Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 9: Các quy luật của lớp vỏ Trái đất - Phan Thị Kim Oanh

doc 9 Trang tailieuthpt 26
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 9: Các quy luật của lớp vỏ Trái đất - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 9: Các quy luật của lớp vỏ Trái đất - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 môn Địa lý - Buổi 9: Các quy luật của lớp vỏ Trái đất - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020
 Ngày soạn: 03/12/2019
 Buổi 9
 Chủ đề 6: CÁC QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ TRÁI ĐẤT
 1. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
 2. Quy luật địa đới.
 3. Quy luật phi địa đới.
 1. MỤC TIÊU: Sau bài học nội dung bài học này, HS phải:
 1.1 Kiến thức:
 - Hiểu và trình bày được đặc điểm của lớp vỏ địa lí; so sánh được sự khác nhau giữa lớp vỏ địa lí 
và lớp vỏ Trái Đất.
 - Hiểu được nguyên nhân và biểu hiện của các quy luật của lớp vỏ địa lí: Quy luật thống nhất và 
hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và phi địa đới.
 - Vận dụng các kiến thức để làm các bài tập liên quan từ các đề thi chọn HSG các năm.
 1.2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, kĩ năng phân tích biểu hiện, nguyên nhân; so sánh các quy luật 
của lớp vỏ địa lí.
 - Rèn luyện kĩ năng làm các bài tập vận dụng liên quan.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu về nội dung về các quy luật của lớp vỏ địa lí.
 - Một số bài tập về chủ đề từ các đề thi HSG tỉnh, HSG Đồng bằng Bắc bộ.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Sưu tầm và giải các bài tập liên quan đến nội dung các quy luật của lớp vỏ địa lí.
 - Sưu tầm và giải bài tập của một số đề thi chọn HSG tỉnh các năm gần đây.
 3. TỔ CHỨC HỌC TẬP
 GV hướng dẫn HS các nội dung học tập
 I. Lớp vỏ địa lí
 - Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận 
 (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn 
 nhau.
 - Giới hạn:
 + Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
 + Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
 + Chiều dày khoảng 30 - 35km.
 Nội dung 
 Vỏ Trái Đất Vỏ địa lí
 so sánh
 Là lớp bề mặt Trái đất, ở đó có sự xâm 
 Là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài Trái 
 Định nghĩa nhập và tác động lẫn nhau của các thành 
 đất
 phần vật chất giữa các quyển
 Chiều dày 5 -7 km 30 - 35km
 Từ giới hạn dưới tầng ôdôn đến: Đáy vực 
 Phạm vi Từ bề mặt Trái Đất đến lớp manti thẳm đại dương (ở đại dương). Mặt dưới 
 của lớp đất và phong hóa (ở lục địa)
 Thành Gồm các lớp trầm tích, granit (sial) 
 Hỗn hợp gồm 5 quyển khác nhau
 phần badan (sima)
 Ở Đại Từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy 
 Gồm tầng badan và tầng trầm tích
 dương vực thẳm đại dương
 Ở lục địa Gồm tầng badan, tầng granit Từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến mặt 
 GV: Phan ThÞ Kim Oanh1 Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020
 - Sinh quyển:
 + Sự phân bố các vành đai khí hậu, kiểu khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật theo địa 
đới và phi địa đới
 + Khí quyển có vai trò cung cấp không khí cho các sinh vật sống trên TĐ, bảo vệ chúng khỏi các 
tia bức xạ có hại của MT, chi phối tới phạm vi của sinh quyển: giới hạn trên của sinh quyển là đến 
tầng ozon(nới hấp thụ tia bức xạ MT. Từ tầng ozon trở lên không có sinh vật sinh sống)
 b. Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như thế nào?
 - Ở vành đai xích đạo, dòng chảy của sông ngòi nhiều nước quanh năm, phản ánh đúng chế độ 
mưa quanh năm ở xích đạo.
 - Ở vành đai nhiệt đới có một mùa mưa và một mùa khô, nên sông ngòi ở đây có dòng chảy 
quanh năm nhưng có một mùa nước cạn và một mùa nước lũ.
 - Ở vành đai ôn đới nóng tính địa đới phản ánh đầy đủ ở rìa phía Tây các lục địa, ví dụ như rìa 
phía Tây lục điạ Âu- Á, ta thấy được 4 kiểu chế độ nước sông theo nguồn cung cấp nước (mưa, nước 
ngầm, băng tuyết tan).
 - Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa Bắc lục điạ Âu- Á và Bắc Mĩ, vào mùa đông nước sông 
cạn kiệt (vùng băng giá), vào mùa hạ có lũ là do tuyết tan.
 - Ở các vĩ độ cao cận cực, nước hầu như ở thể rắn quanh năm.
Bài số 2:
 1. Tại sao có sự phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất?
 2. Chứng minh sự phân bố mưa vừa mang tính địa đới vừa mang tính phi địa đới.
 Trả lời:
 1. Có sự phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất vì:
 - Tất cả các thành phần tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên đều chịu tác động đồng thời của nguồn 
năng lượng bức xạ Mặt Trời và năng lượng trong lòng Trái Đất.
 + Năng lượng bức xạ MT là nguồn gốc, động lực của các quá trình tự nhiên, chính sự phân bố 
theo đới của bức xạ MT tạo ra tính địa đới cúa thành phần tự nhiên, thay đổi từ xích đạo về 2 cực
 + Năng lượng trong lòng TĐ đã làm phân chia bề mặt TĐ thành lục địa, đại dương, địa hình núi 
cao làm cho thiên nhiên phân hóa theo qui luật phi địa đới, thay đổi theo kinh độ và độ cao.
 2. Chứng minh sự phân bố mưa vừa mang tính địa đới vừa mang tính phi địa đới.
 - Địa đới: Từ XĐ – cực lượng mưa phân bố khác nhau
 + XĐ: mưa nhiều nhất
 + Chí tuyến: mưa tương đối ít
 + Ôn đới: mưa tương đối nhiều
 + Cực: mưa ít nhất
 - Phi địa đới
 + Từ XĐ – vòng cực của BCN mưa nhiều hơn BCB vì diện tích đại dương lớn hơn lục địa, BCB 
ngược lại. 
 + Cực Nam mưa ít hơn cực Bắc vì là lục địa Nam cực, cực Bắc là Bắc Băng Dương
 + Càng vào sâu lục địa mưa càng giảm, do ảnh hưởng của biển giản
 + Bờ đông và bờ tây lục địa có lượng mưa khác nhau do ảnh hưởng dòng biển, hoàn lưu khí 
quyển
 + Càng lên cao lượng mưa tăng đến độ nhất định. Cùng dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, khuất 
gió mưa ít.
Bài số 3:
 a. Quy luật địa ô và quy luật đai cao giống và khác nhau ở điểm nào? Hãy xác định phạm vi 
biểu hiện của tính địa đới.
 b.Tại sao độ muối ở các đại dương thay đổi theo vĩ độ?
 Trả lời:
 a. Quy luật địa ô và quy luật đai cao giống và khác nhau ở điểm nào? Hãy xác định phạm vi 
biểu hiện của tính địa đới.
 * Giống nhau
 - Đều là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần 
địa lý và cảnh quan. 
 - Đều do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất gây nên.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh3 Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020
Bài số 5:
 a) Phân tích vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người
 b) Tại sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái đất bị phá vỡ?
 Trả lời:
 a) Phân tích vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người
 - Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển (Dẫn chứng).
 - Biển và đại dương là kho tài nguyên:
 + Tài nguyên khoáng sản (Dẫn chứng).
 + Tài nguyên hóa học (Dẫn chứng).
 + Tài nguyên năng lượng (Dẫn chứng)
 + Tài nguyên hải sản (Dẫn chứng)
 + Tài nguyên du lịch (Dẫn chứng)
 - Biển và đại dương là chiếc cầu nối liền các lục địa với nhau (Dẫn chứng).
 - Là cơ sở để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
 b) Tại sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái đất bị phá vỡ
 - Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven bờ đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì 
mưa nhiều, ngược lại nơi có dòng biển lạnh đia qua thì mưa ít).
 - Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn):
 + Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ 
cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa.
 + Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa.
 - Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, 
trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa.
 - Ảnh hưởng của gió:
 + Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều.
 + Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít.
 - Ảnh hưởng của khí áp:
 + Các dải áp cao mưa ít.
 + Các dải áp thấp mưa nhiều.
Bài số 6:
 a. Vì sao qui luật địa đới là qui luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí?
 b. Chứng minh rằng: theo vĩ độ tương ứng với mỗi thảm thực vật sẽ có một loại đất. Vì sao lại 
có sự tương ứng đó?
 Trả lời:
 a. Vì sao qui luật địa đới là qui luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí
 * Khái niệm quy luật địa đới: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan 
địa lí theo chiều vĩ độ.
 * Giải thích:
 - Là quy luật phổ biến vì:
 + Quy luật địa đới được biểu hiện trong nhiều quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái đất và 
trong mọi thành phần tự nhiên của lớp vỏ địa lí ( dẫn chứng).
 + Nguyên nhân sinh ra quy luật này là do Trái Đất hình cầu và bức xạ mặt trời. Bức xạ Mặt trời là 
nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất.
 * Là quy luật quan trọng nhất vì: nhờ quy luật này có thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên 
trên Trái Đất; là cơ sở để phát hiện ra các quy luật khác.
 b. Chứng minh rằng: theo vĩ độ tương ứng với mỗi thảm thực vật sẽ có một loại đất. Vì sao lại 
có sự tương ứng đó
 - Chứng minh: Học sinh nêu bảng các thảm thực vật và đất theo vĩ độ.
 - Có sự tương ứng đó là do: sinh vật và đất có mối quan hệ mật thiết với nhau (phân tích)
 + Sinh vật: có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất (phân tích)
 + Đất: những đặc tính lí hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực 
vật.
Bài số 7:
GV: Phan ThÞ Kim Oanh5 Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020
 Trả lời:
 a. Trình bày biểu hiện của quy luật địa đới qua các yếu tố của khí hậu trên Trái Đất.
 Nêu khái niệm về quy luật địa đới
 Các yếu tố của khí hậu biểu hiện rõ nhất của quy luật địa đới:
 + Sự phân bố của các vòng đai nhiệt 
 + Sự phân bố của các đai khí áp và các đới gió
 + Sự phân chia các đới khí hậu 
 b. Trình bày sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi thảm thực vật rừng bị tàn phá, từ đó rút 
ra nhận xét về quy luật của tự nhiên
 * Nhận xét: Trong tự nhiên, bất cứ một lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần có mối quan hệ 
chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của các 
thành phần còn lại cũng như của toàn bộ cảnh quan. Đó là nội dung quy luật thống nhất và hoàn 
chỉnh của lớp vỏ địa lí.
 * Khi thảm thực vật rừng bị tàn phá thì dẫn đến sự biến đổi của tất cả các thành phần tự nhiên 
khác: 
 + Khí hậu biến đổi theo hướng cực đoan, thay đổi thất thường, có nhiều thiên tai hơn...
 + Địa hình biến đổi nhanh chóng hơn bởi các quá trình ngoại lực ...
 + Dòng chảy sông ngòi không ổn định, thất thường, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, tính chất ác 
liệt hơn.
 + Sinh vật bị suy giảm, nghèo nàn, một số loài có thể biến mất.
 + Đất đai trở lên cằn cỗi, thoái hóa.
Bài số 10:
 a. Phân biệt quy luật địa ô và quy luật đai cao.
 b. Trình bày sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ. 
 Trả lời:
 a. Phân biệt quy luật địa ô và quy luật đai cao.
 Quy luật địa ô Quy luật đai cao
 Khái là sự thay đổi có quy luật của các thành là sự thay đổi có quy luật của các thành 
 niệm phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ phần tự nhiên theo độ cao địa hình
 Nguyên Do sự phân bố đất liền, đại dương làm Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao 
 nhân cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng 
 sang tây; các dãy núi chạy theo hướng mưa ở miền núi.
 kinh tuyến.
 Biểu Sự thây đổi các kiểu thảm thực vật theo Sự phân bố các vành đai đất và thực vật 
 hiện kinh độ. theo độ cao
 b. Trình bày sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ. 
 - Ở đới đài nguyên: 
 + Đất: chủ yếu là đất đài nguyên có tầng mỏng, nghèo chất dinh dưỡng.
 + Thảm thực vật đặc trưng là đài nguyên (rêu, địa y, cây bụi thấp,.)
 - Ở đới ôn đới: 
 + Đất đặc trưng là đất pốtdôn 9chua, nghèo mùn), ngoài ra còn có đất nâu và xám, đất đen.
 + Thảm thực vật đặc trưng là rừng lá kim (cây lá kim: thông, lãnh sam, thiết sam), rừng lá rộng 
(sồi, dẻ gai, phong,), thảo nguyên.
 - Ở đới cận nhiệt:
 + Đất có nhiều loại: đỏ vàng, nâu đỏ và đất xám
 + Thảm thực vật: từ rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt đến bán hoang mạc và 
hoang mạc.
 - Ở đới nhiệt đới:
 + Đất đặc trưng là đất đỏ vàng, nâu đỏ (tầng dày, giầu chất dinh dưỡng)
 + Thảm thực vật đặc trưng: rừng nhiệt đới ẩm, rừng xích đạo.
Bài số 11:
 a. Thế nào là lớp vỏ địa lí ? Ý nghĩa của lớp vỏ này.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh7 Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n d¹y khèi 10, n¨m häc 2019-2020
 Cho hình vẽ sau đây:
 Hình vẽ là biểu hiện của quy luật 
địa lí nào? Nguyên nhân sinh ra quy 
luật? Phạm vi biểu hiện tương ứng với 
hình? Ở Việt Nam có biểu hiện của 
quy luật này không? Vì sao?
 Trả lời:
 * Hình vẽ biểu hiện cho quy luật phi địa đới (gồm cả địa ô và đai cao)
 * Nguyên nhân: 
 - Nguyên nhân chung: do nội lực – đã dẫn đến sự phân chia bề mặt trái đất thành lục địa, đại 
 dương, địa hình núi cao.
 - Nguyên nhân cụ thể:
 Địa ô Đai cao
 - Do sự phân bố đất liền và biển làm Do ảnh hưởng của độ cao địa hình dẫn 
 cho khí hậu phân hóa từ đông sang tây. đến sự thay đổi của các yếu tố nhiệt và ẩm: 
 - Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy dọc càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lượng mưa 
 theo chiều kinh tuyến càng tăng, đến một độ cao nhất định độ ẩm 
 giảm, lượng mưa giảm.
 * Phạm vi biểu hiện: Ở các dãy núi cao trải dài theo chiều kinh tuyến.
 * Ở nước ta có biểu hiện của quy luật này do: lãnh thổ trài dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình chủ 
 yếu là đồi núi, trong đó có một số khu vực địa hình cao như Tây Bắc, Tây Nguyên, DHMT, có dải 
 Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn cao, trải dài.
 GV: Phan ThÞ Kim Oanh9 Tæ: Sö -§Þa – GDCD -QPAN

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_khoi_10_mon_dia_ly_buoi_9_ca.doc