Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 7+8+9: Khí quyển - Phan Thị Kim Oanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 7+8+9: Khí quyển - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 - Buổi 7+8+9: Khí quyển - Phan Thị Kim Oanh

Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 Buổi 7,8,9 Chủ đề 3: KHÍ QUYỂN Phần 1: Trọng tâm kiến thức A. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT I. Khí quyển: Khí quyển là lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ trước hết là Mặt Trời. Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. II. Các khối khí: - Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. - Mỗi bán cầu đều có 4 khối khí chính, đó là các khối khí: Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. + Khối khí bắc cực, nam cực: Rất lạnh – Kí hiệu: A + Khối khí ôn đới: Lạnh – Kí hiệu: P + Khối khí chí tuyến (nhiệt đới): Rất nóng – Kí hiệu: T + Khối khí xích đạo: Nóng ẩm – Kí hiệu: E - Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương (ẩm) – kí hiệu là m, kiểu lục địa (khô) – kí hiệu c. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là m. III. Frong: - Frong là mặt ngăn cách hai khối khí khác nhau về tính chất vật lý. - Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay là frong, kí hiêu là F. - Trên mỗi bán cầu có hai frong căn bản: + Frong địa cực (FA) + Frong ôn đới (FP) - Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frong thường xuyên và rõ nét bởi chúng đều nóng và có một chế độ gió. - Ở khu vực xích đạo, các khối khí xích đạo ở bán cầu bắc và bán cầu nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau. Vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu. B. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất: I. Nguyên nhân sinh ra nhiệt độ không khí: Nguồn nhiệt cung cấp chủ yếu cho Trái Đất là do bức xạ Mặt Trời, bức xạ Mặt Trời làm nóng bề mặt Trái Đất, nguồn nhiệt của bề mặt Trái Đất, nguồn nhiệt của bề mặt Trái Đất bức xạ vào không khí sinh ra nhiệt độ không khí. II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất: 1. Phân bố theo vĩ độ địa lý: - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở Bắc bán cầu Vĩ độ Nhiệt độ trung bình Biên độ nhiệt năm (0 C) năm(0 C) 00 24,5 1,8 200 25,0 7,4 300 20,4 13,3 400 14,0 17,7 500 5,4 23,8 600 - 0,6 29,0 700 - 10,4 32,2 ..... ....... ........ 2. Phân bố theo lục địa và đại dương: - Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. GV: Phan ThÞ Kim Oanh1 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 - Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương. 3. Gió phơn: - Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chắn lại và đẩy lên cao, nhiệt độ giảm dần theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Vì nhiệt độ hạ nên hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Gió vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng theo tiêu chuẩ của không khí khô, khi xuống núi trung bình cứ xuống 100m tăng 10C nên trở thành gió khô và rất nóng. D. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân bố lượng mưa. Sự phân bố lượng mưa trên trái đất. I. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: 1. Khí áp: - Khu vực khí áp thấp thường mưa nhiều: Khu vực khí áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây và mưa. Hay nói cách khác, ở khu vực khí áp thấp thì hơi nước có điều kiện ngưng kết nên mưa nhiều (xích đạo, ôn đới) - Khu vực khí áp cao thường mưa ít hoặc không mưa: Khu vực khí áp cao không khí ẩm không bốc lên được, chỉ có gió thổi đi nên mưa ít hoặc không mưa. Hay nói cách khác, ở khu vực khí áp cao hơi nước không có điều kiện ngưng kết nên mưa ít (kv chí tuyến). 2. Frông: Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh dẫn tới nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Miền có Frông, nhất là Dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều đó gọi là mưa frông hay mưa dải hội tụ nhiệt đới. 3. Gió: - Miền có gió Mùa thường mưa nhiều vì mỗi năm có tới một nửa thời gian có gió từ đại dương thổi vào lục địa (gió mùa mùa Hạ) - Miền có gió Mậu Dịch mưa ít, do tính chất của loại gió này khô. - Miền có gió Tây Ôn đới thổi từ biển vào, mưa nhiều vì loại gió này là gió ẩm. (VD: Kv Tây Âu, Tây Bắc Mỹ) 4. Dòng biển: Tại các vùng ven biển: - Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường có mưa nhiều vì không khí bên trên dòng này có chứa nhiều hơi nước, gió thổi vào đất liền gây mưa. (Tây Âu) - Nơi có dòng biển lạnh mưa ít vì ở đây xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, không khí trên dòng biển lạnh bị lạnh, không bốc lên được. (Tây Nam châu Mỹ, Bắc Phi) 5. Địa hình: Càng lên cao lượng mưa tăng do mực ngưng kết giảm song đến độ cao 2000 – 2500m thì nhiệt độ giảm nên lượng mưa bắt đầu giảm theo độ cao do lượng hơi nước giảm. * Hướng sườn: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. Ngoài ra, Vĩ độ địa lý cũng ảnh hưởng đến lượng mưa. Vĩ độ thấp, góc nhập xạ lớn, nhiệt độ cao nên nước có điều kiện để bốc hơi nên mưa nhiều. Vĩ độ cao, ngược lại. II. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất: 1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ: - Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo: Do vùng Xích đạo có nền nhiệt cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt, sự bốc hơi nước rất mạnh => Mưa nhiều. - Mưa tương đối ít ở hai chí tuyến B và N: Do vùng chí tuyến quanh năm dải áp cao ngự trị , tỷ lệ diện tích lục địa quá lớn. - Mưa nhiều ở vùng ôn đới: Do ở đây khí áp thấp, có gió Tây Ôn đới từ biển thổi vào. - Càng về gần hai cực B và N mưa càng ít: Do hia khu vực cực khí áp cao, nhiệt độ thấp, không khí lạnh nên nước khó bốc hơi => mưa ít. GV: Phan ThÞ Kim Oanh3 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 + Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở các lục địa; đại dương có biên độ nhiệt độ năm nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ năm lớn. + Địa hình: Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Bài số 3: a. Cho biết tại sao biên độ nhiệt độ năm cao dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao? b. Cho biết tại sao càng vào sâu lục địa, biên độ nhiệt độ năm càng lớn? Trả lời: a. Biên độ nhiệt độ năm cao dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao vì: Biên độ nhiệt độ năm cao dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, vào mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 00, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở địa cực). b. Càng vào sâu lục địa, biên độ nhiệt độ năm càng lớn: - Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vị trí gần hay xa đại dương: càng vào sâu lục địa, xa đại dương biên độ nhiệt độ năm càng lớn. - Nguyên nhân càng xa đại dương độ ẩm không khí giảm và tính chất lục địa tăng dần. Bài số 4: Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp. Trả lời: Mối quan hệ giữa khí áp và gió: Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp tạo nên gió. Nguyên nhân làm thay đổi khí áp: + Độ cao: Khí áp giảm khi lên cao, do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ. + Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi làm cho khí áp giảm; nhiệt độ giảm không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. + Độ ẩm: Khí áp giảm khi không khí chứa nhiều hơi nước (độ ẩm không khí tăng). Bài số 5: Frong nóng và frong lạnh giống và khác nhau ở những điểm nào? Trả lời: So sánh frong nóng và frong lạnh: a. Giống nhau: - Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau và hướng ngược nhau. - Khi trượt lên, không khí lạnh đi đoạn nhiệt, hơi nước ngưng kết, gây mưa. b. Khác nhau: - Frong nóng: + Khối không khí nóng hoạt động mạnh mẽ hơn nên di chuyển về phía không khí lạnh làm nhiệt độ nơi tới tăng lên. + Không khí nóng tiến về phía không khí lạnh đang lùi lại phía sau nên trượt lên mặt phân cách. + Do lớp không khí dưới thấp có ma sát với bề mặt nên mặt phân cách chuyển động chậm, frong nghiêng thoải. - Frong lạnh: + Không khí lạnh di chuyển về phía không khí nóng và làm lạnh nơi nó tới. + Không khí lạnh di chuyển nhanh hơn không khí nóng và đẩy không khí nóng lên trên. + Lớp không khí lạnh ở dưới bị chuyển động chậm hơn so với lớp ở trên nên mặt frong tương đối dốc ở trên mặt đất. Bài số 6: a) Phân biệt frông khí quyển và dải hội tụ nhiệt đới. Giải thích tại sao dải hội tụ nhiệt đới gây ra mưa lớn trên diện rộng và kéo dài. b) Ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều, bờ nào có khí hậu khô khan ? Giải thích tại sao ? Trả lời: GV: Phan ThÞ Kim Oanh5 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 a. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở BBC. - Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm (dẫn chứng) - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng tăng (dẫn chứng) b. Giải thích nguyên nhân - Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của MT (góc nhập xạ) càng nhỏ nên lượng bức xạ mặt trời nhận được càng nhỏ nên nhiệt độ giảm. - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn do càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ có góc chiếu sáng lớn hơn lại có thời gian chiếu sáng dài (dần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ (nhỏ dần tới 0), thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng ở cực). Bài số 9: a, Tại sao đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn? b) Tại sao địa hình là một nhân tố tác động tới sự phân bố của nhiệt độ? Trả lời: a, Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn vì: - Nước, do nhiệt dung lớn và tính dẫn nhiệt nhỏ hơn so với đất, nên nóng lên chậm và mất nhiệt cũng chậm. - Tia sáng mặt trời tới mặt nước được các lớp nước ở trên mặt hấp thụ một phần, phần còn lại được truyền xuống đốt nóng trực tiếp ở các lớp dưới sâu. Tính linh động của nước làm cho sự truyền nhiệt có hiệu quả. Do trao đổi loạn lưu nên truyền nhiệt xuống sâu nhanh hơn 1000 – 10000 lần so với dẫn nhiệt phân tử. Khi mặt nước lạnh đi, hiện tượng đối lưu nhiệt xuất hiện sẽ kéo theo sự trao đổi loạn lưu giữa các lớp nước ở dưới với lớp nước trên mặt. - Vì vậy, ở đại dương có nhiệt độ cực đại trong ngày thường thấp hơn và nhiệt độ cực tiểu trong ngày thường cao hơn trên đất liền, dẫn đến biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ, ở lục địa lớn hơn. b) Địa hình là một nhân tố tác động tới sự phân bố của nhiệt độ vì: - Độ cao: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 0C. Nguyên nhân: Càng lên cao, càng xa bức xạ của mặt đất, đồng thời không khí càng trong sạch và càng ít hơi nước nên hấp thụ nhiệt ít hơn. - Hướng phơi của sườn làm thay đổi nhiệt độ không khí: + Sườn núi ngược chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn nên nhận được lượng nhiệt cao hơn. + Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) nhỏ nên nhận được lượng nhiệt thấp hơn. - Độ dốc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ: Cùng hướng sườn phơi nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải do độ dốc có góc nhập xạ lớn hơn. Bài số 10: Cho bảng số liệu: Biên độ nhiệt năm ở 1 số vĩ độ ( oC) Vĩ độ Bắc Bán Cầu Nam Bán Cầu 00 1,8 1,8 200 7,4 5,9 300 13,3 7,0 400 17,7 4,9 500 23,8 4,3 600 29,0 11,8 700 32,2 19,5 800 31,0 28,7 Rút ra nhận xét từ bảng số liệu và giải thích. Trả lời: * Nhận xét giải thích khái quát - Nhìn chung, biên độ nhiệt năm có xu hướng tăng dần từ xích đạo về 2 cực (d/c) do càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. - Cùng một vĩ độ: Biên độ nhiệt thay đổi theo tương quan giữa lục địa và đại dương. + Diện tích lục địa càng lớn, biên độ nhiệt càng lớn. GV: Phan ThÞ Kim Oanh7 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 - Nước có khả năng hấp thụ nhiệt và toả nhiệt nhỏ hơn đất và đá- khí áp luôn thay đổi - Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên thế giới là lục địa- biên độ nhiệt lớn - Gây ra gió địa phương ( gió biển và gió đất) - miền bờ biển thường có nhiều mưa. 2. Xích đạo không phải là nơi nóng nhất vì: - XĐ thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có Mặt trời trên đỉnh đầu, là vùng hấp thụ được nhiều năng lượng mặt trời nhất. - Tuy nhiên theo số liệu thống kê tình hình thời tiết thế giới. Tại xích đạo nhiệt độ trung bình ban ngày không quá 350C, trong khi đó ở sa mạc Xahara ban ngày nhiệt độ lên đến 55 0C, sa mạc Ả rập lên đến 45-500C, sa mạcTrung Á nhiệt độ cũng lên đến 480 C... Bài số 14: a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí trên TĐ. b) Vì sao khí quyển bị ô nhiễm, hãy nêu giải pháp bảo vệ khí quyển. Trả lời: a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí trên TĐ. - Vĩ độ địa lí: Vùng vĩ độ cao có góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt hấp thụ ít nên nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt lớn. - Lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn do mặt đất có khả năng hấp thu và tỏa nhiệt nhanh hơn mặt nước. - Theo độ cao, độ dốc và hướng phơi của địa hình: Trong tầng đối lưu, nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn 0,60C/100m. Sườn dốc và sườn núi đón nắng có góc nhập xạ lớn hơn sườn khuất nắng nên lượng nhiệt nhân được nhiều hơn. - Lớp phủ thực vật và hoạt động sản xuất của con người: Nơi có lớp phủ rừng và khu vực nông thôn nhìn chung nhiệt độ thấp hơn khu vực mất hoặc không có lớp phủ thực vật rừng và khu vực thành phố b. Vì sao khí quyển bị ô nhiễm, hãy nêu giải pháp bảo vệ khí quyển. * Nguyên nhân: - Do tự nhiên: + Núi lửa phun trào đưa ra khí quyển nhiều tro bụi. + Các quá trình thối rữa xác động, thực vật trong tự nhiên cũng thải ra các chất khí độc hại vào khí quyển. + Gió mạnh cuốn theo bụi,đất đá, vụn bở, vào khí quyển. - Do các hoạt động kinh tế- xã hội của con người: Trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt,(diễn giải) * Giải pháp bảo vệ: - Có biện pháp quản lí và kiểm soát chất lượng môi trường bằng luật pháp, bằng tiêu chuẩn chất lượng về môi trường. - Khai thác hợp lí và bảo về rừng. - Chống chiến tranh vũ khí hạt nhân và chiến tranh hóa học Bài số 15: 1. Gió Tín phong và gió Tây ôn đới khác nhau như thế nào? Vì sao cùng nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến, nhưng hai luồng gió này lại khác nhau về tính chất? 2. Cho bảng số liệu sau đây về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ, hãy nhận xét và giải thích. Vĩ độ 0°B 20°B 30°B 40°B 50°B 60°B 70°B Nhiệt độ trung bình năm (°C) 24,5 25,0 20,4 14,0 5,4 -0,6 -10,4 Biên độ nhiệt năm (°C) 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 Trả lời: 1. Gió Tín phong và gió Tây ôn đới khác nhau như thế nào? Vì sao cùng nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến, nhưng hai luồng gió này lại khác nhau về tính chất? a. Sự khác nhau giữa gió tín phong và gió tây ôn đới - Nguyên nhân: + Gió Tín phong: do tương quan khí áp giữa áp cao cận chí tuyến và áp thấp xích đạo + Gió Tây ôn đới: do tương quan khí áp giữa áp cao cận chí tuyến và áp thấp ôn đới GV: Phan ThÞ Kim Oanh9 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 Tới các vĩ độ 30 0 – 350, độ lệch đã lên tới 90 0 so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới. - Do sự chênh lệch về khí áp, có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo và hai cực. + Những luồng gió thổi về phía xích đạo theo kinh tuyến dưới tác động của lực Côriolit sẽ thổi theo hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam (gọi là gió Tín phong). + Những luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Côriolit làm lệch về phía đông, lên tới các vĩ độ 45 – 500 hầu như thổi theo hướng tây – đông, tạo thành đai gió Tây. - Những luồng gió thổi từ khu áp cao ở cực về phía xích đạo cũng chịu tác động của lực Côriolit, tới các vĩ độ dưới 65 0 đã có phương song song với vĩ tuyến và hướng từ đông sang tây, được gọi là gió Đông. - Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. Tại đây, gió thổi đến từ hai phía bắc và nam ngược nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới. Bài số 18 1. Khí áp là gì? Nêu nguyên nhân làm thay đổi khí áp. 2. Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là loại gió gì? Xác định nhiệt độ không khí tại chân sườn núi khuất gió. 2500m 260C ? 0C Trả lời: 1. Khí áp là gì? Nêu nguyên nhân làm thay đổi khí áp. * Khí áp: Là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. * Nguyên nhân: - Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm. - Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng, không khí giãn nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng. - Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô, nên không khí nhiều hơi nước thì khí áp giảm. 2. Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là loại gió gì? Xác định nhiệt độ không khí tại chân sườn núi khuất gió * Xác định loại gió: - Đây là gió Phơn. * Xác định nhiệt độ không khí tại chân sườn núi khuất gió: + Nhiệt độ không khí tại đỉnh núi: 260C – 0,60C.2500/100 = 110C. + Nhiệt độ không khí tại chân sườn khuất gió: 110C + 2500/100 = 360C. Bài số 19: a. Vì sao khí hậu ở vùng Địa Trung Hải không mưa nhiều về mùa hạ mà lại mưa nhiều về mùa đông? b. Trình bày hoạt động của gió fơn. Ở Việt Nam vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió fơn? Trả lời: a. Khí hậu ở vùng Địa Trung Hải không mưa nhiều về mùa hạ mà lại mưa nhiều về mùa đông vì: - Về mùa hạ vùng Địa Trung Hải các đai cao áp chí tuyến bao trùm, không khí khô ráo chỉ có gió thổi đi vì vậy rất ít mưa. - Hết mùa hạ đai áp cao lùi về phía Nam gió Tây hoạt động đi qua biển đem theo hơi nước vào gây mưa. GV: Phan ThÞ Kim Oanh11 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. + Lượng mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ. Mưa ít vào mùa đông. - Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. + Lượng mưa: Nóng khô vào mùa hạ. Mưa nhiều vào mùa đông. 2. Vì sao kiểu khí hậu Địa Trung Hải lại có mưa vào mùa đông? - Vào mùa hạ ở khu vực Địa Trung Hải có nhiệt độ cao không kém ở Xích đạo. Các cao áp chí tuyến bao trùm lên khu vực này làm cho không khí trên cao cực kì yên tĩnh, khô ráo và không mưa. Mùa hạ là mùa khô. - Mùa đông đai áp cao lùi về phía nam, gió Tây hoạt động, các khí xoáy thuận liên tiếp kéo đến đem theo gió và hơi nước khi đi qua biển gây mưa. Mùa đông là mùa mưa của các khu vực thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải, nhưng thời gian mưa nhiều nhất là cuối đông, đầu xuân. Bài số 22: Dựa vào bảng số liệu sau: Bán cầu A Bán cầu B Vĩ độ Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB (0C) tháng 1 (0C) tháng 7 (0C) tháng 1 (0C) tháng 7 (0C) 25,3 25,3 0 25,3 25,3 25,4 26,1 10 25,2 23,6 21,8 27,3 20 25,3 20,1 13,8 26,9 30 22,6 15,0 4,6 23,9 40 15,3 8,8 -7,7 18,1 50 8,4 3,0 -16,4 14,0 60 2,1 -9,1 -26,9 7,2 70 -3,5 -23,0 -33,2 2,0 80 -10,8 -39,5 - 36,0 0 90 -13,0 -48,0 1. Hãy cho biết A và B thuộc bán cầu nào? Tại sao? 2. Tính biên độ nhiệt năm của các vĩ độ ở cả 2 bán cầu. Từ đó rút ra nhận xét và giải thích về sự thay đổi của biên độ nhiệt. Trả lời: 1. Hãy cho biết A và B thuộc bán cầu nào? Tại sao? - A thuộc bán cầu Bắc vì nhiệt độ trung bình tháng 7 (mùa hạ của bán cầu Bắc) cao hơn nhiệt độ trung bình tháng 1. - B thuộc bán cầu Nam vì nhiệt độ trung bình tháng 1 (mùa hạ của bán cầu Nam) cao hơn nhiệt độ trung bình tháng 7. 2.b. Tính biên độ nhiệt năm của các vĩ độ. Rút ra nhận xét * Tính biên độ nhiệt năm: Vĩ độ (0) Bán cầu Bắc (0C) Bán cầu Nam (0C) 0 0 0 10 0,7 1,6 20 5,5 5,1 30 13,1 7,6 40 19,3 6,5 50 25,8 5,4 60 30,4 11,2 70 34,1 26,5 80 35,2 50,3 90 36,0 60,1 * Nhận xét và giải thích - Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt trong năm càng lớn vì chênh lệch góc nhập xạ và độ dài ngày đêm trong năm càng lớn. GV: Phan ThÞ Kim Oanh13 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 Bờ A Bờ B Vĩ độ Tháng 1 Tháng 7 Tháng 1 Tháng 7 570B -19,90C 10,60C 2,00C 14,30C 450B -5,20C 18,60C 5,80C 20,60C Xác định bờ A, B là bờ Đông hay Tây của lục địa. Giải thích nguyên nhân. Trả lời: 1. Vì sao cùng có mưa quanh năm nhưng kiểu khí hậu xích đạo lượng mưa lớn, thường xuyên và đều đặn còn kiểu khí hậu ôn đới hải dương lại mưa ít hơn và thất thường - Xích đạo mưa quanh năm do: quanh năm ảnh hưởng của áp thấp xích đạo, nhiều dòng biển nóng, nhiều rừng, dải hội tụ nhiệt đới, diện tích đại dương lớn. + Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (tầng ẩm dày) đã làm lượng mưa trung bình năm ở xích đạo cao. + Nhiệt độ cao quanh năm (góc nhập xạ lớn) kết hợp với diện tích đại dương lớn làm cho mưa đối lưu nhiệt phát triển mạnh trong ngày nên mưa xích đạo thường xuyên, đều đặn. - Ôn đới: mưa quanh năm do: ảnh hưởng của áp thấp ôn đới, gió Tây ôn đới, dòng biển nóng, frong ôn đới + Nhiệt độ thấp khả năng bốc hơi kém hơn xích đạo lượng mưa ít hơn + Các yếu tố gây mưa: Khí xoáy, frông, gió Tây ôn đới đều có diễn biến thất thường, sự thất thường đó gây nên sự thất thường trong chế độ mưa ôn đới hải dương. 2. Xác định bờ A, B là bờ Đông hay Tây của lục địa. Giải thích nguyên nhân. - A là bờ Đông lục địa. - B là bờ Tây lục địa Giải thích: - Các vùng vĩ độ đều thuộc vùng ôn đới BBC. - Bờ A có biên độ dao động nhiệt lớn, nhiệt độ hạ thấp vào tháng 1 + Do ảnh hưởng bởi gió mùa: mùa đông ảnh hưởng bởi gió mùa mùa đông từ lục địa thổi ra rất lạnh, khô; mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ nóng ẩm. + Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển lạnh ven bờ (dẫn chứng) - Bờ B nhiệt độ điều hòa hơn: biên độ thấp, nhiệt độ không cực đoan. Do + Ảnh hưởng của gió Tây Ôn đới từ biển thổi vào khá ấm, ẩm. + Ảnh hưởng dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương với cường độ lớn. Bài số 26: 1. Vẽ hình các đai khí áp và gió trên Trái Đất. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch thì khô, nóng còn gió Tây ôn đới lại mát, ẩm? 2. Nguyên nhân sinh ra gió mùa là gì? Lấy ví dụ gió mùa châu Á để phân tích. Trả lời: 1.a. Vẽ hình các đai khí áp và gió trên Trái Đất b. Cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch thì khô, nóng còn gió Tây ôn đới lại mát, ẩm vì: GV: Phan ThÞ Kim Oanh15 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 + Nguồn gốc: thay đổi theo mùa. Mùa đông là từ lục địa thổi ra biển, mùa hạ từ biển thổi vào đất liền. + Hướng gió ở hai mùa có chiều ngược nhau. - Gió Đông cực + Nguồn gốc: từ áp cao cực về áp thấp ôn đới. Ở cực nhiệt độ thấp nên hình thành áp cao. + Hướng gió: BCB là đông bắc, BCN là đông nam do lực Côriôlit. Tuy nhiên nhiên do lực Côriôlit mạnh nên hướng gió gần như là hướng Đông. * Ở Châu Á gió mùa hoạt động mạnh vì: - Diện tích lục địa rộng lớn nên mùa hạ nóng, nhiệt độ cao hình thành áp thấp; mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp hình thành áp cao. - Mùa hạ có gió từ biển thổi vào lục địa mang theo nhiều hơi ẩm và mưa. Mùa đông gió thổi từ lục địa nên lạnh và khô. b) Chứng minh rằng sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất thể hiện rõ quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Giải thích nguyên nhân. * Chứng minh rằng sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất thể hiện rõ quy luật địa đới : - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (dẫn chứng). - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (dẫn chứng). - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình) ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam (dẫn chứng). - Mưa càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam (dẫn chứng). + Giải thích - Lượng mưa phụ thuộc vào nhiều nhân tố: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình (phân tích). - Sự phân bố mưa theo địa đới chủ yếu do nhân tố khí áp, gió (diễn giải) * Chứng minh rằng sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất thể hiện rõ quy luật phi địa đới : - Mưa nhiều nhất ở vĩ độ 5 - 100B do địa hình, dải hội tụ nhiệt đới... - Mưa khác nhau giữa bờ đông và bờ tây, theo độ cao: dòng biển, gió, địa hình. Bài số 28: Hãy giải thích vì sao có sự phân bố các vành khí áp và gió trên Trái Đất. Trả lời: a. Sự phân bố khí áp trên Trái Đất: - Do sự phân bố bức xạ Mặt Trời trên Trái Đất theo vành đai, dẫn đến sự phân bố nhiệt theo vành đai mà khí áp phụ thuộc vào nhiệt độ. - Do sự vận động của hoàn lưu khí quyển dưới sự tác động của nhiệt độ và lực quay của Trái Đất: Ở Xích đạo không khí đối lưu lên mạnh nên hình thành hạ áp; ở chí tuyến không khí lại giáng xuống tạo nên sức nén hình thành cao áp; ở các vĩ độ ôn đới không khí đối lưu nên hình thành hạ áp; ở cực không khí lạnh nên hình thành cao áp. b. Sự hình thành các vành đai gió: - Gió là sự chuyển động không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp... - Chịu tác động của lực côriôlit làm lệch hướng gió thổi. Ở Bắc bán cầu lệch về phía tay phải, ở Nam bán cầu lệch về tay trái nên có hướng khác nhau... + Từ chí tuyến đến Xích đạo: lệch hướng thành gió Đông Bắc và Đông Nam. + Từ chí tuyến đến ôn đới: lệch thành gió tây. + Từ cực đến ôn đới: lệch thành gió đông. Bài số 29: Mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các đai khí áp. Nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục từ Xích đạo về hai cực Trả lời: a. Mối quan hệ về phân bố các vòng đai nhiệt và đai khí áp: - Trình bày về phân bố các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất. - Sự phân bố các đai khí áp gắn với sự phân bố các vòng đai nhiệt (dẫn chứng và phân tích sự hình thành các đai áp thấp và áp cao để thấy có hai nguyên nhân hình thành đai khí áp là do nhiệt lực và động lực, nguyên nhân động lực liên quan đến nhiệt lực). GV: Phan ThÞ Kim Oanh17 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n Båi dìng HSG 10 Lượng mưa 102 82 67 52 49 30 14 29 75 115 125 115 855 (mm) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A qua các tháng. b. Địa điểm A thuộc kiểu khí hậu gì? Ở bán cầu nào? c. Giải thích đặc điểm khí hậu của địa điểm A. Trả lời: a. Vẽ biểu đồ kết hợp - Nhiệt độ: Đường. - Lượng mưa: Cột. b. Xác định kiểu khí hậu - Địa điểm A thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải của Bắc bán cầu. c. Giải thích đặc điểm khí hậu của địa điểm A. - Chế độ nhiệt: Cao hơn từ tháng 5 - 10 vì thời gian đó là mùa hạ của Bắc bán cầu, Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên chí tuyến Bắc - Chế độ mưa: Mưa nhiều hơn vào thu đông (tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau) do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. Mùa hạ mưa ít do có cao áp chí tuyến (di chuyển lên phía Bắc theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời) ngự trị. Bài số 33: Nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình 12 tháng của địa điểm A Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 t0(0C) 3,0 3,9 6,4 9,7 13,9 16,6 18,3 17,8 15,3 10,3 6,2 3,6 P(mm) 48 41 40 44 54 56 60 60 50 57 51 52 Địa điểm trên thuộc kiểu khí hậu nào? Phân tích đặc điểm chung về khí hậu địa điểm đó. Trả lời: - Kiểu khí hậu: Ôn đới hải dương BBC - Đặc điểm: + Nhiệt độ thấp, khá điều hòa, biên độ nhiệt năm thấp (Chứng minh) + Lượng mưa khá lớn và mưa phân bố đều trong năm (Chứng minh) Bài số 34: Cho bảng số liệu sau đây về khí hậu của hai địa điểm A và B: Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ 12,8 14,7 16,4 17,8 18,4 17,7 16,7 16,8 16,3 15,4 14,0 12,9 A (0C) 190B Mưa 6 5 12 17 47 96 118 108 98 34 12 7 2259m (mm) Nhiệt độ 25,9 26,9 25,4 24,0 22,2 20,9 20,4 20,9 21,3 22,1 23,3 24,8 B (0C) 220N Mưa 124 123 133 108 80 58 42 44 67 82 105 136 60m (mm) Hãy phân tích đặc điểm khí hậu của hai địa điểm trên. Trả lời: Địa điểm A: - Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ trung bình 16 0C, biên độ nhiệt không lớn, lượng mưa trung bình 559mm - Nhân tố khí hậu: địa điểm trong khu vực nội chí tuýen nhưng nhiệt độ dưới 20 0C, do nhiệt độ giảm theo độ cao (2259m), lượng mưa khá thấp chứng tỏ nhân tố gây mưa là hạn chế Địa điểm B: + Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ trung bình 23 0C, biên độ nhiệt thấp. Lượng mưa khá lớn khoảng 1200mm + Nhân tố gây mưa: Địa điểm B trong nội chí tuyến, nên nhiệt độ trung bình cao, biên dộ nhiệt thấp, chứng tỏ vị trí này ảnh hưởng sâu sắc của biển. Nhân tố gây mưa khá thuận lợi. GV: Phan ThÞ Kim Oanh19 Tæ: Sö -§Þa – GDCD- ThÓ-QP
File đính kèm:
giao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_10_buoi_789_k.doc