Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 4+5: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển - Phan Thị Kim Oanh

doc 11 Trang tailieuthpt 8
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 4+5: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 4+5: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 4+5: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
 Ngày soạn: 10/11/2018
Buổi 4 + 5
 Chủ đề 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN
Phần 1: Kiến thức trọng tâm
A. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. 
I. Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
1. Giả thuyết Cănglaplat: 
 Hệ Mặt Trời trong đó có TĐ được hình thành từ khối khí loãng, nhiệt độ cao ngưng tụ và nguội 
dần.
2. Học thuyết về sự hình thành của học thuyết Ôttôxmit: 
 Những hành tinh trong Hệ MT được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh.
 - Đám mây bụi chuyển động quanh MT và dần dần ngưng tụ thành các hành tinh.
 - Học thuyết có giá trị lớn.
II. Cấu trúc của Trái Đất 
1. Khái niệm: Phương pháp địa chấn là phương pháp nghiên cứu cấu trúc của các lớp đất đá dưới 
sâu dựa vào tính chất lan truyền của các loại sóng.
2. Cấu trúc của TĐ:
 - Có cấu tạo không đồng nhất.
 - Gồm 3 lớp chính:
 + Vỏ cứng ở bên ngoài.
 + Bao Manti ở giữa.
 + Trong cùng là nhân.
 - Các lớp khác nhau về độ dày, thể tích, vật chất cấu tạo
 a. Lớp vỏ Trái Đất
Đặc điểm Cứng, mỏng, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng Trái Đất
Gồm Lớp vỏ lục địa Lớp vỏ đại dương
Độ dày Từ 5 – 70km Khoảng 5km
Đặc điểm Cấu tạo chủ yếu bằng đá Granit, Cấu tạo chủ yếu bằng đá Badan, có độ dày lớn 
 có độ dày lớn hơn độ dày của lớp nhỏ hơn độ dày của lớp vỏ lục địa.
 vỏ đại dương. Gồm 2 tầng: Tầng trầm tích, tầng badan
 Gồm 3 tầng: Tầng trầm tích, tầng 
 granit, tầng badan
 b. Lớp Manti và Nhân Trái Đất
 Tên lớp Vị trí Đặc điểm
GV: Phan ThÞ Kim Oanh1 Tæ: Sö - §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
 Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt 
gãy, gây ra động đất hay núi lửa...
1. Vận động theo phương thẳng đứng
 a. Khái niệm: Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, 
xảy ra rất chậm và lâu dài.
 b. Nguyên nhân: Do sự chuyển động của các dòng đối lưu: dòng vật chất đi lên làm cho bộ 
phận của vỏ TĐ được nâng lên (biển thoái); dòng vật chất đi xuống làm cho một bộ phận của vỏ TĐ 
bị hạ xuống (biển tiến).
 c. Kết quả: Hiện tượng biển tiến và biển thoái.
 Ví dụ: Khu vực phía bắc của Thụy Điển, Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên, còn khu vực 
lãnh thổ Hà Lan đang bị hạ xuống.
2. Vận động theo phương nằm ngang
 a. Khái niệm: Là vận động là cho vỏ TĐ bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây 
ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
 b. Hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy:
Đặc điểm Hiện tượng uốn nếp Hiện tượng đứt gãy
Khái niệm Là hiện tượng các lớp đất đá uốn Là hiện tượng các lớp đất đá bị đứt gãy 
 thành nếp nhưng không phá vỡ tính rồi dịch chuyển theo các hướng ngược 
 chất liên tục của chúng nhau theo phương thẳng đứng hay 
 phương nằm ngang
Nguyên nhân Do lực nén ép theo phương nằm Do vận động kiến tạo theo phương nằm 
 ngang ngang
Nơi xảy ra Xảy ra ở những vùng đá mềm, có độ Xảy ra ở những vùng đá cứng
 dẻo cao (đá trầm tích)
Kết quả + Cường độ ban đầu yếu: => nếp uốn. + Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt 
 + Cường độ sau (nén ép mạnh): không dịch chuyển: => khe nứt.
 => núi uốn nếp. + Cường độ mạnh: => địa lũy, địa hào.
 Ví dụ: Dãy Thiên Sơn, Uran, Andet, Ví dụ: Đứt gãy ở thung lũng sông Hồng, 
 Himalaya đứt gãy các hồ dài ở Đông Phi
C. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Ngoại lực
1. Khái niệm: 
 Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
2. Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
 Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
II. Tác động của ngoại lực
 - Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là 
phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển 
 - Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt TĐ thông qua các quá trình ngoại lực gồm 4 quá trình: 
Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
1. Quá trình phong hoá
 - Khái niệm: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng 
vật do tác động của sự thay đổi t˚, nước, ôxi, khí cácboníc, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh 
vật.
 - Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt TĐ trên bề mặt TĐ đất đá trực tiếp nhận 
được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thuỷ quyển và sinh 
quyển.
 a) Phong hoá lí học 
 - Khái niệm: Là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà ko làm 
biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và thành phần hoá học của chúng.
 - Nguyên nhân: Chủ yếu do sự thay đổi t˚ đột ngột, sự đóng băng của nước, ma sát hoặc va đập 
của sóng, gió, nước chảy hoặc sản xuất của con người.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh3 Tæ: Sö - §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
Phần 2: Bài tập vận dụng
Bài số 1
 Trình bày nội dung của Thuyết kiến tạo mảng
 Trả lời:
 - Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng kiến tạo lớn: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu-Á, Phi, Thái 
Bình Dương, Ấn Độ-Oxtraylia, Nam Cực và một số mảng nhỏ.
 - Mỗi mảng kiến tạo thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có 
phần đại dương (Thái Bình Dương).
 - Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. 
Chúng không đứng yên mà dịch chuyển một cách chậm chạp trên lớp quánh dẻo này theo hướng xô 
vào nhau hoặc tách ra xa nhau.
 - Hoạt động chuyển dịch của các mảng kiến tạo là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, 
động đất, núi lửa
Bài số 2
 Các nhà khoa học phải dùng phương pháp nào để nghiên cứu vật chất trong lòng Trái Đất? 
Tại sao phải dùng phương pháp đó?
 Trả lời:
 * Các nhà khoa học phải dùng phương pháp Địa chấn (dựa vào các sóng địa chấn mà các 
máy đo được) để nghiên cứu vật chất trong lòng Trái Đất
 * Phải dùng phương pháp đó vì:
 Trái Đất là một vật thể lớn (bán kính trung bình của Trái Đất là 6.371 km) nên việc nghiên cứu 
trực tiếp vật chất trong lòng Trái Đất là một vấn đề rất khó khăn
Bài số 3
 Trình bày nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng. Giải thích sơ lược sự hình thành các 
vùng núi trẻ và vành đai động đất, núi lửa.
 Trả lời:
 a. Nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
 - Thạch quyển bao gồm một số mảng kiến tạo: mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu- Á, Phi, Thái Bình 
Dương, Ấn Độ- Ôxtrâylia, Nam Cực, Philippin.
 - Các mảng kiến tạo không chỉ là bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao 
gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
 - Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Man ti, 
chúng không đứng yên mà chuyển dịch trên lớp quánh dẻo này.
 - Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp man ti là do hoạt động của các dòng đối 
lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong tầng Man ti trên.
 b. Giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ và vành đai động đất, núi lửa.
 - Sự hình thành các vùng núi trẻ và vành đai động đất, núi lửa do khi chuyển dịch các mảng có 
thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau và gây ra hiện tượng bất ổn của vỏ Trái Đất 
như động đất và núi lửa.
Bài số 4
 Trình bày mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng địa 
hình trên bề mặt Trái Đất 
 Trả lời:
 Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng địa hình trên bề 
mặt Trái Đất 
 - Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời, liên tục và có tính đối lập nhau về phương hướng. Nội 
lực làm nâng lên hoặc hạ xuống các bộ phận của vỏ trái đất, có khuynh hướng làm tăng tính gồ ghề 
của bề mặt đất. Ngoại lực có khuynh hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Địa hình là kết quả của 
sự tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực.
 - Mặc dù đối lập nhau, nhưng ngoại lực và nội lực vẫn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. 
 -Trong các yếu tố địa hình cụ thể thì tác động của nội lực và ngoại lực không giống nhau.
Bài số 5
 Các vành đai động đất và núi lửa thường được phân bố ở những khu vực nào? Tại sao?
 Trả lời:
GV: Phan ThÞ Kim Oanh5 Tæ: Sö - §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
 - Cấu tạo, thành phần: vỏ Trái đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (granit, bazan, trầm 
tích), vỏ địa lý là vỏ Trái đất mà có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh 
quyển, thổ nhưỡng quyển) xâm nhập tác động lẫn nhau
 - Trạng thái vật chất: vỏ Trái Đất rắn, vỏ địa lý có các trạng thái rắn, lỏng, khí
 - Chiều dày: vỏ TĐ 5 – 70km, vỏ địa lý 30 – 35 km (nêu giới hạn)
 - Thời gian xuất hiện: vỏ TĐ có trước, vỏ địa lý xuất hiện sau
 b. Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo trước được những thay đổi của chúng 
vì: 
 - Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo trước được sự thay đổi của chúng vì:
 + Tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của tự nhiên (phân tích khái niệm, nội dung quy 
luật)
 + Ví dụ: phá rừng, xây hồ thủy điện.... gây nên các tác động về môi trường... con người hoàn 
toàn có thể lường trước được...
Bài số 9
 Trình bày sự giống và khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày của lớp vỏ lục địa và vỏ đại 
dương? Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực.
 Trả lời:
 a. Sự giống và khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương
 * Giống nhau: độ dày trên 5km, được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trầm tích, badan
 * Khác nhau:
 - Lớp vỏ lục địa: dày hơn, được cấu tạo chủ yếu bằng granit
 - Lớp vỏ địa dương: mỏng hơn lớp vỏ lục địa, cấu tạo chủ yếu bằng badan
 b. Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực.
 - Đây là hai quá trình đối kháng, trái ngược nhau:
 + Nội lực: tạo ra sự gồ ghề.
 + Ngoại lực san bằng, hạ thấp độ cao địa hình.
 - Mặc dù đối kháng nhau song nội lực và ngoại lực vẫn tác động lẫn nhau để cùng phát triển.
 - Sự tương quan giữa nội lực và ngoại lực quyết định sự hình thành của dạng địa hình này hay 
dạng địa hình khác. Sự tương quan này có sự thay đổi theo thời gian và không gian.
Bài số 10
 Phân biệt tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành địa hình Trái Đất. 
Lực nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành địa hình Trái Đất?
 Trả lời:
 a. Phân biệt tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành địa hình Trái Đất.
 Nội lực Ngoại lực
Khái niệm
Nguyên nhân
Tác động - Tăng tính gồ ghề, nặng về mặt - San bằng, phá vỡ ĐH do nội lực 
 hình thành ĐH, kiến trúc lên tạo nên =>tạo ra những dạng ĐH 
 những dạng ĐH lớn. mới => nghiêng về mặt phá vỡ ĐH.
Tạo ra các dạng ĐH - ĐH kiến tạo - ĐH bóc mòn - bồi tụ
 b. Lực nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành địa hình Trái Đất
 ĐH là kết quả tác động nội, ngoại lực => vai trò quan trọng, không lực nào có thể thay thế lực 
nào.Tuỳ từng dạng ĐH cụ thể mà vai trò lực nào quyết định
Bài số 11: So sánh hiện tượng đứt gãy và uốn nếp.
 Trả lời:
 a. Giống nhau
 - Hiện tượng uốn nếp và đứt gãy đều là vận động theo phương nằm ngang của nội lực.
 - Đều làm biến đổi địa hình bề mặt TĐ-> Địa hình TĐ trở nên gồ ghề.
 b. Khác nhau
 Uốn nếp Đứt gãy
 Khái - Vận động theo phương nằm ngang - Vận động theo phương nằm ngang khiến 
 niệm làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá cho các lớp đá bị gãy
 khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành 
GV: Phan ThÞ Kim Oanh7 Tæ: Sö - §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
 Một số bài tập sưu tầm
 Câu 1 : Giải thích sự thành tạo và phát triển của địa hình bề mặt Trái Đất bằng thuyết kiến 
tạo mảng
 a. Thuyết kiến tạo mảng
 Thuyết kiến tạo mảng (hay còn gọi là thuyết tách giãn đáy đại dương, hoặc thuyết kiến tạo toàn 
cầu) là luận thuyết bàn về sự chuyển động của các mảng lục địa và đại dương. Thuyết này ra đời 
vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “lục địa trôi” của nhà bác học người Đức 
A.Wegener (1880 – 1930).
 Thuyết “lục địa trôi” được A.Wegener công bố năm 1915 dựa vào những chứng cớ : sự khớp 
nhau của các đường bờ biển (bờ đông của Nam Mỹ và bờ tây của châu Phi), sự khớp nhau về đá và 
cấu trúc địa chất (đá có tuổi carbon của nước Anh và dãy Apalat ở Mỹ), các lớp phủ bazan ở 
Grenlend và các đảo ở Bắc Mỹ.
 b. Những luận điểm cơ bản của thuyết kiến tạo mảng 
 Vỏ Trái Đất và phần trên của Bao manti chia thành các mảng thạch quyển. Bề mặt của trái đất 
hiện nay được chia làm 7 mảng lớn : mảng Á – Âu, mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng 
Nam Mỹ, mảng Phi, mảng An Độ và mảng Nam Cực, ngoài ra còn nhiều mảng nhỏ. Mảng Thái 
Bình Dương chỉ gồm có đáy đại dương, còn các mảng khác vừa có lục địa, vừa có đại dương.
 Trước khi tách giãn các lục địa, các lục địa đã gộp lại với nhau và hình thành siêu lục địa 
Pangea và một đại dương toàn cầu Panthalasa.
 Cách đây khoảng 300 triệu năm, dưới tác động của các dòng lực đối lưu xảy ra ở phần trên của 
bao manti siêu lục địa Pangea tách thành hai đại lục là Larasia ở bắc bán cầu và Gondwana ở nam 
bán cầu.
 Các lục địa tiếp tục tách giãn: Laurasia tách thành Bắc Mỹ và lục địa Á – Au; Gondwana tách 
thành Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc, và lục địa Nam Cực.
 Các mảng lục địa và mảng Thái Bình Dương dưới tác dụng của lực đối lưu di chuyển theo các 
hướng với tốc độ khác nhau.
 c. Sự thành tạo của địa hình qua sự di chuyển của các mảng.
 Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch 
của một số mảng lớn trên Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hoạt động kiến tạo.
 - Khi hai mảng rời xa nhau (tách giãn), các vết nứt lớn được tạo ra, các dung nham trào lên và 
hình thành các dãy núi dọc theo vết nứt (sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).
 - Khi hai mảng tiến sát vào nhau (dồn ép) sẽ dồn nén và làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt 
đất, tạo ra các dãy núi uốn nếp (Hai mảng An Độ và Au – Á xô vào nhau tạo thành dãy Himalaya).
 - Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa, mảng đại dương sẽ chui xuống 
mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành núi (Ví dụ : 
mảng Thái Bình Dương gặp mảng Á – Au, thì mảng Thái Bình Dương sẽ chìm xuống dưới mảng Á 
– Au, hình thành hệ thống vòng cung đảo mà trên đó đều xuất hiện động đất và núi lửa, bên trong 
vòng cung đảo là biển rìa lục địa, bên ngoài vòng cung đảo là các máng núi sâu đại dương.
 - Nếu hai mảng gặp nhau rồi chuyển dịch ngang (trượt ngang) sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ 
Trái Đất (VD: Vết nứt San Andreas ở california – Hoa Kì)
 - Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và ngang:
 + Theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) : làm cho bộ phận này của lục địa 
được nâng cao, mở rộng diện tích, trong khi các bộ phận khác lại bị hạ thấp và thu hẹp diện tích. 
 + Theo phương nằm ngang : làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu 
vực kia, gây nên các hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
 Uốn nếp: các lớp đá bị dồn nén uốn thành nếp nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá 
vỡ
 Đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo 
phương gần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng , địa hào , địa lũy. 
 Câu 2 : Giải thích sự hoạt động của núi lửa và động đất qua thuyết kiến tạo mảng
 a. Thuyết kiến tạo mảng (Giống câu 1)
 b. Những luận điểm cơ bản của thuyết kiến tạo mảng (Giống câu 1)
 c. Sự thành tạo của núi lửa và động đất qua thuyết kiến tạo mảng.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh9 Tæ: Sö - §Þa – GDCD- ThÓ- QP Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi d­ìng HSG 10
thành sóng vỗ bờ. Vào lúc này các phân tử nước sẽ bị sóng ném mạnh vào đường bờ tạo thành năng 
lượng phá hủy đường bờ.
 - Sóng phá hoại bờ biển bằng tác dụng vỗ bờ, tạo nên các mảnh vật liệu vụn mà về sau các đợt 
sóng khác hoặc dòng biển cuốn đi. Khi sóng biển mang theo những mảnh vụn đá đó thì tác dụng phá 
bờ của chúng trở nên mạnh mẽ hơn.
 - Tác dụng phá hủy bờ của sóng biển thể hiện đặc biệt mạnh mẽ ở những bờ dốc đứng, đáy biển 
khá sâu. Tại nơi đó, khi có bão lớn, sóng biển có thể dâng cao đến 20m, với áp lực lên đến hàng 
chục tấn/m3, làm cho những khối đá lớn hàng chục tấn có thể bị đánh sập và lôi đi. Điều đó không 
thể xảy ra ở những nơi bờ biển thoải. Tác dụng phá hủy bờ của sóng phu thuộc vào đất đá ở bờ biển. 
Những tầng đá trầm tích có thế nằm cắm vào phía lục địa sẽ bị phá hủy nhanh nhất, tầng đá cắm dốc 
về phía biển mức phá hủy nhẹ nhất. Đá càng bị nứt nẻ càng dễ bị phá hủy.
 - Tác dụng của phong hóa, nứt nẻ của trọng lực, của bão tố, khiến các khối đá treo bị sập 
xuống, biến thành đá tảng và đá vụn. Số đá vụn này dần dần sẽ bị sóng biển cuốn đi nơi khác, rồi 
sóng lại tiếp tục phá hủy bờ biển lúc này đã lùi vào phía trong. Nền đá mới hình thành dưới đới triều 
gọi là thềm sóng vỗ hay thềm mài mòn. Dưới tác dụng của sóng vỗ liên tục địa hình trên dần dần trở 
thành một phần của thềm lục địa
 * Một số ví dụ về các dạng địa hình do sóng biển:
 - Sóng tạo đê cát ven bờ: Đê cát ven bờ là những thể trầm tích đặc biệt có hình dáng một con đê 
chạy song song với đường bờ, được thành tạo do sóng, đặc biệt là sóng bão, tạo nên dòng bồi tích 
ngang trong pha biển tiến. Điều kiện hình thành:
 + Phải có nguồn cát ở sườn bờ ngầm được tích tụ từ trước, gần gũi với nơi tạo đê cát.
 + Bờ biển phải có cấu trúc dạng địa lũy và địa hào khối tảng chạy song song với bờ.
 + Bờ biển trực diện với hướng sóng.
 + Sóng bão là nhân tố quyết định tôn cao đột ngột đê cát trong các pha biển tiến.
 - Sóng tạo doi cát nối đảo : doi cát nối đảo (tombolo) là một bàn đảo nhỏ một đầu nối liền với 
bờ biển, đầu kia nối với đảo đá gốc (bán đảo Hòn Gốm, Hòn Khói, Sơn Trà,). Điều kiện thành tạo:
 + Đảo liên hệ với đất liền (bờ) bằng một cấu trúc nâng hay dưới dạng một dãy đá ngầm.
 + Đáy biển xung quanh giàu cát và tương đối nông.
 + Bờ biển phía góc tù của doi cát là biển hở, động lực sóng mạnh
 + Sóng bão là nhân tố quyết định tôn cao doi cát nối đảo trong các pha biển tiến tương đối với 
các đê cát ven bờ.
 + Sóng tạo thềm mài mòn ven biển
 - Sóng thành tạo các doi đất cửa sông : Tàn dư các cồn cát cửa sông còn để lại ở đồng bằng 
châu thổ bồi tụ mạnh như sọng Hồng và sông Cửu long dưới dạng các gò cát hình cánh cung, hình 
lưỡi liềm quay ra biển, chạy song song với bờ (VD: Cồn Vành, Cồn Lu, Cồn Mờ,) Điều kiện hình 
thành:
 + Phải có lượng phù sa lớn do sông mang tới
 + Phải có đới sóng đổ nhào
 + Cửa sông là vùng biển hở, hướng lan truyền của sóng vuông góc hoặc gần vuông góc với bờ.
 2. Nhân tố thủy triều.
 - Thủy triều gồm có nhật triều và bán nhật triều. Hoạt động của thủy triều là hoạt động địa chất 
ngoại sinh quan trọng tạo nên các cảnh quan trầm tích : bãi triều, lạch triều, đồng bằng triều, môi 
trường mangro, vũng vịnh cửa sông, đầm lầy ven biển.
 - Trong thủy triều, nước biển dâng lên và hạ xuống tạo ra những dòng triều hướng vào đất liền 
hoặc ra biển; tốc độ này khác nhau tùy thuộc vào từng vùng biển. Khi dòng biển tràn vào sông sẽ 
chặn đứng dòng chảy của sông và dồn ép khiến nước sông chảy ngược dòng.
 - Các loại bãi triều :
 + Bãi triều cuội – sạn pha cát : phát triển vùng bờ có đá gốc hoặc đá trầm tích
 + Bãi triều cát : đặc trưng cho vùng biển hở (miền Trung Việt Nam)
 + Bải triều lầy : thành phần trầm tích chủ yếu là sét, đặc trưng cho vùng biển kín và nửa kín.
 + Bãi triều hỗn hợp : ở những vùng bờ động lực thay đổi, giàu phù sa, bờ biển bồi tụ mạnh.
 3. Dòng biển ven bờ
 - Dòng biển ven bờ có tác dụng cuốn trôi các vật liệu tích tụ ven bờ, di chuyển chúng đến vị trí 
khác và bồi tụ ở đó.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh11 Tæ: Sö - §Þa – GDCD- ThÓ- QP

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_10_buoi_45_ca.doc