Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 11: Thổ nhưỡng quyển. Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh

doc 8 Trang tailieuthpt 6
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 11: Thổ nhưỡng quyển. Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 11: Thổ nhưỡng quyển. Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 11: Thổ nhưỡng quyển. Sinh quyển - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
Buổi 11
 Chủ đề 5: THỔ NHƯỠNG QUYỂN- SINH QUYỂN
Phần 1: Trọng tâm kiến thức
A. THỔ NHƯỠNG QUYỂN, SINH QUYỂN
I. THỔ NHƯỠNG QUYỂN:
1. Khái niệm
 - Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa,được đặc trưng bởi yếu tố độ phì
 - Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
 Vai trò của đất đối với đời sống và sản xuất của con người.
 + Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong ngành nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng không thể thay thế. Vì vậy trong quá trình sử 
dụng đất cần phải bảo vệ đất, nâng cao độ phì cho đất băng nhiều biện pháp khác nhau.
 + Đất là nguồn cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng đảm bảo cho thực vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
 + Đất là nơi con người tiến hành các hoạt động sản xuất.Quy mô,tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng quy mô sản xuất, sự 
phân bố cây trồng vật nuôi, năng suất và chất lượng cây trồng.
 + Đất còn là nơi con người tiến hành các hoạt động dân sinh. 
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất
 - Đất là một thực thể tự nhiên nó được hình thành nhờ tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau
 a. Đá mẹ.
 - Đá mẹ(đá gốc) là lớp đá bị vở vụn, chua bị phong hoá hoàn toàn, nằm trên đá gốc được gọi là đá mẹ
 - Mọi loại đất đều được hình thành từ đá mẹ, mỗi loại đá khác nhau sẽ cho một loại đất khác nhau. Đất được hình thành từ đá 
mẹ ( Mácma axit đất sẽ có tính chất chua, nhiều cát, nghèo chất dinh dưỡng; còn đất hình thành từ đá Macma bazo có tính chất 
kèm, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất dày).
 - Vai trò của đá mẹ.
 + Đá mẹ là thành phần cơ bản cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
 + Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất.
 b. Khí hậu.
 - Khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng dán tiếp đến quá trình hình thành đất.
 * Tác động trực tiếp. Thông qua hai yếu tố là nhiệt và ẩm. Dưới tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ về (mặt lí 
học và hoá học). Thành sản phẩm phong hoá rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá tạo thành đất.Ngoài ra nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới 
sự hoà tan, rữa trôi và tích tụ các vật chất, đồng thời tạo môi trường cho vi sinh vật phâm giải chất hữu cơ cho đất.
 * Tác động dán tiếp: Thông qua lơp phủ thực vật, thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất 
hữu cơ cho đất
 - Các kiểu khí hậu khác nhau sẽ có các nhóm đất khác nhau, vì mỗi đới khí hậu khác nhau sẽ có điều kiện nhiệt và ẩm khác 
nhau.Ví dụ: Khí hậu ôn đới lục địa, đất Pôtzon; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là đất feralit.
 c. Sinh vật.
 - Đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất.
 + Thực vật: Xác thực vật cung cấp thành phần hữu cơ cho đất, rể thực vật bám vào khe nít của đá làm cho đá bị phá huỷ.
 + Động vật: Động vật sống trong đất(giun, kiến, mối...) góp phần làm cho đất tơi xốp, thoáng khid, dễ thấm nước..làm thay đổi 
tính chất của đất.
 + Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
 d. Địa hình.
 - Ở vùng núi cao nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá diễn ra chậm nên quá trình hình thành đất diễn ra yếu. Địa hình dốc đất 
dẽ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.
 - Nơi bằng phẳng quá trình tích tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
 - Mặt khác, địa hình còn ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau the độ cao.
 e. Thời gian.
 - Để đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian, thời gian để hình thành một loại đất được gọi là tuổi đất.
 + Đất ở vùng nhiệt đới và xích đạo có tuổi già nhất vì vùng này có nhiệt ẩm dồi dào, quá trình hình thành đất không bị gián 
đoạn.
 + Đất ở vùng ôn đới và cực có tuổi trẻ nhất, vì quá trình hình thành đất bị gian đoạn bởi thời kỳ băng hà Đệ Tứ, vì thế có tuổi 
trẻ.
 g. Con người.
 - Tác động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
 + Tích cực: Bón phân hữu cơ làm tăng độ phì cho đất
 + Tiêu cực: chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẩy, đẩy mạnh quá trình xói mòn đất, làm cho đất bạc màu trơ sỏi đá, gây lũ lụt, 
hạn hán.
II. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BÔ SINH VẬT
1. Sinh quyển.
 - Sinh quyển là một quyển của Trái đất trong đó chứa toàn bộ sinh vật sinh sống.
 - Chiều dày của sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật
 + giới hạn trên là nơi tiếp giáp với tầng ôdon của khí quyển (22km).
 + giới hạn dưới xuống tận đáy đại dương(11km); ở lục địa xuống đến đáy của võ phong hoá.
 - Sinh vật không phân bố trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung nơi có thực vật mọc dày, khoảng vài chục 
mét ở phía trên và dưới bề mặt trái đất
GV: Phan ThÞ Kim Oanh1 Tæ: Sö- §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
 b. Khí hậu.
 - Khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng dán tiếp đến quá trình hình thành đất.
 * Tác động trực tiếp. Thông qua hai yếu tố là nhiệt và ẩm. Dưới tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ về (mặt lí 
học và hoá học). Thành sản phẩm phong hoá rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá tạo thành đất.Ngoài ra nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới 
sự hoà tan, rữa trôi và tích tụ các vật chất, đồng thời tạo môi trường cho vi sinh vật phâm giải chất hữu cơ cho đất.
 * Tác động dán tiếp: Thông qua lơp phủ thực vật, thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất 
hữu cơ cho đất
 - Các kiểu khí hậu khác nhau sẽ có các nhóm đất khác nhau, vì mỗi đới khí hậu khác nhau sẽ có điều kiện nhiệt và ẩm khác 
nhau.Ví dụ: Khí hậu ôn đới lục địa, đất Pôtzon; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là đất feralit.
 c. Sinh vật.
 - Đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất.
 + Thực vật: Xác thực vật cung cấp thành phần hữu cơ cho đất, rể thực vật bám vào khe nít của đá làm cho đá bị phá huỷ.
 + Động vật: Động vật sống trong đất(giun, kiến, mối...) góp phần làm cho đất tơi xốp, thoáng khid, dễ thấm nước..làm thay đổi 
tính chất của đất.
 + Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
 d. Địa hình.
 - Ở vùng núi cao nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá diễn ra chậm nên quá trình hình thành đất diễn ra yếu. Địa hình dốc đất 
dẽ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.
 - Nơi bằng phẳng quá trình tích tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
 - Mặt khác, địa hình còn ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau the độ cao.
 e. Thời gian.
 - Để đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian, thời gian để hình thành một loại đất được gọi là tuổi đất.
 + Đất ở vùng nhiệt đới và xích đạo có tuổi già nhất vì vùng này có nhiệt ẩm dồi dào, quá trình hình thành đất không bị gián 
đoạn.
 + Đất ở vùng ôn đới và cực có tuổi trẻ nhất, vì quá trình hình thành đất bị gian đoạn bởi thời kỳ băng hà Đệ Tứ, vì thế có tuổi 
trẻ.
 g. Con người.
 - Tác động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
 + Tích cực: Bón phân hữu cơ làm tăng độ phì cho đất
 + Tiêu cực: chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẩy, đẩy mạnh quá trình xói mòn đất, làm cho đất bạc màu trơ sỏi đá, gây lũ lụt, 
hạn hán.
Bài số 2:
 Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào quá trình hình thành các loại đất khác nhau hay không? Hãy lấy 
ví dụ chứng minh.
 Khí hậu đóng vai trò như thế nào trong quá trình hình thành đất. 
 Trả lời:
 Khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất, nó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình 
hình thành đất.
 - Trực tiếp: Thông qua hai yếu tố là nhiệt và ẩm. Dưới tác động của nhiệt ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (vật lí và hoá học). 
Thành sản phẩm phong hoá rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất.
 - Ảnh hưởng gián tiếp: Thông qua chuỗi tác động: Khí hậu- sinh vật- đất.
 + Nhiệt ẩm->Ảnh hưởng đến quá trình hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất.
 + Tạo môi trường thuận lợi-> Vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
 + Ngoài ra còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua thảm thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế xói mòn đất, đồng thời cung 
cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
 - Các kiểu khí hậu khác nhau-> sẽ có những loại đất khác nhau
 Ví dụ: Đới ảnh quan ôn hoà có nhiều kiểu khí hậu khác nhau, tương ướng với nó có các loại đất khác nhau.
 + Khí hậu ôn đới lục địa-> Rừng là kim->Đất Pôtzon nghèo chất dinh dưỡng chua; 
 + Khí hậu ôn đới hải hương-> Rừng lá rộng, hổn hợp-> Đất nâu- xám; 
 + Khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn-> Thảo nguyên -> Đất đen ôn đới).
Bài số 3:
 Vai trò của sinh vật khác gì so với vai trò của đá mẹ và khí hậu đối với quá trình hình thành đất
 Trả lời:
 a. Sinh vật
 - Đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất.
 + Thực vật: Xác thực vật cung cấp thành phần hữu cơ cho đất, rể thực vật bám vào khe nít của đá làm cho đá bị phá huỷ.
 + Động vật: Động vật sống trong đất(giun, kiến, mối...) góp phần làm cho đất tơi xốp, thoáng khid, dễ thấm nước..làm thay đổi 
tính chất của đất.
 + Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
 b. Đá mẹ
 - Đá mẹ(đá gốc) là lớp đá bị vở vụn, chua bị phong hoá hoàn toàn, nằm trên đá gốc được gọi là đá mẹ
 - Mọi loại đất đều được hình thành từ đá mẹ, mỗi loại đá khác nhau sẽ cho một loại đất khác nhau. Đất được hình thành từ đá 
mẹ ( Mácma axit đất sẽ có tính chất chua, nhiều cát, nghèo chất dinh dưỡng; còn đất hình thành từ đá Macma bazo có tính chất 
kèm, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất dày).
 - Vai trò của đá mẹ.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh3 Tæ: Sö- §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
 + Lớp phủ thực vật.
 - Tại vùng hoang mạc, đất cát thấm nước tốt nhưng mực nước ngầm không phong phú là do
 + Nguồn cung cấp nước hạn chế: phần lớn nước ngầm có nguồn gốc là nước trên mặt ngấm xuống, nhưng ở đây lượng mưa hạn 
chế <200mm/năm, hệ số dòng chảy nhỏ làm nguồn cung cấp nước thấp.
 + Nhiệt độ thường xuyên cao nên lượng bốc hơi lớn.
 + Thảm thực vật nghèo nàn làm cân bằng ẩm luôn âm, lượng nước cung cấp cho nước ngầm ít.
 + Mặt dù đất đá thấm nước tốt nhưng khả năng giữ hơi nước kém làm mực nước ngầm không cao.
Bài số 8:
 a. Vì sao lượng mùn trong đất giảm ở khu vực đất trống đồi trọc? Nêu mối quan hệ giữa lượng mùn và độ phì của đất.
 b. Con người có tác động như thế nào đến sự phân bố sinh vật? Cho ví dụ.
 Trả lời:
 a. Vì sao lượng mùn trong đất giảm ở khu vực đất trống đồi trọc? Nêu mối quan hệ giữa lượng mùn và độ phì của đất.
 * Lượng mùn trong đất giảm ở khu vực đất trống đồi núi trọc do:
 - Mất lớp phủ thực vật vì thế mất nguồn vật chất tạo mùn.
 - Độ dốc nên khi mưa bị xói mòn rửa trôi (ví dụ vùng đất trống đồi trọc).
 * Quan hệ giữa lượng mùn và độ phì của đất: Độ phì cao phản ánh lượng mùn lớn, tính chất cấu tượng của đất tốt, giàu dinh 
dưỡng, nhiều nguyên tố vi lượng với cây trồng.
 Học sinh phân tích đủ mới cho điểm tối đa.
 b. Con người có ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật: 
 - Tích cực: Con người mở rộng phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi (dẫn chứng).
 - Tiêu cực: Con người làm thu hẹp diện tích rừng làm mất nơi sinh sống của động vật, làm tuyệt chủng nhiều loại động, thực 
vật.
Bài số 9:
 a. Đặc trưng cơ bản của đất là gì? Tác động của sinh vật có khác gì với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành 
đất?
 b. Trong các nhân tố của môi trường nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Nhân tố nào đóng vai 
trò quyết định?
 Trả lời:
 a. Đặc trưng cơ bản của đất là gì? Tác động của sinh vật có khác gì với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành 
đất?
 Đặc trưng cơ bản của đất:
 * Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tươi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, 
không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
 Tác động của sinh vật có khác gì với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất:
 * Tác động của đá mẹ:
 - Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng 
trực tiếp tới các tính chất hoá học của đất.
 * Tác động của khí hậu: 
 - Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua các yếu tố là nhiệt độ và độ ẩm (Phá huỷ đá thành các sản phẩm 
phong hoá, ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ các vật chất trong đất đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân 
giải,tổng hợp chất hữu cơ cho đất)
 - Khí hậu còn ảnh hưởng tới sự hình thành đất một cách gián tiếp được thể hiện rõ rệt thông qua lớp phủ thực vật.
 * Tác động của sinh vật: vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất
 - Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất. Rễ thực vật bám vào khe nứt của đá làm phá huỷ đá 
 - Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, xác sinh vật và tổng hợp thành mùn đó là vật chất hữu cơ chủ yếu của đất.
 - Động vật sống trong đất như gián, kiến, mối cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lý, hoá học của đất.
 b. Trong các nhân tố của môi trường nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Nhân tố nào đóng vai 
trò quyết định?
 * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật
 Khí hậu
 - KH ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua:
 + Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi với 1 giới hạn nhiệt nhất định.
 Các loài ưa nhiệt thường phân bố ở các vùng nhiệt đới và xích đạo.
 Các loài chịu lạnh chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và vùng núi cao.
 => Nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
 + Nước và độ ẩm
 Những nơi có điều kiện nhiệt, nước, ẩm thuận lợi như vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt gió mùa, ôn đới ẩm sẽ có nhiều 
loài sinh vật sinh sống.
 Ở hoang mạc khí hậu rất khô nên có ít loài sinh vật cư trú
 + ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh
 Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng
 Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán là của các cây khác.
 Đất
 - Các đặc tính lí hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật 
GV: Phan ThÞ Kim Oanh5 Tæ: Sö- §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
 + Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất
 - Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá về mặt cơ học.
 - Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
 - Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất
 b. Đất và sinh vật ở vùng ôn đới được phân hóa thành nhiều loại (kiểu) khác nhau là do:
 - Sự hình thành đất và sự phân bố sinh vật đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của một nhân tố chung là khí hậu (đặc biệt là hai yếu tố: nhiệt và ẩm)
 - Khu vực ôn đới có diện tích lục địa rộng, phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau, tác động và dẫn tới sự phân hóa thành 
nhiều kiểu đất và thảm thực vật (dẫn chứng)
Bài số 13:
 Đất được hình thành do tác động đồng thời của những nhân tố nào? Tại sao nói khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển 
và phân bố của sinh vật? 
 Trả lời:
 - Đất được hình thành do tác động đồng thời của những nhân tố: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người
 - Khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật vì: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật 
chủ yếu thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước, ánh sáng,
 + Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Các loài ưa nhiệt thường phân bố ở các vùng nhiệt đới và xích đạo. Trái 
lại, các loài chịu lạnh chỉ phân bố ở vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
 + Nước và độ ẩm: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm thuận lợi như vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt gió mùa, ôn đới ấm sẽ có nhiều loài 
sinh vật sống. Còn ở hoang mạc, khí hậu rất khô nên ít có loài vật cư trú tại đó.
 + Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây 
chịu bóng tối thường sống trong bóng dâm, dưới tán lá của cây khác.
Bài số 14:
 Theo em căn cứ vào đâu để xác định giới hạn của sinh quyển. Giới hạn của sinh quyển có trùng với giới hạn của lớp vỏ đia lí 
không?
 Trả lời:
 a. Xác định giới hạn của sinh quyển
 - Sinh quyển là một quyển của Trái Đất trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
 - Có thể nói giới hạn phân bố của sinh vật quyết định giới hạn của sinh quyển. Môi trường sống của sinh vật là môi trường đất, không khí, nước. 
Tuy nhiên giới hạn trên của sinh quyển chỉ có thể là nơi tiếp giáp tầng ôzôn vì sinh vật không thể xâm nhập và tồn tại trong tầng ôzôn.
 - Giới hạn dưới của sinh quyển xuống tận đáy các đại dương; ở lục địa sinh vật có thể tồn tại tới giới hạn cuối cùng của lớp vỏ phong hóa.
 b. Giới hạn của sinh quyển có trùng với giới hạn của lớp vỏ đia lí không
 - Giới hạn của lớp vỏ địa lí: chiều dày 30-35km, tính từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa đén hết lớp vỏ phong 
hoá.
 - Giới hạn của sinh quyển: phụ thuộc vào sự phân bố của sinh vật, giới hạn trên là nơi tiếp giáp tần ôdôn của khí quyển, giới hạn dưới là đáy vực 
thẳm dại dương. Giới hạn của sinh quyển bao gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.
 - Như vậy giới hạn của sinh quyển theo giới hạn của lớp vỏ địa lí, tuy nhiên sinh vật không phân bố đều trên toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
Bài số 15:
 a. Độ phì của Đất là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ?
 b. Tại sao nói sự hình thành đất mang tính phát sinh và tổng hợp?
 Trả lời:
 a. Độ phì của Đất là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ?
 * Độ phì của Đất: Là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
 * Sự phân bố của các kiểu thảm thực vật trên TĐ phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm) ; chế độ nhiệt và ẩm lại thay đổi 
theo vĩ độ. Vì vậy tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất tương ứng.
 b. Tại sao nói sự hình thành đất mang tính phát sinh và tổng hợp?
 * Tính phát sinh:
 - Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phảm phá hủy của đá gốc, gọi là đá mẹ
 - Đá mẹ cung cấp nguồn vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, cơ giới, tính chất lí hóa của đất (DC) 
 * Tính tổng hợp:
 Đặc tính của đất còn phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của hàng loạt các yếu tố bên ngoài khác. Cụ thể: 
 - Khí hậu: 
 Trực tiếp thông qua nhiệt, ẩm → phong hóa, phá hủy đá → hình thành đất. Gián tiếp tạo môi trường cho vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu 
cơ cho đất
 - Sinh vật: 
 Vai trò chủ đạo. Thực vật cung cấp chất hữu cơ, phá hủy đá. Động vật sống trong đất làm thay đổi tính chất đất.Vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, 
tổng hợp thành mùn
 - Địa hình:
 Vùng núi nhiệt độ thấp, hình thành đất yếu, địa hình dốc, rửa trôi, đất mỏng và bạc màu, nơi bằng phẳng tầng đất dày, giàu dinh dưỡng
 - Thời gian: 
 Tuổi của đất ảnh hưởng đến độ dày mỏng, thành phần, tính chất của đất
 - Con người:
 Tác động tích cực và tiêu cực đến đặc tính của đất (DC.)
Bài số 16:
 Tại sao nói quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở miền nhiệt đới ẩm Trả lời:
 Trả lời:
 - Vùng nhiệt đới ẩm đất feralit đỏ vàng chiếm ưu thế. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh7 Tæ: Sö- §Þa – GDCD- ThÓ- QP

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_10_buoi_11_th.doc