 
điều kiện nhiệt và ẩm khác nhau.Ví dụ: Khí hậu ôn đới lục địa, đất Pôtzon; khí hậu nhiệt đới ẩm gió 
mùa là đất feralit.
 c. Sinh vật.
 - Đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất.
 + Thực vật: Xác thực vật cung cấp thành phần hữu cơ cho đất, rể thực vật bám vào khe nít của đá 
làm cho đá bị phá huỷ.
 + Động vật: Động vật sống trong đất(giun, kiến, mối...) góp phần làm cho đất tơi xốp, thoáng 
khid, dễ thấm nước..làm thay đổi tính chất của đất.
 + Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
 d. Địa hình.
 - Ở vùng núi cao nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá diễn ra chậm nên quá trình hình thành 
đất diễn ra yếu. Địa hình dốc đất dẽ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.
GV: Phan Thị Kim Oanh1 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng häc sinh giái 10
 - Con người làm thay đổi phạm vi phân bố của cây trồng- vật nuôi.
 Ví dụ: Con người đua Cam, chanh, mía từ châu Á châu Âu sang châu Mỹ và châu Phi; khoai 
lang, thuốc lá, cao su từ châu Mĩ sang châu Á và châu Phi; bò, cừu, thỏ từ châu Âu sang châu Úc và 
New Dilanh.
 - Con người có tác động tích cực, tiêu cực đến sự phát triển và phân bố sản xuất.
 + Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng thế giới.
 + Tiêu cực: Khai thác quá mức, sinh vật bị suy giảm, tuyệt chủng; chặt phá rừng, đốt rừng làm 
nương rẩy.
 3. Sự phân bố của sinh vật- đất trên Trái đất.
 3.1. Nguyên nhân của sự phân bố sinh vật- đất theo vĩ độ.
 - Sự phân bố sinh vật- đất theo vĩ độ phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu, nhất là chế độ nhiệt và ẩm.
 + Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định, đồng thời nước và độ ẩm là yếu tố quan 
trọng đối với sinh vật. Nên sự phân bố của sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhiệt ẩm. 
Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất; ngoài ra còn tác động dán tiếp thông qua sinh vật.
 + Do Trái Đất có dạng cầu. Nêu từ xích đạo đến hai cực, ánh sáng và nhiệt giảm dần, chế độ nhiệt 
ẩm có sự thay đổi khác nhau. Làm cho sinh vật và đất cũng thay đổi theo.
 3.2. Nguyên nhân của sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao.
 - Do càng lên cao nhiệt và lượng mưa thay đổi, do đó sự phân bố sinh vật- đất theo độ cao cũng 
khác nhau.
 - Ngoài ra hướng sườn khác nhau, Nên sự phân bố của sinh vật theo độ cao cũng khác nhau.
 4. Mối quan hệ giữa sinh vật- đất.
 - Giữa sinh vật- đất có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
 + Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất
 + Thực vật: Cung cấp thành phần hữu cơ cho đất.
 + Động vật: sống trong đất góp phần làm thay đổi tính chất của đất và phân huỷ một số vật chất 
hữu cơ cho đất.
 + Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ, tổng hợp tạo thành chất mùn.
 - Đặc tính lí hoá, độ phì của đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển phân bố sinh 
vật.
Phần 2: Bài tập vận dụng
Bài số 1:
 Tại sao trên thế giới lại có nhiều loại đất khác nhau?
 Trả lời:
 * Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau đó là do quá trình hình thành đất chịu tác động 
đồng thời của nhiều nhân tố.
 * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất(Yêu cầu phân tích cụ thể 
từng đặc điểm ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất)
 a. Đá mẹ.
 - Đá mẹ(đá gốc) là lớp đá bị vở vụn, chua bị phong hoá hoàn toàn, nằm trên đá gốc được gọi là đá 
mẹ
 - Mọi loại đất đều được hình thành từ đá mẹ, mỗi loại đá khác nhau sẽ cho một loại đất khác 
nhau. Đất được hình thành từ đá mẹ ( Mácma axit đất sẽ có tính chất chua, nhiều cát, nghèo chất 
dinh dưỡng; còn đất hình thành từ đá Macma bazo có tính chất kèm, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất 
dày).
 - Vai trò của đá mẹ.
 + Đá mẹ là thành phần cơ bản cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
 + Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất 
của đất.
 b. Khí hậu.
 - Khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng dán tiếp đến quá trình hình thành đất.
 * Tác động trực tiếp. Thông qua hai yếu tố là nhiệt và ẩm. Dưới tác động của nhiệt và ẩm làm cho 
đá gốc bị phá huỷ về (mặt lí học và hoá học). Thành sản phẩm phong hoá rồi sau đó tiếp tục bị 
GV: Phan Thị Kim Oanh3 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng häc sinh giái 10
 * Tác động dán tiếp: Thông qua lơp phủ thực vật, thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế xói mòn đất, 
đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất
 - Các kiểu khí hậu khác nhau sẽ có các nhóm đất khác nhau, vì mỗi đới khí hậu khác nhau sẽ có 
điều kiện nhiệt và ẩm khác nhau.Ví dụ: Khí hậu ôn đới lục địa, đất Pôtzon; khí hậu nhiệt đới ẩm gió 
mùa là đất feralit.
 c. Sinh vật.
 - Đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất.
 + Thực vật: Xác thực vật cung cấp thành phần hữu cơ cho đất, rể thực vật bám vào khe nít của đá 
làm cho đá bị phá huỷ.
 + Động vật: Động vật sống trong đất(giun, kiến, mối...) góp phần làm cho đất tơi xốp, thoáng 
khid, dễ thấm nước..làm thay đổi tính chất của đất.
 + Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
 d. Địa hình.
 - Ở vùng núi cao nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá diễn ra chậm nên quá trình hình thành 
đất diễn ra yếu. Địa hình dốc đất dẽ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.
 - Nơi bằng phẳng quá trình tích tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng 
hơn.
 - Mặt khác, địa hình còn ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau the độ 
cao.
 e. Thời gian.
 - Để đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian, thời gian để hình thành một loại đất được gọi là 
tuổi đất.
 + Đất ở vùng nhiệt đới và xích đạo có tuổi già nhất vì vùng này có nhiệt ẩm dồi dào, quá trình 
hình thành đất không bị gián đoạn.
 + Đất ở vùng ôn đới và cực có tuổi trẻ nhất, vì quá trình hình thành đất bị gian đoạn bởi thời kỳ 
băng hà Đệ Tứ, vì thế có tuổi trẻ.
 g. Con người.
 - Tác động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
 + Tích cực: Bón phân hữu cơ làm tăng độ phì cho đất
 + Tiêu cực: chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẩy, đẩy mạnh quá trình xói mòn đất, làm cho đất 
bạc màu trơ sỏi đá, gây lũ lụt, hạn hán.
Bài số 3:
 Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào quá trình hình thành các loại đất 
khác nhau hay không? Hãy lấy ví dụ chứng minh.
 Khí hậu đóng vai trò như thế nào trong quá trình hình thành đất. 
 Trả lời:
Khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất, nó có ảnh hưởng trực tiếp 
và dán tiếp đến quá trình hình thành đất.
- Trực tiếp: Thông qua hai yếu tố là nhiệt và ẩm. Dưới tác động của nhiệt ẩm làm cho đá gốc bị phá 
huỷ (vật lí và hoá học). Thành sản phẩm phong hoá rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất.
- Ảnh hưởng dán tiếp: Thông qua chuổi tác động: Khí hậu- sinh vật- đất.
+ Nhiệt ẩm->Ảnh hưởng đến quá trình hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất.
+ Tạo môi trường thuận lợi-> Vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
+ Ngoài ra còn ảnh hưởng dán tiếp thông qua thảm thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế xói 
mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
- Các kiểu khí hậu khác nhau-> sẽ có những loại đất khác nhau
Ví dụ: Đới ảnh quan ôn hoà có nhiều kiểu khí hậu khác nhau, tương ướng với nó có các loại đất khác 
nhau.( Khí hậu ôn đới lục địa-> Rừng là kim->Đất Pôtzon nghèo chất dinh dưỡng chua; Khí hậu ôn 
đới hải hương-> Rừng lá rộng, hổn hợp-> Đất nâu- xám; Khí hậu ôn đới lục địa ½ khô hạn-> Thảo 
nguyên -> Đất đen ôn đới).
Bài số 4:
GV: Phan Thị Kim Oanh5 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng häc sinh giái 10
 + Do con người khai thác tài nguyên thiện nhiên quá mức, nhiều loại động thực vật bị săn bắn 
triệt để dẫn tới bị tuyệt chủng hoặc đúng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
 Sông Nil mặc dù phần lớn chiều dài chảy qua hoang mạc, khí hậu khô hạn song nước sông 
không bị cạn là do:
 + Nguồn cung cấp nước ban đầu cho sông rất dồi dào do bắt nguồn từ hồ Victoria – thuộc khu 
vực khí hậu xích đạo – có lượng mưa lớn, quanh năm.
 + Từ thượng nguồn về hạ lưu, sông trải qua ba miền khí hậu khác nhau: xích đạo, cận xích đạo, 
nhiệt đới -> mùa mưa và đỉnh mưa không trùng nhau, vì vậy lưu lượng nước thường xuyên được bổ 
sung.
 + Khi chảy qua hoang mạc, đến KhacTum, sông Nil được cung cấp thêm một lượng nước khá lớn 
từ Nil Xanh – là con sông bắt nguồn từ hồ Tana (thuộc khu vực cận xích đạo) – bổ sung lượng nước 
lớn cho dòng chính.
 + Từ đầu nguồn về hạ lưu, hầu như không có chi lưu, thuận lợi cho việc tập trung nước cho dòng 
chính.
Bài số 9:
 Giải thích vì sao ở nước ta, chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của 
sông Hồng.
 Trả lời:
 * Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
 - Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: 
 - Địa thế, thực vật, hồ đầm:
 - Hình dạng mạng lưới và diện tích lưu vực
 * Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông:
 - Độ dốc của lòng sông.
 - Chiều rộng của lòng sông.
 * Ở nước ta, chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng vì:
 - Sông Cửu Long: có dòng sông dài, trắc diện lòng sông dạng lông chim, diện tích lưu vực lớn, độ 
dốc bình quân nhỏ, có tác dụng điều tiết nước của hồ Tônglêxap.
 - Sông Hồng: Diện tích lưu vực nhỏ, trắc diện lòng sông hình nan quạt, độ dốc lớn nhất là phân 
thượng và trung lưu.
Bài số 10:
 Mực nước ngầm trên Trái Đất phụ thuộc vào những nhân tố nào? Vì sao vùng sa mạc đất cát 
thấm nước tốt nhưng mực nước ngầm lại không phong phú?
 Trả lời:
 a. Mực nước ngầm phụ thuộc (phân tích theo sách giáo khoa)
 + Tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi
 + Địa hình
 + Cấu tạo của đất đá
 + Lớp phủ thực vật
 b. Tại vùng hoang mạc, đất cát thấm nước tốt nhưng mực nước ngầm không phong phú do:
 + Nguồn cung cấp nước hạn chế: phần lớn nước ngầm có nguồn gốc là nước trên mặt ngấm 
xuống, nhưng ở đây lượng mưa hạn chế <200mm-năm, hệ số dòng chảy nhỏ làm nguồn cung cấp 
nước thấp.
 + Nhiệt độ thường xuyên cao nên lượng bốc hơi lớn.
 + Thảm thực vật nghèo nàn làm cân bằng ẩm luôn âm, lượng nước cung cấp cho nước ngầm ít.
 + Mặt dù đất đá thám nước tốt nhưng khả năng giữ hơi nước kém làm mực nước ngầm không 
cao.
Bài số 11:
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, 
chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào?
 Trả lời:
 a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
 - Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm:
GV: Phan Thị Kim Oanh7 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng häc sinh giái 10
 Trả lời:
 a. Quy luật chuyển động của dòng biển:
 - Các dòng biển nóng phát sinh 2 bên XĐ chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về 
phía cực.
 - Các dòng biển lạnh xuất phát khoảng vĩ độ 30-40 0 ở bờ đông các đại dương chảy về XĐ, cùng 
với dòng biển nóng tạo thành hoàn lưu.
 - Ở BCB có dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực theo bờ tây các đại dương chảy về XĐ.
 - Vùng gió mùa xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
 - Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau ở 2 bờ đại dương.
 b. Dòng biển ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu các bờ lục địa và đại dương:
 - Bờ ảnh hưởng của dòng biển nóng có nhiệt độ cao, KH ẩm, mưa nhiều vì không khí trên dòng 
biển nóng chứa nhiều hơi nước
 - Ảnh hưởng dòng biển lanh, nhiệt độ thấp, KH lạnh, ít mưa, không mưa.
 - Vùng chí tuyến, bờ đông các lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều do ảnh hưởng các dòng biển 
nóng. Bờ tây của lục địa KH khô do dòng biển lạnh.
 - Vùng ôn đới, bờ tây đại dương có KH lạnh, ít mưa do dòng biển lạnh. Bờ đông đại dương KH 
ấm áp mưa nhiều.
Bài số 16:
 Thế nào là thủy triều? Tại sao trong tháng, thủy triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng 
tròn, nhỏ nhất vào ngày trăng khuyết (ngày trăng thượng huyền và hạ huyền); trong một năm 
thủy triều có hai lần lớn nhất vào ngày xuân phân và thu phân?
 Trả lời:
 a. Thế nào là thủy triều 
 - Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và 
đại dương, do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
 b. Trong tháng, thủy triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng tròn, nhỏ nhất vào ngày 
trăng khuyết vì:
 - Trong tháng ngày không trăng và trăng tròn là lúc mà Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, sức 
hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với Trái lớn nhất.
 - Ngày trăng khuyết là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm vuông góc với nhau
 c. Trong năm thủy triều có hai lần lớn nhất vào ngày xuân phân và thu phân do: những ngày 
này Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Xích đạo, sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất.
GV: Phan Thị Kim Oanh9 Tæ: Sö - §Þa - GDCD - TDQP

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_khoi_10_mon_dia_ly_buoi_8_th.doc