Giáo án Địa lí 11 - Buổi 4: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen

doc 8 Trang tailieuthpt 16
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Buổi 4: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 11 - Buổi 4: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen

Giáo án Địa lí 11 - Buổi 4: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen
 Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 Buổi 4: Ngày soạn: 25/ 10/ 2019
 Chuyên đề 2: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI (18 tiết) 
 1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh phải
 1.1. Kiến thức:
 - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hoá, 
khu vực hoá.
 - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức 
liên kết kinh tế khu vực.
 1.2. Kĩ năng:
 - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
 - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên quy mô về số dân, GDP của một số 
tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
 1.3. Thái độ:
 Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định trách nhiệm 
của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa 
phương. 
 1.4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác
 - Năng lực riêng: NL sử dụng bản đồ, NL tư duy lãnh thổ, NL sử dụng hình ảnh... 
 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 Tiết 1,2: Lí thuyết về xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa
 1. Toàn cầu hoá.
 a. Khái niệm. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến 
văn hóa, khoa họctrong đó quan trọng nhất là toàn cầu hóa về kinh tế.
 b. Biểu hiện. 
 - Thương mại thế giới phát triển mạnh.
 - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
 - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
 - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
 c. Hệ quả.
 * Tích cực.
 - Thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
 - Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
 * Tiêu cực: 
 - Làm gia tăng khoảng cách giàu –nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
 d. Nguyên nhân.
 - Do sự phát triển về kinh tế của các quốc gia. Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
 - Sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới, sự phụ thuộc giữa các quốc gia về tài nguyên, lao 
động. 
 - Sự phát triển của các công ty đa quốc gia.
 - Tác động của cuộc cách mạng KHCN.
 - Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu (thiên tai, dân số, bệnh 
dịch) dồi hỏi phải hợp tác để giải quyết.
 2. Khu vực hoá.
 a. Nguyên nhân.
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 - Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
 Tiêu cực:
 - Làm gia tăng khoảng cách giàu –nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
 e. Nguyên nhân.
 - Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
 - Sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới.
 - Sự phát triển của các công ty đa quốc gia.
 - Sự phát triển của công nghệ thông tin, GTVT và việc ứng dụng nó.
 - Để giải quyết một số vấn đề mang tính toàn cầu (thiên tai, dân số, bệnh dịch).
 Câu 2: Vì sao toàn cầu hóa về kinh tế là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Biểu hiện 
như thế nào ở khu vực ĐNA. Tại sao nói toàn cầu hóa ngày càng biểu hiện rõ nét.
 - Toàn cầu hóa về kinh tế là một nhu cầu cấp thiết hiện nay vì: 
 + Muốn bảo vệ nền hòa bình đang được duy trì ơ khắp nơi trên thế giới hiện nay
 + Thế giới xuất hiện nhiều vấn đề về môi trường mà một nước, một quốc gia không giải 
quyết được: VD
 + Toàn cầu hóa về kinh tế một phần để hạn chế sự gia tăng dân số thế giới hiện nay
 + Toàn cầu hóa về kinh tế nhằm mục đích tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng về năng 
lượng, lương thực, giải quyết nạn đói và chống bệnh hiểm nghèo
 - Toàn cầu hóa được biểu hiện ở khu vực Đông Nam Á
 + Đông Nam Á hiện nay có một số nước phát triển kinh tế khá nhanh do nắm bắt được 
thời cơ thuận lợi, nhạy cảm với tình hình thế giới.
 + An ninh khu vực ngày càng được cũng cố; chuyển hướng từ đối đầu sang đối thoại, hợp 
tác.
 Tại sao nói toàn cầu hóa kinh tế ngày càng biểu hiện rõ nét
 - Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn 
tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 - 2007) chiếm 
khoảng 90% dân số, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn 
trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động 
hơn.
 - Đầu tư nước ngoài tăng mạnh, từ năm 1990 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 
1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.
 Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi 
lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
 - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua 
mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang rộng mở trên 
toàn thế giới.
 Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng 
có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đới sống kinh tế - xã 
hội của các quốc gia.
 - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, nắm trong tay nguồn của cải vật 
chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
 Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn 
chi nhánh. Các công ti xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn 
bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ 
thuật trên phạm vi thế giới..
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 - Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường 
Q.tế.
 - Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
 b. Nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh vì:
 - Do xu hướng QTH, KVH nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Mỗi nước muốn 
tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.
 - Các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta 
đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí, vận 
hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
 - Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới 
quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.
 - Các nước ĐNÁ có nguồn TNTN khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn 
đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế 
và thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực là tất yếu.
 Câu 5. Ngày – tháng – năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Khi 
trở thành thành viên chính thức của WTO Việt Nam gặp phải những thời cơ và thách 
thức gì?
 a. Thời gian.
 - 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO.
 b. Thời cơ.
 - Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
 - Có nhiều cơ hội tiếp nhận trang thiết bị.
 - Mở cửa tạo điều kiện phát huy nội lực.
 - Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 c. Thách thức.
 - Thực trạng nền kinh tế còn lạc hậu so với khu vực và thế giới.
 - Trình độ quản lí kinh tế còn thấp.
 - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
 - Sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.
 Câu 6. Thế nào là khu vực hóa kinh tế và hệ quả của nó. Chứng minh xu hướng khu 
vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh. Chứng minh rằng Việt Nam đã nâng cao vị thế 
của mình trên trường quốc tế và khu vực.
 a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.
 - Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở 
tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
 b. Hệ quả.
 - Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ 
trong khu vực.
 - Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
 - Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
 - Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc giabị ảnh hưởng.
 c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.
 - Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:
 + Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
 + Liên minh Châu Âu (EU).
 + Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
 + Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 - Vấn đề toàn cầu hoá còn làm cho khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo ngày càng 
xa. Tỷ lệ mù chữ ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, các dịch bệnh vẫn phát triển, ô 
nhiễm môi trường vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
 Câu 8: “Hợp tác và đấu tranh là 2 xu thế chính của quan hệ kinh tế quốc tế trong giai 
đoạn hiện nay”. Em hiểu gì về câu nói trên? Tại sao nước ta vừa phải hợp tác vừa phải 
cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc phát triển kinh tế?
 a) Phân tích câu nói trên: Hợp tác tức là:
 + Cùng phát triển KT – XH trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi
 + Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia
 + Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại
 + Trao đổi khoa học kĩ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển
 + Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải cùng giải quyết: chiến tranh – 
hòa bình, dân số, tài nguyên, môi trường
 - Đấu tranh:
 + Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa 
bằng con đường kinh tế.
 + Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường 
quốc tế.
 + Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
 b) Để phát triển KT, nước ta vừa phải hợp tác vừa phải ạnh tranh với các nước trong khu 
vực vì:
 - Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa nền KT thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi nước muốn 
tăng cường tiềm lực KT của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.
 - Các nước Đông Nam Á có nền KT phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước 
ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí vận 
hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
 - Việc khai thác tài nguyên trên biển Đông (hải sanr, dầu khí, giao thông, du lịch); khai 
thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực, cần 
có sự hợp tác cùng có lợi, tránh sự căng thẳng.
 - Các nước Đông Nam Á có nguồn TNTN khá giống nhau (khoáng sản kim loại, dầu khí, 
nông sản nhiệt đới, hải sản), nguồn lao động dồi dào; các nước Đông Nam Á đều thiếu 
vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế là 
tất yếu.
 Câu 9: Hiện nay trên thế giới có 3 nhóm mối quan hệ giữa cá nhóm nước, đó là:
 Giữa các nước đang phát triển với nhau
 Giữa các nước phát triển với nhau
 Giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển
 Theo em, mối quan hệ nào quan trọng nhất, vì sao?
 Trả lời
 Mối quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển là quan trọng nhất, vì:
 - Đây là mối quan hệ đa dạng nhất, tận dụng được lợi thế của hai nhóm nước, xuất phát từ 
nhu cầu của chính bản thân mỗi nhóm nước để tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
 - Các nước đang phát triển cần: vốn, khoa học kĩ thuật và công nghệ (có thể phân tích 
thêm)
 - Các nước phát triển cần: nguyên liệu (nông sản, tài nguyên thiên nhiên), lao động, thị 
trường (có thể phân tích thêm)
 Trắc nghiệm
 GV: §inh ThÞ Sen 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_11_buoi_4_khai_quat_ve_nen_kinh_te_xa_hoi_the.doc