Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 21, Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (Tiết 2) - Nguyễn Văn Niệm

doc 5 Trang tailieuthpt 26
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 21, Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (Tiết 2) - Nguyễn Văn Niệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 21, Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (Tiết 2) - Nguyễn Văn Niệm

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 21, Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (Tiết 2) - Nguyễn Văn Niệm
 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
Ngày soạn: 16/01/2021
Tiết: 21
 Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
 - Hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuông cát.
 - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
2. Kĩ năng
 - Lập được quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
3. Thái độ
 - Có ý thức hoạt động nhóm, xây dựng ý kiến vì tập thể.
 - Có ý thức thực hiện bài học một cách nghiêm túc.
 - HS có ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập. Vận dụng kiến thức để nhận biết 
và hiểu một số phương pháp chế tạo phôi thông dụng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
 - Nghiên cứu bài 16 SGK.
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu (một số sản phẩm đúc) 
có liên quan đến vật liệu cơ khí.
 - Tranh ‘‘quy trình công nghệ chế tạo phôi’’ trong bộ thiết bị dạy học.
2. Học sinh
 - Đọc bài 16 SGK.
 - Đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá 
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
3. Công nghệ - Biết được bản Hiểu được ưu, So sánh được 
chế tạo phôi chất của phương nhược điểm của hàn Hồ quang 
bằng phương pháp hàn phương pháp và Hàn hơi
pháp hàn hàn 
Tiết 2
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ, vào bài mới
(1) Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức cũ, quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi dẫn dắt vào nội 
dung bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp đôi.
(4) Phương tiện dạy học: Tranh ảnh trên máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài học.
GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 1 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
 - Tiết kiệm vật liệu vì sao? - Sau khi hàn kim loại chỗ mối hàn 
 - Tạo được chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp vì kết tinh, nguội tạo thành mối hàn.
 sao?
 - Có độ bền cao, kín vì sao?
 GV hỏi: Chi tiết dễ bị cong vênh vì sao? (do biến - HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 
 dạng nhiệt không đều). sgk đê trả lời
 GV hỏi: Căn cứ vào đâu để biết đó là phương pháp 
 hàn hồ quang? Bản chất của hàn hồ quang là gì?
 GV hỏi: Khi hàn cần các dụng cụ nào? - HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 
 GV nói rõ: Cách dùng các dụng cụ hàn. sgk đê trả lời
 GV hỏi: Em hãy kể các ứng dụng hàn hồ quang mà 
 em biết?
 GV hỏi: Căn cứ vào đâu để biết hàn hơi? Bản chất - HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 
 của hàn hơi là gì? sgk đê trả lời
 GV kết luận.
 GV hỏi: Khi hàn cần các dụng cụ nào?
 GV nói rõ: Cách dùng các dụng cụ hàn. - HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 
 GV hỏi: Em hãy kể những ứng dụng của hàn hơi sgk đê trả lời
 trong đời sống và sản xuất mà em biết?
 GV: Kết luận và lấy ví dụ so sánh giữa hàn hồ quang 
 và hàn hơi.
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
 1. Bản chất: 
 - Là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái 
 chảy, sau khi kim loại kết tinh tạo thành mối hàn.
 2. Ưu, nhược điểm:
 a. Ưu điểm: 
 - Tiết kiệm vật liệu.
 - Nối được kim loại có tính chất khác nhau.
 - Tạo được chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.
 - Có độ bền cao, kín.
 b. Nhược điểm:
 Chi tết dễ bị cong vênh.
 3. Một số phương pháp hàn thông dụng:
 a. Hàn hồ quang:
 - Bản chất: Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim 
 loại que hàn tạo thành mối hàn.
 - Dụng cụ, vật liệu: Kìm hàn, que hàn, vật hàn.
 - Ứng dụng: Dùng trong ngành chế tạo máy, ôtô...
 b. Hàn hơi:
 - Bản chất: Dùng nhiệt phản ứng cháy của khí axêtilen (C2H2) với O2 làm nóng chảy kim 
 loại chỗ hàn và kim loại que hàn tạo thành mối hàn.
 - Dụng cụ, vật liệu: Que hàn, mỏ hàn, ống dẫn khí, vật hàn. 
 - Ứng dụng: Hàn các chi tiết có chiều dày nhỏ.
C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 3 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
IV. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Câu hỏi, bài tập mức Biết
- Bản chất của phương pháp Hàn?
2. Câu hỏi, bài tập mức Hiểu
- Hãy cho biết ưu điểm lớn nhất của PP hàn mà các PP khác không có?
3. Câu hỏi, bài tập mức Vận dụng
4. Câu hỏi, bài tập mức Vận dụng cao
GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 5 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_21_bai_16_cong_nghe_che_tao_ph.doc