Giáo án Địa lí 11 - Buổi 1: Rèn luyện kĩ năng biểu đồ - Đinh Thị Sen
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Buổi 1: Rèn luyện kĩ năng biểu đồ - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 11 - Buổi 1: Rèn luyện kĩ năng biểu đồ - Đinh Thị Sen
Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 Buổi 1: Ngày soạn: 02/ 10/ 2019 Chuyên đề 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ 1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, HS phải: 1.1 Kiến thức: - Hiểu được các dạng biểu đồ và khả năng thể hiện biểu đồ. - Biết cách chọn dạng biểu đồ phù hợp. - Biết vẽ biểu đồ cột, tròn, miền. 1.2. Kĩ năng: - Biết căn cứ để lựa chọn các biểu đồ và làm bài tập vận dụng. 1.3. Thái độ: Nhận thức được vai trò và tầm quan trong của việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác - Năng lực riêng: NL nhận dạng và vẽ biểu đồ, ... 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tài liệu về biểu đồ - Một số bài tập về biểu đồ. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm và giải các bài tập liên quan đến vẽ biểu đồ đặc biệt là biểu đồ cột. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1. Ổn định lớp: 3.2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng nhận xét bảng số liệu ở bài tập 2 - trang 44 SGK. 3.3. Tiến trình bài học: Giới thiệu bài Kỹ năng lựa chọn biểu đồ chính xác và vẽ biểu đồ là kỹ năng quan trọng khi làm bài thi HSG, bài thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng biểu đồ là vô cùng cần thiết. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Căn cứ lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. Tiết 1: Lí thuyết về nhận dạng biểu đồ * Các căn cứ lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp: Căn cứ vào lời dẫn, đặc điểm của bảng số liệu thống kê (giá trị tuyệt đối hay tương đối, các mốc thời gian hay chuỗi thời gian) và yêu cầu của bài tập (nhận xét hay giải thích điều gì) và căn cứ vào khả năng thể hiện của từng loại biểu đồ. - Lời dẫn và đặc điểm của bảng số liệu trong bài tập là một trong những cơ sở xác định loại biểu đồ, VD: + Trong lời dẫn có các từ tình hình, sự thay đổi, diễn biến, tăng trưởng, phát triển, gia tăng...và kèm theo là một chuổi thời gian qua các năm từ... đến...=> Nên chọn biểu đồ đường biểu diễn. + Trong lời dẫn có các từ qui mô, diện tích, khối lượng, số dân, kim ngạch xuất nhập khẩu,... và kèm theo một vài mốc thời gian, thời kì, giai đoạn (vào năm..., trong năm..., trong các năm..., qua các thời kì...) => Nên chọn biểu đồ hình cột + Trong lời dẫn có các từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, phân ra, bao gồm, trong đó,...và số năm trong bảng số liệu không quá 3 mốc => Nên chọn biểu đồ hình tròn; thể hiện qui mô và cơ cấu => Chọn biểu đồ tròn có bán kính khác nhau. + Trong lời dẫn có các từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, phân ra, bao gồm, trong đó..., và năm trong bảng số liệu có từ 4 mốc năm trở lên => Nên chọn biểu đồ hình miền theo số liệu tương đối. Ngược lại , nếu có từ 1-3 mốc năm hoặc cùng năm nhưng ở các địa điểm khác nhau => Chọn biểu đồ tròn hoặc cột chồng theo giá trị tương đối. GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 BQ sản lượng Sản lượng LT Bình quân sản lượng LT Kg/ người = Số người Từ % tính giá trị Theo số liệu 5 Lấy tổng thể x số % tuyệt đối gốc Lấy từng phần 6 Tính % % x 100 Tổng thể Số thực của năm sau x 100 rồi chia số thực Lấy năm gốc 100% 7 % của năm gốc tính các năm kế tiếp (Năm gốc là năm đầu trong bảng thống kê) Giá trị năm sau - Giá trị năm trước x 100 Tốc độ tăng trưởng 8 % (số năm sau - số năm trước) x G iá trị năm theo giai đoạn trước Tỷ suất GT dân số Tỷ suất sinh (%0)- Tỷ suất tử (%0 9 % TN 10 Tổng kim ngạch 10 XNK = GTXK + GTNK XNK 11 Cán cân XNK CCXNK = GTXK - GTNK GTXK x100 12 Tỷ lệ XK % Tổng XNK GTNK x100 13 Tỷ lệ NK % Tổng XNK GTXK x100 14 Tỷ lệ XNK % GTNK Tổng DT rừng TN x100 15 Tỷ lệ che phủ rừng % Tổng DT đất TN Tiết 2: I. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CỘT. 1. Mục đích của biểu đồ cột:. Yêu cầu thể hiện: Thể hiện quy mô số lượng, động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thích hợp nhất trong việc thể hiện sự so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng và động thái phát triển của đối tượng. 2. Dấu hiệu lựa chọn biểu đồ cột: - Khi đề bài yêu cầu cụ thể “Hãy vẽ biểu đồ cột” - Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố. Thường dựa vào các gợi ý trong đề bài như: số lượng, sản lượng, so sánh... - Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong một năm nên trục ngang thay vì đơn vị là “năm”, được thay thế bằng “các vùng”, “các nước”, “các sản phẩm”. - Đơn vị có dấu: “/” như: kg/ng, tấn/tấn, USD/ng, người/km2,... 3. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ hình cột: Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ). Bước 2: Tiến hành vẽ các cột theo cách thức sau: - Các cột vẽ thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục ngang. Mốc thời gian đầu tiên trên trục ngang cách gốc tọa độ một khoảng nhất định (cách trục tung) để đảm bảo tính trực quan của biểu đồ. - Trên trục ngang nếu thể hiện cho thời gian thì phải chia đúng tỉ lệ khoảng cách năm đã cho còn thể hiện các đối tượng khác chia đều nhau. - Cần đối chiếu mốc giá trị trên trục oy để vẽ chính xác độ cao các cột. GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 - Biểu đồ miền theo số liệu tuyệt đối: thể hiện được quy mô và động thái của đối tượng. 3. Dấu hiệu lựa chọn biểu đồ miền: - Khi đề bài yêu cầu cụ thể “Vẽ biểu đồ miền...” - Trong lời dẫn có các từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, phân ra, bao gồm, trong đó..., và năm trong bảng số liệu có từ 4 mốc năm trở lên => Nên chọn biểu đồ hình miền theo số liệu tương đối. 3. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ miền: a. Biểu đồ miền theo số liệu tương đối: - Bước 1: Kẻ một hình chữ nhật nằm ngang (cạnh 4/6) Cạnh bên trái hình chữ nhật được sử dụng làm thước đo giá trị từ 0 - 100%, khoảng cách luôn được chia đều theo 10% hoặc 20%. - Bước 2: Vẽ đường ranh giới giữa các miền. - Bước 3: Thể hiện mỗi miền bằng một kí hiệu riêng biệt. - Bước 4: Ghi tên cho biểu đồ, ghi chú giải. b. Biểu đồ miền theo số liệu tuyệt đối: - Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ (chỉ có 1 trục tung và 1 trục hoành). + Trục tung luôn được tính từ giá trị 0, các giá trị trên trục tung là giá tri tuyệt đối. + Trục hoành chỉ thể hiện thời gian là các mốc năm cụ thể và khoảng cách năm phải chia đúng tỉ lệ khoảng cách năm trong bảng số liệu. - Bước 2: Vẽ đường ranh giới giữa các miền. - Bước 3: Thể hiện mỗi miền bằng một kí hiệu riêng biệt. 5. Ví dụ Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lúa theo mùa vụ Đơn vị: (%) Năm 2010 2013 2015 2018 Lúa đông xuân 41,2 39,3 40,5 40,9 Lúa hè thu 32,5 35,6 36,6 36,9 Lúa mùa 26,3 25,1 22,9 22,2 4. TỔNG KẾT: HS trả lời câu hỏi Câu 1. Cho bảng số liệu: TỔNG SỐ DÂN, DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người) GV: §inh ThÞ Sen
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_11_buoi_1_ren_luyen_ki_nang_bieu_do_dinh_thi.doc