Giáo án Địa lí 11 - Buổi 3: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Buổi 3: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 11 - Buổi 3: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen
Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 Buổi 3: Ngày soạn: 08/ 10/ 2019 Chuyên đề 2: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ Xà HỘI THẾ GIỚI (18 tiết) 1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh phải 1.1. Kiến thức: - Nhận biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước: Phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICS). - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: Xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 1.2. Kĩ năng: - Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1. - Phân tích bảng số liệu về kinh tế – xã hội của từng nhóm nước. 1.3. Thái độ: Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi sử dụng bản đồ 1.4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác - Năng lực riêng: NL sử dụng bản đồ, NL sử dụng hình ảnh, NL tư duy lãnh thổ... 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Tiết 1: Khái quát sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng KHCN hiện đại. Nền KTTT 1. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay. - Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. - Kinh tế thế giới phát triển gắn liền với cuộc CMKH và CN hiện đại. - Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh. - Kinh tế thế giới phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. 2. Sự phân chia thành các nhóm nước - Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ - Dùa vµo tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi, c¸c níc ®îc chia thµnh 2 nhóm nước: Phát triển và đang phát triển. - Các nước phát triển có GDP/người cao, FDI nhiều, HDI cao. - Các nước đang phát triển có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp. Một số quốc gia có trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước CN mới (NICs) - Nhãm ®ang ph¸t triÓn cã sù ph©n hãa: NICs, trung b×nh, chËm ph¸t triÓn 3. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước Các tiêu chí đánh Nhóm nước phát Nhóm nước đang giá triển phát triển Tổng GDP (2004 - 79,3 20,7 %) GDP/người Cao và rất cao Thấp hơn TB thế giới Cơ cấu GDP theo Tỷ trọng KV III > Tỷ trọng KV III < kv KT 70%, KV I nhỏ 50%, tỷ trọng KV I và II còn cao Tuổi thọ TB 76 (cao hơn so với 65 (thấp) TB thế giới) Chỉ số HDI 0,855 (cao) 0,694 (thấp) a. Kinh tế GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 - Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm) chiếm ưu thế tuyệt đối. - Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin - Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu. - Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao. - Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn.. - Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định. Tiết 3: Bài tập Câu 1: Trình bày các đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay. Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề nào. a. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay. - Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. - Kinh tế thế giới phát triển gắn liền với cuộc CMKH và CN hiện đại. - Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh. - Kinh tế thế giới phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. - Phát triển kinh tế bền vững trở thành xu thế lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. b. Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề sau: - Phát triển bền vững là phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. - Phát triển bao trùm các mặt đời sống, xã hội, gắn kết phát triển kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Câu 2: Dựa vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trên thế giới người ta chia thành mấy nhóm nước? Nêu đặc điểm cơ bản của các nhóm nước đó. - Dựa vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội, các nước trên thế giới được xếp vào hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. - Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP) cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. - Các nước đang phát triển thường có GDP bình quân đầu người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI ở mức thấp. - Trong nhóm các nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NIC). Câu 3: Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. a. Phân tích tác động: * Tích cực. - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (sản xuất phần mềm, công nghiệp điện tử, vũ trụ...) - Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (SX vật liệu mới, CN gen) . - Thay đổi cơ cấu lao động, chuyển lao động từ khu vực SXVC sang khu vực phi VC, lao động bằng trí óc ngày càng tăng (tỉ lệ những người làm việc trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm tăng cao) - Nâng cao năng suất lao động. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực SXVC sang Phi vật chất (Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng DV, giảm tỷ trọng NN, CN.) - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu - Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức * Tiêu cực. GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 - Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức, quảng bá và sử dụng tri thức. - Nền kinh tế tri thức lấy công nghệ kĩ thuật cao làm lực lượng sản xuất thứ nhất, lấy kiến thức làm chỗ dựa chủ yếu. - Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm) chiếm ưu thế tuyệt đối - Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin - Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu. - Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao trên 80%. - Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn.. - Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định. c. Điều kiện phát triển. - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ. - Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại họcChú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học. - Chú trọng phát triển công nghệ thông tin. - Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài. d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức. - Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ. - Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo. - Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh. - Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập. e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai. - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tăng cường năng lực nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học. - Đẩy mạnh, coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo, phải có chiến lược đầu tư, ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt chú trọng chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ tri thức. - Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. - Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức. - Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin nhất là Internet, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học. - Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới. Trắc nghiệm Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là A. thành phần chủng tộc và tôn giáo. B. quy mô dân số và cơ cấu dân số C. trình độ khoa học - kĩ thuật. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển? A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều. B. Dân số đông và tăng nhanh. C. GDP bình quân đầu người cao. D. Chỉ số phát triển con người ở mức cao. Câu 3. Đặc điểm của các nước đang phát triển là A. GDP/người thấp, HDI cao, nợ nước ngoài nhiều. B. GDP/người cao, HDI thấp, nợ nước ngoài nhiều. GV: §inh ThÞ Sen
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_11_buoi_3_khai_quat_ve_nen_kinh_te_xa_hoi_the.doc