Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 29: Trục khuỷu - Thanh truyền - Nguyễn Văn Niệm
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 29: Trục khuỷu - Thanh truyền - Nguyễn Văn Niệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 29: Trục khuỷu - Thanh truyền - Nguyễn Văn Niệm
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11 Ngày soạn: tháng 5 năm 2019 Tiết: 29 Chủ đề: TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN I. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ Theo nội dung chương trình sách giáo khoa Công nghệ 11 THPT, nội dung về thân máy, nắp máy và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được trình bày trong bài 22 (thân máy và nắp máy) và 23 (cơ cấu trục khuỷu thanh truyền). Nhìn chung, nội dung các bài này đều đề cập tới vấn đề cơ cấu trục khuỷu thanh truyền với hai phần chính là phần tĩnh (thân máy và nắp máy) và phần động (ba nhóm chi tiết chính: pittông, thanh truyền và trục khuỷu). Vì vậy, có thể tập hợp các bài này thành một chuyên đề với tên gọi là “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Trên cơ sở tổng hợp nội dung các bài được đề cập trong chuyên đề, có thể xác định nội dung chuyên đề “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” bao gồm các nội dung chính sau: 1. Giới thiệu chung 2. Nhiệm vụ các bộ phận và chi tiết chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 3. Cấu tạo các bộ phận và chi tiết chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHUYÊN ĐỀ VÀ NHỮNG NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của chuyên đề a. Kiến thức - Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy. - Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xi lanhvà nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí. - Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết pittông, thanh truyền và trục khuỷu. b. Kĩ năng - Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu. - Nhận biết được thân máy và nắp máy của một số động cơ. c. Thái độ - Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển của nền công nghiệp. 2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh Trên cơ sở phân tích các nội dung chuẩn kiến thưc, kĩ năng và thái đố của chuyên đề, phân tích nội dung của chuyên đề, có thể xác định được các năng lực cần hình thành cho học sinh qua dạy học chuyên đề “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” như sau: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như thân máy, nắp máy, pittông, thanh truyền, trục khuỷu, cácte, thân xilanh...Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 1 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11 - Mô tả được cấu tạo - Giải của các chi tiết. thích được vì Câu: 2.4 sao mặt trong - Giải - Hiểu đầu nhỏ và đầu thích được vì được lí do cần to thanh truyền sao không thể phải có phải lắp bạc đổi vị trí lắp xecmăng ở đầu lót. Câu: 4.1 đặt của các pittông. Câu: xecmăng. Câu: - Giải 2.5, 2.6 thích được vì 3. Cấu Trình bày 3.1 - Thấy sao thân thanh tạo các bộ được cấu tạo - Phân được vai trò truyền có dạng phận và chi của phần động biệt được động của đối trọng tiết diện hình tiết chính của và phần tĩnh. cơ làm mát trên trục chữ I. Câu: 4.2 cơ cấu Câu: 1.4, 1.5 bằng nước và khuỷu. Câu: bằng không khí - Giải 2.7 về mặt cấu tạo thích được tại - Giải của thân máy sao đầu pittông thích vì sao số và nắp máy. không chế tạo lượng xéc Câu: 3.2, 3.3, vừa khít với xi măng của động 3.4 lanh để không cơ điezen phải sử dụng thường nhiều xecmăng. Câu: hơn động cơ 4.3 xăng. Câu: 2.8 V. CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Câu hỏi, bài tập mức Biết 1.1. Em hãy liệt kê các bộ phận cố định và chuyển động của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền? 1.2. Trình bày nhiệm vụ các bộ phận chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền? 1.3. Hãy điền các từ vào chỗ trống cho thích hợp (mỗi vị trí ứng với 1 cụm từ) Pittông có nhiệm vụ cùng với xi lanh và (1)tạo thành không gian làm việc; nhận (2) của khí cháy rồi truyền lực cho (3) để sinh công và nhận lực từ (4) để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí. (trục khuỷu, nắp máy, xi lanh, lực đẩy) 1.4. Trình bày cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu? 2. Câu hỏi, bài tập mức Hiểu Câu 2.1. Trên hình 22.1 sgk thì xi lanh và trục khuỷu được lắp ở phần nào? Câu 2.2. Đầu to thanh truyền được lắp với: A. Chốt khuỷu B. Cổ khuỷu C. Má khuỷu D. Đuôi trục khuỷu GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 3 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11 trọng giúp cố định các chi tiết cũng như giúp cho động cơ hoạt động bình thường, đó chính là cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Hoạt động 2. Giới thiệu chung - Giáo viên treo tranh 22.1 sgk lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. - Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau: (1) Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm mấy phần? (2) Nêu các bộ phận của phần tĩnh và phần động? (3) Tại sao nói thân máy và nắp máy là “khung xương” của động cơ? (4) Khi động cơ làm việc, chuyển động của pittông, thanh truyền và trục khuỷu như thế nào? - Gợi ý: (1) Phần động và phần tĩnh. 2) Phần động: thân máy và nắp máy Phần tĩnh: pittông, thanh truyền, trục khuỷu (3) Thân máy và nắp máy là chi tiết cố định dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ. (4) Khi động cơ làm việc, pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn. Thanh truyền là chi tiết truyền lực trung gian giữa pittông và trục khuỷu. Hoạt động 3. Tìm hiểu nhiệm vụ của phần động và phần tĩnh a. Tìm hiểu nhiệm vụ phần tĩnh: - Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau: (1) Nhiệm vụ của thân máy là gì? (2) Nhiệm vụ của nắp máy là gì? - Gợi ý: (1) Thân máy dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ. (2) Nắp máy cùng với xilanh và đỉnh pittông tạo thành buồng cháy của động cơ. Nắp máy còn dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi hoặc vòi phun, một số chi tiết của cơ cấu phân phối khí, để bố trí các đường ống nạp, thải, áo nước làm mát hoặc cánh tản nhiệt b. Tìm hiểu nhiệm vụ phần động: - Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau: (1) Nhiệm vụ của pittông là gì? (2) Nhiệm vụ của thanh truyền là gì? (3) Nhiệm vụ của trục khuỷu là gì? - Gợi ý: GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 5 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11 - Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau: (1) Đỉnh pittông có cấu tạo như thế nào? (2) Đầu pittông có cấu tạo như thế nào? (3) Nhiệm vụ của xecmăng khí và xecmăng dầu? (4) Thân pittông có cấu tạo như thế nào? (5) Thanh truyền có các chi tiết nào? (6) Đầu to được nối với bộ phận nào? có đặc điểm gì? (7) Đầu nhỏ được nối với bộ phận nào? có đặc điểm gì? (8) Vì sao ở các vị trí nối của thanh truyền với chốt khuỷu và chốt pittông phải có bạc lót hoặc ổ bi? (9) Để trục khuỷu quay, thanh truyền và pittông chuyển động được thì cổ khuỷu, chốt khuỷu có hình dạng như thế nào? (10) Trên má khuỷu có đối trọng nhằm mục đích gì? (11) Đuôi trục khuỷu được lắp với bánh đà nhằm mục đích gì? - Gợi ý (1) Đỉnh pittông có dạng đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm (2) Đầu pittông có rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu (3) Xecmăng khí có nhiệm vụ ngăn không cho KK từ buồng cháy lọt xuống cacte Xecmăng dầu có nhiệm vụ ngăn không cho dầu bôi trơn từ cacte lên buồng cháy (4) Thân pittông có lỗ ngang để lắp chốt pittông (5) Thanh truyền có đầu nhỏ, thân và đầu to thanh truyền (6) Đầu to lắp chốt khuỷu, có thể làm liền hoặc cắt rời thành 2 nửa (7) Đầu nhỏ lắp chốt pittông, có dạng hỉnh trụ rỗng (8) Giảm ma sát với thanh truyền (9) Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ (10) Cân bàng trọng lượng (11) Mômen quay động cơ đồng đều Hoạt động 5. Giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa động cơ đốt trong, ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể. GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 7
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_11_tiet_29_truc_khuyu_thanh_truyen_nguyen.doc