Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 22, Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại (Tiết 1) - Nguyễn Văn Niệm

doc 6 Trang tailieuthpt 44
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 22, Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại (Tiết 1) - Nguyễn Văn Niệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 22, Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại (Tiết 1) - Nguyễn Văn Niệm

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 22, Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại (Tiết 1) - Nguyễn Văn Niệm
 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
Ngày soạn: 16/01/2021
Tiết 22
 CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG 
 CHẾ TẠO CƠ KHÍ
 Bài 17: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt.
 - Nguyên lí cắt và dao cắt.
 - Các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay khi tiện
2. Kĩ năng
 - Nhận biết được cấu tạo của dao và các chuyển động của dao.
3. Thái độ
 - Có ý thức hoạt động nhóm, xây dựng ý kiến vì tập thể.
 - Có ý thức thực hiện bài học một cách nghiêm túc.
 - HS có ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.
 - Năng lực chuyên biệt:
 + Năng lực sử dụng kiến thức công nghệ: Sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ 
học tập. 
 + Năng lực về phương pháp: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các 
nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập. Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán 
học phù hợp với nội dung bài học. Xác định mục đích, đề xuất phương án, tiến hành xử lí kết 
quả thực hành và rút ra nhận xét.
 + Năng lực trao đổi thông tin: Trao đổi kiến thức và ứng dụng công nghệ bằng ngôn 
ngữ kĩ thuật và các cách diễn tả đặc thù của môn công nghệ. Lựa chọn, đánh giá được các 
nguồn thông tin khác nhau. Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập của mình 
(nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm). Trình bày các kết quả từ các 
hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm) 
một cách phù hợp. Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan 
dưới góc nhìn công nghệ. Tham gia hoạt động nhóm trong học tập công nghệ.
 + Năng lực cá thể: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của 
cá nhân trong học tập công nghệ. Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập 
nhằm nâng cao trình độ bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
 - Nghiên cứu bài 17 SGK.
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu (một số sản phẩm đúc) 
có liên quan đến vật liệu cơ khí.
 - Các video về cắt gọt cơ khí
2. Học sinh
 - Đọc bài 17 SGK.
 - Đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 1 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên lí cắt và dao cắt.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên lí cắt và dao cắt
(1) Mục tiêu: Biết được bản chất của gia công cắt gọt kim loại, nguyên lí cắt và dao cắt.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi dẫn dắt để hình thành kiến thức về bản chất của 
gia công cắt gọt kim loại, nguyên lí cắt và dao cắt.
 Nội dung hoạt động
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 GV: đưa ra phôi, trục giữa xe đạp và đặt câu 
 hỏi. HS: quan sát
 -Từ phôi như trên làm thế nào để tạo ra trục - Lấy đi một phần kim loại thừa của phôi.
 giữa xe đạp? - Dùng máy cắt và dao cắt
 - Lấy kim loại thừa bằng cách nào? - Phoi
 - Phần kim loại bị cắt bỏ đi gọi là gì?
 - Vậy bản chất của gia công kim loại bằng - HS dựa vào mục 1/82 sgk trả lời.
 cắt gọt là gì?
 - Em có nhận xét gì về phương pháp gia công - HS so sánh về đặc điểm, độ chính xác và 
 cắt gọt với các phương pháp gia công khác độ bóng bề mặt giữa các phương pháp gia 
 mà em đã học? công.
 GV: Dùng hình ve 17.1 sgk cho HS quan sát.
 - Phoi được hìmh thành như thế nào?
 - Dao cắt kim loại phải có độ cứng như thế - HS quan sát H17.1 /82 sgk trả lời.
 nào so với phôi? - HS dựa vào mục a/82 sgk trả lời.
 - Để dao cắt được vật liệu thì giữa dao và - Độ cứng của dao > Độ cứng của phôi.
 phôi phải có điều kiện gì? - Giữa dao và phôi phải có sự chuyển động 
 GV: Đặt câu hỏi cho cả 3 ví dụ. tương đối
 - Tiện kim loại chuyển động tương đối giữa 
 dao và phôi như thế nào? - Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt, 
 - Bào kim loại chuyển động tương đối giữa dao chuyển động tịnh tiến.
 dao và phôi như thế nào? - Phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến 
 - Khoan kim loại chuyển động tương đối tạo ra chuyển động cắt.
 giữa dao và phôi như thế nào? - Phôi cố định, mũi khoan vừa chuyển 
 GV: Yêu cầu HS quan sát 17.2a sgk và đặt động quay, vừa chuyển động tịnh tiến tạo 
 câu hỏi: ra chuyển động cắt.
 - Em hãy chỉ đâu là mặt trước của dao tiện? - HS trả lời
GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 3 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 11
dao. Góc α càng lớn thì ma sát giữa phôi với mặt sau của dao càng nhỏ.
- Góc sắc β là góc tạo bởi mặt sau với mặt trước của dao. Góc β càng nhỏ thì dao càng sắc 
nhưng dao yếu và chóng mòn.
3. Vật liệu làm dao:
a. Thân dao:
- Làm bằng thép 45.
- Hình trụ chữ nhật hoặc vuông.
 b. Bộ phận cắt:
- Điều kiện làm việc: chịu ma sát mài mòn, nhiệt độ cao, áp lực lớn.
- Vật liệu: Thép gió, thép hợp kim
* Chú ý: vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng cứng hơn độ cứng của phôi.
C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Trả lời các câu hỏi củng cố
1) Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi củng cố nội dung bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi củng cố nội dung bài học.
 Nội dung hoạt động
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 Phát phiếu học tập cho HS Trao đổi thảo luận
 Yêu cầu HS làm việc và lên bảng trình bày. Báo cáo kết quả.
 Các HS khác nhận xét.
 GV đánh giá nhận xét, kết luận. Lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
 Nội dung cần đạt
 Phiếu học tập số 1
 Câu 1: Vật liệu để chế tạo bộ phận cắt của dao có tính chất
 A. chống mài mòn, chịu nhiệt độ cao, có độ bền
 B. chịu nhiệt độ cao, có độ cứng, độ bền
 C. chống mài mòn, có độ cứng, độ sắc bén
 D. chống mài mòn, chịu nhiệt độ cao, có độ cứng
 Câu 2: Thế nào là gia công kim loại bằng cắt gọt?
 A. là phương pháp gia công có phoi.
 B. là phương pháp gia công không có phoi.
 C. là lấy đi một phần dư của phôi dưới dạng phôi để thu được chi tiết có hình dạng, kích 
 thước theo yêu cầu.
 D. là lấy đi một phần dư của phôi dưới dạng phoi để thu được chi tiết có hình dạng, kích 
 thước theo yêu cầu.
 Câu 3: Để cắt gọt được kim loại độ cứng của dao phải đảm bảo yêu cầu gì?
 A. Độ cứng của dao cắt phải cao hơn độ cứng của phôi. 
 B. Độ cứng của dao cắt phải thấp hơn độ cứng của phôi.
 C. Độ cứng của dao cắt phải bằng độ cứng của phôi. 
 D. Độ cứng của dao cắt phải tương đương độ cứng của phôi.
 Câu 4: Thân dao làm bằng vật liệu gì?
GV: Nguyễn Văn Niệm Trang 5 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_22_bai_17_cong_nghe_cat_got_ki.doc