Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 39: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

docx 5 Trang tailieuthpt 36
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 39: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 39: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 39: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
 Ngày 1/4/2020 
 Tiết 39:BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I.Mục tiêu
1. Về kiến thức:
+Hiểu được khái niệm bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và 
miền nghiệm của chúng.
2. Về kĩ năng:
+Biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình trên mặt phẳng 
toạ độ.
3. Về tư duy, thái độ:
+Phát triển tư duy lôgic và thuật toán.
+Thấy được Toán học có ứng dụng trong thực tế.
+Nghiêm túc, cẩn thận và chính xác.
4.Đinh hướng phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và 
giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
 - Kế hoạch dạy học, SGK, các phiếu học tập, đồ dùng phục vụ dạy và học.
 - Bảng phụ về dấu của nhị thức bậc nhất.
2. Học sinh:
 - Học bài cũ và đọc trước nội dung bài mới trong SGK. 
 - Các đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, nháp.
III. Chuỗi các hoạt động học
 A.KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích:
 - Tạo sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh về cách biểu diễn hình học miền nghiệm 
 của bất PT và hệ bất PT bậc nhất hai ẩn
 - Hình dung được hình ảnh ban đầu về miền nghiệm của bất PT bậc nhất hai ẩn và hệ 
 bất PT bậc nhất hai ẩn
 2. Nội dung:
 Giáo viên trình chiếu thống kê số điểm thi 2 môn Toán , Văn của 5 học sinh lớp 
 12A1 và biểu diễn số điểm trên hệ trục tọa độ.
 3. Cách thức: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:
 Ví dụ 1: Bảng thống kê số điểm thi THPTQG môn Toán, Văn của học sinh lớp 12A1:
 STT Họ và tên Lớp Điểm Toán Điểm Văn
 1 Nguyễn Bảo Anh 12A1 6 3
 2 Nguyễn Khánh Dung 12A1 5 5
 3 Nguyễn Tấn Dũng 12A1 7 3
 4 Nguyễn Trác Huyên 12A1 4 5
 5 Nguyễn Huy Nam 12A1 6 7
 Gọi x là số điểm toán, y là số điểm văn y
 Điểm Văn
 10
 8
 Dũng (7;3)
 Nam (6;7)
 6
 Dung (5;5)
 Huyên (4;5)
 4
 Anh (6;3)
 2
 Điểm Toán
 10 5 5 10 15 20
 y=x 2 y=10-x
 4
+ Chốt lại khái niệm miền nghiệm 
* Ví dụ 2: Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất PT x 2y 3 .
+ Giao việc: 
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ đường thẳng :x+2y=3 trên hệ trục tọa độ.
- Gọi 1 học sinh lấy 1 điểm M (x0 ; y0 ) và tính x0 2y0 so sánh với 3. Từ đó hỏi học 
sinh xem điểm đó có thuộc miền nghiệm không?
- Giáo viên chốt lại cách biểu diễn miền nghiệm
 y
 3
 2
 x
 O
 3
- Lưu ý cho học sinh khi lấy điểm O(0;0) sẽ có lợi ích gì dẫn đến nhận xét người 
ta thường lấy gốc tọa độ O để xác định miền nghiệm của bất PT bậc nhất hai ẩn
- Từ đó yêu cầu học sinh rút ra quy tắc thực hành biểu diễn hình học tập nghiệm ( miền 
nghiệm ) của BPT ax by c
- Giáo viên tổng hợp, nhận xét câu trả lời và trình chiếu quy tắc
* Ví dụ 3: Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất PT
 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Giao việc 3x y 6 x y 4 x 0 y 0
Kết quả Biểu diễn hình Biểu diễn hình Biểu diễn hình 
 Biểu diễn hình học miền học miền học miền 
 học miền nghiệm của nghiệm của nghiệm của 
 nghiệm của BPT trên bảng BPT trên bảng BPT trên bảng 
 BPT trên bảng phụ treo lên phụ treo lên phụ treo lên 
 phụ treo lên bảng bảng bảng
 bảng
GV chốt Cho học sinh xem hình vẽ biểu diễn miền nghiệm của các bất PT trên 
 cùng hệ trục tọa độ Ví dụ: Một gia đình cần ít nhất 900 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit trong thức ăn mỗi 
ngày. Mỗi kg thịt bò chứa 800 đơn vị protein và 200 đơn vị lipit. Mỗi kg thịt lợn chứa 
600 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit. Biết rằng gia đình này chỉ mua tối đa 1,6 kg thịt 
bò và 1,1 kg thịt lợn; giá tiền 1 kg thịt bò là 45 nghìn đồng, 1kg thịt lợn là 35 nghìn 
đồng. Hỏi gia đình đó phải mua bao nhiêu kg thịt mỗi loại để số tiền bỏ ra là ít nhất.
Hoặc:Một nhà khoa học nghiên cứu về tác động phối hợp của vitamin A và vitamin B 
đối với cơ thể người. Theo đó một người mỗi ngày có thể tiếp nhận được không quá 600 
đơn vị vitamin A và không quá 500 đơn vị vitamin B; một người mỗi ngày cần từ 400 
đến 1000 đơn vị vitamin cả A lẫn B. Do tác động phối hợp của hai loại vitamin, mỗi 
 1
ngày, số đơn vị vitamin B không ít hơn số đơn vị vitamin A nhưng không nhiều hơn 3 
 2
lần số đơn vị vitamin A. Giá của một đơn vị vitamin A là 9 đồng, giá của một đơn vị 
vitamin B là 7,5 đồng. Hỏi cần chi ít nhất bao nhiêu tiền mỗi ngày để dùng đủ cả hai 
loại vitamin trên.
 E. TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học để tìm cực trị của biểu thức F=ax+by trên một 
miền đa giác.
- Nội dung: Học sinh đọc và nghiên cứu bài học: “ Phương pháp tìm cực trị của biểu 
thức F=ax+by trên một miền đa giác ”.
- Cách thức 
+ Học sinh tự đọc bài học : “ Phương pháp tìm cực trị của biểu thức F=ax+by trên một 
miền đa giác ”.
+ Học sinh tự lấy ví dụ và tự thực hiện tìm được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức 
F=ax+by trên một miền đa giác.
- Sản phẩm : Học sinh lấy ví dụ và tìm được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức 
F=ax+by trên một miền đa giác, giải được một số bài toán thực tế.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_10_tiet_39_bat_phuong_trinh_bac_nhat_hai.docx