Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Hình chiếu vuông góc (5 tiết) - Nguyễn Văn Niệm

doc 6 Trang tailieuthpt 29
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Hình chiếu vuông góc (5 tiết) - Nguyễn Văn Niệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Hình chiếu vuông góc (5 tiết) - Nguyễn Văn Niệm

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Hình chiếu vuông góc (5 tiết) - Nguyễn Văn Niệm
 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
Ngày soạn: tháng 9 năm 2020.
 Chủ đề: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
 (5 Tiết)
 I. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ
 Theo nội dung chương trình, sách giáo khoa Công nghệ 11 trung học phổ thông, nội 
dung về hình chiếu vuông góc (bài 2), thực hành: vẽ các hình chiếu của các vật thể đơn 
giản (bài 3), hình cắt và mặt cắt (bài 4). Nhìn chung, nội dung các bài này cùng đề cập 
đến vấn đề hình chiếu vuông góc và cách vẽ hình chiếu vuông góc của một vật thể đơn 
giản. Vì vậy, có thể tập hợp các bài này thành một chủ đề với tên gọi là “Hình chiếu 
vuông góc”.
 II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
 Trên cơ sở tổng hợp nội dung các bài được đề cập trong chủ đề, có thể xác định chủ 
đề “Hình chiếu vuông góc” bao gồm các nội dung chính sau:
 1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất.
 2. Hướng dẫn cách vẽ hình chiếu vuông góc bằng PPCG1.
 3. Hướng dẫn học sinh thực hành.
 4. Ra bài tập lớn cho học sinh thực hành.
 5. Lý thuyết về hình cắt mặt cắt.
 III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHỦ ĐỀ VÀ NHỮNG NĂNG 
LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH.
 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chuyên đề
 a. Kiến thức:
 - Biết được phương pháp chiếu góc thứ nhất.
 - Vẽ được hình chiếu vuông góc của một vật thể đơn giản.
 b. Kỹ năng:
 - Đọc được các loại hình chiếu vuông góc của các vật thể.
 c. Thái độ:
 - Có ý thức thực hành khi giáo viên giao bài tập.
 2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh
Trên những cơ sở phân tích các nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của chủ
đề, phân tích nội dung của chủ đề, có thể xác định được các năng lực cần hình thành cho 
học sinh qua dạy học chủ đề: “Hình chiếu vuông góc” như sau:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: Học sinh hiểu và sử dụng tót các thuật ngữ 
như hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, hình cắt, mặt cắt.
 - Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể: Học sinh hiểu được cách vẽ hình 
chiếu vuông góc của một vật thể đơn giản.
 - Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: Học sinh có thể phân tích, đọc được các 
bản vẽ hình chiếu vuông góc của một vật thể bất kỳ.
 - Năng lực hợp tác: Với ý thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học 
sinh năng lực hợp tác trong thực hành.
IV. CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY 
HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
Từ nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của chủ đề, có thể mô tả các năng lực 
học sinh cần đạt sau khi học xong chủ đề theo 4 mức của cấp độ tư duy như sau:
Giáo viên: Nguyễn Văn Niệm Page 1 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
 Vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của các vật thể sau theo 
phương pháp chiếu góc thứ nhất.
 4. Câu hỏi và bài tập ở mức vận dụng cao.
 4.1. Vẽ 3 hình chiếu kết hợp vẽ hình cắt, mặt cắt của vật thể
Giáo viên: Nguyễn Văn Niệm Page 3 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
 Đây là hoạt động quan trọng, nhằm giúp học sinh biết được cách vẽ hình chiếu 
vuông góc, xác định được các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, xác 
định được cách vẽ, vẽ được các hình chiếu đơn giản.
 a. Các bước vẽ hình chiếu vuông góc
 - Hoạt động cá nhân vfa nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
 (1). Nêu các bước để hoàn thành một bản vẽ hình chiếu vuông góc
 (2). Các hình chiếu được bố trí như thế nào?
 Gợi ý:
 + Gắn hệ trục tọa độ OXYZ lên vật thể
 + Xác định hướng chiếu
 + Vẽ các hình chiếu đứng bằng cạnh
 + Cắt bỏ phần dư thừa, tẩy xóa, tô đậm
 + Ghi kích thước
 + Hoàn thiện, kẻ khung tên.
 b. Hướng dẫn thực hành theo các bước trên.
 - Làm bài tập ở trang 21 SGK CN11 và 1 số bài tập do giáo viên chuẩn bị
 Hoạt động 5: Bài tập cho học sinh làm tại lớp
 Giáo viên có thể sử dụng các hình tại trang 21 SGK Công nghệ 11 để cho học sinh 
làm tại lớp.
 Hoạt động 6: Hình cắt, mặt cắt
 Ở hoạt động này, giáo viên hướng dẫn qua phần lý thuyết và lồng ghép phần thực 
hành vào phần vẽ hình chiếu để học sinh có thể cắt ngay ở trên hình chiếu của mình.
 + Thế nào là hình cắt, mặt cắt?
 + Mặt cắt, hình cắt dùng để làm gì?
 + Mặt cắt gồm những loại nào? Cách vẽ như thế nào?
 + Hình cắt gồm những loại nào? Chúng được dùng trong trường hợp nào?
 Gợi ý:
 I. Khái niệm về hình cắt và mặt cắt
 - Mặt cắt: Hình biểu diễn các đường bao cảu vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
 - Hình cắt: Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
 II. Mặt cắt
 1. Mặt cắt chập
 - Dùng biểu diễn những vật có hình dạng đơn giản
 - Được vẽ ngay trên hình chiếu.
 - Đường bao được vẽ bằng nét liền mảnh.
 2. Mặt cắt rời
 - Dùng biểu diễn những vật có hình dạng phức tạp.
 - Nằm ngoài hình chiếu.
 - Đường bao được vẽ bằng nét liền đậm và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch 
chấm mảnh.
 III. Hình cắt
 1. Hình cắt toàn bộ
 Sử dụng 1 mặt phẳng cắt biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
 2. Hình cắt một nửa.
 - Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là 
đường tâm.
 - Ứng dụng: Cho vật thể đối xứng.
Giáo viên: Nguyễn Văn Niệm Page 5 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_hinh_chieu_vuong_goc_5_tiet_nguyen.doc