Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 1: Hướng dẫn kĩ năng làm bài thi môn Địa lí và giới thiệu một số đề thi Địa lí - Phan Thị Kim Oanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 1: Hướng dẫn kĩ năng làm bài thi môn Địa lí và giới thiệu một số đề thi Địa lí - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 1: Hướng dẫn kĩ năng làm bài thi môn Địa lí và giới thiệu một số đề thi Địa lí - Phan Thị Kim Oanh

Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n BDHSG 2019 Buổi 1: Ngày soạn: 11/ 10/ 2019 Chủ đề 1: HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN ĐỊA LÍ VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI ĐỊA LÍ A. CÁCH LÀM BÀI THI MÔN ĐỊA LÍ. I. Nguyên tắc để làm 1 bài thi Địa lí 1. Đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và nhận dạng đề thi: Khi nhận được đề thi cần đọc nhanh câu hỏi vài lần để xác định đúng trọng tâm câu hỏi và dạng của đề thi để có cách giải đúng. Xác định dạng câu hỏi gồm các dạng như: lí giải, phân tích, so sánh, chứng minh, trình bày và dạng tổng hợp. Mỗi dạng đều có yêu cầu riêng và cách trình bày khác nhau. 2. Lập dàn bài ra giấy nháp: Đây là khâu quan trọng, giúp cho việc phân bố thời gian hợp lí, chính xác, tránh bỏ sót các ý trong các nội dung câu hỏi. Khi lập dàn bài cho các ý các câu có thể để khoảng giấy nhất định khi sót ý cần bổ sung. Lập dàn bài xong phải kiểm tra xem có cần bổ sung gì không, trong quá trình làm bài nếu chợt nhớ ra kiến thức liên quan phần nào thì cần bổ sung ngay vào dàn bài và sau đó tìm cách bổ sung vào bài làm cho hợp lí. Tránh tình trạng làm xong câu 1, sang câu 2, làm hết câu 2 lại có dòng chữ “bổ sung câu 1” điều này rất tối kị khi làm bài. Nếu cần, khi làm xong câu 1 thì để một khoảng trắng trên giấy làm bài khi cần thì bổ sung. 3. Làm bài phải đảm bảo tính hệ thống và logic: - Khi làm bài, phần dễ làm trước, phần khó sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài. Lưu ý dùng kí hiệu ở đề, câu nào làm câu nào chưa làm tránh bỏ sót ý, bỏ sót câu. - Phải biết phân bổ thời gian cho hợp lí, phải làm hết tất cả các câu và không nên tập trung quá nhiều thời gian vào một câu mà những câu khác không đủ thời gian. Cần xem có phần nào liên hệ kiến thức thực tiễn không. - Trong khi làm bài có thể chia thành các ý lớn nhỏ... Bài làm càng rõ ý càng tốt, không nên viết liền. Bài làm cần rõ ràng, cần có sự chuyển ý hợp lí, trả lời đầy đủ theo yêu cầu của câu hỏi. Đáp án môn Địa lí chia nhỏ 0,25đ nên việc tách ý, viết đủ ý phải là ưu tiên hàng đầu, bài thi quan trọng có bao nhiêu ý chứ không phải bao nhiêu tờ giấy. Nếu trình bày rõ ràng theo từng ý như yêu cầu của đáp án sẽ tạo được thiện cảm với người chấm. II. Lưu ý khi trình bày bài thi tự luận: - Trình bày bài thi là khâu quan trọng vì giá trị của bài thi không chỉ thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Trình bày bài thi tự luận nên theo ba phần: + Mở bài: nhiều cách song cần phải nêu ngắn gọn súc tích và rỏ ràng vấn đề. + Thân bài: Giải quyết trực tiếp vấn đề + Kết luận: Tóm lại vấn đề (có hướng mở), nêu giải pháp. - Tuy nhiên, khi trình bày chúng ta có thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu, không nên viết tắt, viết lan man, tẩy xóa trong bài. III. Các dạng câu hỏi lí thuyết và cách giải: 1. Dạng đề câu hỏi lí giải. Yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi : “Tại sao?”. Với dạng đề này, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí. Để làm bài tốt, học sinh chú ý tổng hợp các kiến thức được tích lũy và các mối liên hệ nhân quả. 2. Dạng đề câu hỏi so sánh. Yêu cầu học sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Học sinh không nên trả lời theo kiểu học thuộc bài mà cần phải tổng hợp kiến thức, sau đó phân biệt được sự giống, khác nhau của các hiện tượng địa lí. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n BDHSG 2019 Câu ĐÁP ÁN Thang điểm Câu 1 1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên trong 24h? a. Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 1,5 điểm * Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn. - Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông trùng với hướng tự quay quanh trục tưởng tượng. - Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời: 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. - Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo, trục tưởng tượng của Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66033’ không đổi phương. - Hệ quả: + Chyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời: + Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ b. Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên trong 24h? 0,5 * Trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên trong 24 giờ: - Do Trái Đất hình cầu nên có hiện tượng ngày và đêm - Do Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục tưởng tượng hết 24 giờ nên có hiện tượng ngày đêm luân phiên trong 24 giờ. 2. Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau 1,0 trên Trái Đất? * Nguyên nhân: Khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương làm cho vị trí vòng phân chia sáng tối thay đổi nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. * Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ: - Xích đạo quanh năm có ngày dài bằng đêm. - Từ XĐ về 2 cực sự chênh lệch ngày đêm ngày càng tăng. - Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực – ngày dài 24h) (đêm địa cực – đêm dài 24 giờ). Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực ngày càng tăng. - Ở cực có 6 tháng ngày hoặc 6 tháng đêm. * Vì sao mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn mùa hạ ở bán cầu Nam? 2,0 - Mùa hè ở BBC được tính từ 21/3 đến 23/9 dài 186 ngày. Mùa hè ở NBC được tính từ 23/9 đến 21/3 năm sau dài 179 ngày. Như vậy mùa hè ở BBC dài hơn mùa hè ở NBC 7 ngày. - Nguyên nhân: Do Trái Đất dạng hình cầu, chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời từ GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n BDHSG 2019 thuộc vào lượng tuyết băng tan. Ví dụ: Sông Ô bi, Lênítxây, Lêna khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng. - Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi). 2. Địa thế, thực vật, hồ đầm a. Địa thế: Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài. b. Thực vật: - Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. - Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ. c. Hồ đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên nước sông chảy vào hồ đầm; mùa nước cạn: từ hồ đầm chảy ra. * Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có khái niệm “sống chung với lũ” 1,0 còn ở Miền Trung thì không? a) Đồng bằng sông Cửu Long có khái niệm “sống chung với lũ”vì: - Do địa hình thấp và bằng phẳng, lại có nhiều ô trũng, nên lòng sông rộng và nông-> tốc độ dòng chảy chậm nên lũ kéo dài 1-2 tháng - Sông có hai nhanh chính là sông Tiền đổ ra biển qua 6 cửa và Sông Hậu đổ ra biển theo 3 cửa, không có hệ thống đê. - Sông mang lũ về kéo theo nhiều nguồn lợi hải sản mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân b) Miền Trung không có khai niệm sống chung với lũ vì: - Hình thái sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc. - Sông trong nội địa, diện tích lưu vực nhỏ. - Lượng mưa tập trung lớn. - Rừng đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá. - Yếu tố khác: nhiều hồ thủy điện xả lũ cùng lúc, bão, áp thấp Câu III 1. So sánh frông với dãy hội tụ nhiệt đới. Khi có frông (nóng- lạnh) đi 2,5 qua một địa, thời tiết diễn biến như thế nào? a) So sánh frông với dải hội tụ nhiệt đới * Giống nhau: - Là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí. - Là khu vực nhiễu loạn thời tiết. * Khác: - Frông: + Là mặt tiếp xúc của 2 khối khí có tính chất vật lí khác nhau. + Mỗi bán cầu có 2 frông. + Mưa do đoạn nhiệt khi khối khí bị đẩy lên theo mặt frông. - Dải hội tụ nhiệt đới: + Là mặt tiếp xúc của 2 khối khí có tính chất vật lí giống nhau, hướng gió ngược nhau. + Có một dải hội tụ nhiệt đới. + Mưa do không khí nóng ẩm bốc lên cao gây ra. b) Khi có frông (nóng- lạnh) đi qua một địa phương, thời tiết diễn biến thất thường, có sự nhiễm loạn thường gấy mưa lớn. 2. Địa hình ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố nhiệt độ không khí. 2,5 Địa hình là một nhân tố tác động tới sự phân bố của nhiệt độ vì: - Độ cao: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN
File đính kèm:
giao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_10_buoi_1_huo.docx