Giáo án Địa lí 11 - Buổi 5: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen

doc 9 Trang tailieuthpt 19
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Buổi 5: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 11 - Buổi 5: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen

Giáo án Địa lí 11 - Buổi 5: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen
 Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 Buổi 5 Ngày soạn: 2/ 11/ 2019
 Chuyên đề 2: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI (18 tiết) 
 1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh (HS) phải:
 1.1. Kiến thức:
 - Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển, già hoá dân số ở các nước phát 
triển.
 - Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước 
đang phát triển và hệ quả của nó. Biết được mối quan hệ giữa dân số và sử dụng tài nguyên.
 - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích sự ô nhiễm và hậu quả của từng 
loại môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải BVMT.
 - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
 1.2. Kỹ năng:
 - Thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
 - Phân tích được tác động của con người tới môi trường và liên hệ thực tế để nhận biết hiện trang 
môi trường sống ở địa phương, đất nước.
 1.3. Thái độ:
 - Nhận thức được sự cần thiết phải BVMT, bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh.
 - Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân 
loại.
 1.4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác
 - Năng lực riêng: NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, NL sử dụng bản đồ, NL học tập tại thực địa, 
... 
 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 Tiết 1: Vấn đề dân số.
 a. Bùng nổ dân số
 - Xẩy ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển.
 +Nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới, nhiều nước đông dân nhất thề giới đều thuộc 
nhóm nước này: Trung Quốc, Ấn Độ, Indônêxia
 + Nước đang phát triển cũng chiếm hơn 95% dân số gia tăng hàng năm.
 - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển cũng rất cao, giai đoạn 200-
2005 (1,5%), gấp1,2 lần so với thế giới, gấp15 lần so với nước phát triển
 - Vì có tỉ suất sinh cao nên các nước này có cơ cấu dân số trẻ
 + Nhóm tuổi dước 15 tuổi chiếm 32%
 + Nhóm tuổi trên 65 tuổi chiếm 5% dân số
 - Hậu quả.
 * Tích cực:
 - Dân đông có nguồn lao động dồi dào
 - Dân số trẻ nên khả năng tiếp cận khoa học và công nghệ hiện đại nhanh
 * Tiêu cực
 - Bùng nổ dân số gây sức ép nặng nề lên kinh tế- xã hội và môi trường.
 + Kinh tế: Dân đông, tốc độ phát triển nền kinh tế chậm, khả nang tích luỹ của nền kinh tế kém; 
Thiếu việc làm cho nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho dân số đông.
 + Xã hội. Gây áp lực cho vấn đề: Ý tế, giáo dục và chất lượng cuộc sống
 + Môi trường: Việc khai thác tài nguyên diễn ra mạnh, nhanh làm cho tài nguyên cạn kiệt, môi 
trường bị ô nhiểm nặng nề.
 b. Gìa hoá dân số
 - Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, thế hiện ở ba xu hướng
 + Nhóm tuổi> 65 tuổi. Xu hướng tăng 1,5 %
 + Nhóm tuổi< 15 tuổi, Xu hướng giảm 17%
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 + Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển
 + Già hóa dân số ở các nước phát triển
 - Vấn đề về môi trường:
 + Biến đổi khí hậu toàn cầu
 + Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
 + Sự suy giảm đa dạng sinh học
 - Các vấn đề khác:
 + Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
 + Các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền), tội phạm liên quan đến sản xuất, vận 
chuyển và buôn bán ma túy, 
 Câu 2: Một trong những vấn đề xã hội mang tính cấp thiết cần giải quyết của từng nhóm 
nước hiện nay là gì? Tại sao? Hướng giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
 Trả lời
 a) Vấn đề xã hội mang tính cấp thiết cần giải quyết của từng nhóm nước:
 - Đối với các nước đang phát triển: vấn đề về dân số
 - Đối với các nước phát triển: vấn đề vê tài nguyên và môi trường
 b) Giải thích:
 * Đối với các nước đang phát triển:
 - Tỉ trọng dân số so với thế giới rất lớn: chiếm khoảng 80 % dân số của thế giới.
 - Tốc độ phát triển dân số rất nhanh: chiếm khoảng 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. 
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình năm của các nước này trong giai đoạn 1995 – 2000 là 1,7%, giai 
đoạn 2001 – 2005 là 1,5%.
 - Kinh tế chậm phát triển
 - Hậu quả:
 + Gây sức ép rất lớn tới phát triển kinh tế và tái sản xuất mở rộng
 + Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: y tế, giáo dục, việc làm
 + Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó cải thiện
 * Đối với các nước phát triển:
 - Công nghiệp phát triển, các chất thải của sản xuất công nghiệp nhiều.
 - Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, rác thải sinh hoạt nhiều.
 - Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu rất lớn, khai thác và tác động mạn tới môi trường tự 
nhiên.
 - Hậu quả:
 + Làm cho môi trường bị ô nhiễm
 + Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
 (Chú ý: cần có số liệu chứng minh)
 c) Hướng giải quyết:
 - Đối với các nước đang phát triển:
 + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt kế hoạch hóa dân số và kế hoạch hóa gia 
đình
 + Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế
 + Giải quyết tốt các vấn đề xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
 - Đối với các nước phát triển
 + Tăng cường sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu sạch để hạn chế tới mức tối đa các chất thải và 
sự tác động vào môi trường tự nhiên
 + Xử lí triệt để các chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
 Câu 3: Hãy chứng minh rằng: sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang 
phát triển. Sự bùng nổ dân số trên thế giới dẫn tới hậu quả gì về KT – XH – MT
 Trả lời
 a) Chứng minh:
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 - Cơ hội:
 + Có nguồn lao động dồi dào
 + Thị trường tiêu thụ rộng lớn
 - Thách thức:
 + Giải quyết việc làm
 + Sức ép về y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường
 + Trình độ lao động chưa cao
 + Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội sau khi bước qua thời kỳ dân số vàng.
 Câu 7: Hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
 Trả lời
 a) HIện trạng:
 - Nhiệt độ trái đất trăng lên: 100 năm tăng 0,60C (dự báo bước vào năm 2100, nhiệt độ trái đất sẽ 
tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C)
 - Mưa a xit ở nhiều nơi
 b) Nguyên nhân:
 Lượng CO2 và các khí thải trong bầu khí quyển ngày càng cao
 c) Hậu quả:
 - Băng tan ở 2 cực, gây ngập lụt
 - Thiên tai bất thường
 - Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người
 d) Giải pháp:
 Giảm lượng khí thải trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt và giao thông
 Câu 8: Trái đất nóng dần lên sẽ gây ra những thiệt hại gì?
 Trả lời
 - Nhiệt độ tăng làm băng tan ở 2 cực, khiến cho:
 + Nước biển dâng cao hơn từ 0,2 – 0,9 m, làm nhấn chìm một số hòn đảo nhỏ ở TBD, làm ngập 
lụt các vùng đất thấp ven biển, nhiều diện tích đất canh tác ở các đồng bằng châu thổ màu mỡ sẽ bị 
ngập dưới mực nước biển.
 + Làm thay đổi các dong hải lưu lớn tại ĐTD và mất đi một khối lượng khí nóng do các dòng hải 
lưu mang lại, nhiệt độ trung bình của châu Âu có thể giảm từ 50C - 100C
 + Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiều động thực vật bị tuyệt chủng, gây mất cân 
bằng sinh thái.
 + Cháy rừng nhiều hơn
 + Gây khó khăn trong việc xây dựng nhà cửa, sân bay, đặt đường ống dẫn dầu
 - Tình trạng sa mạc hóa, đại hạn hán, lũ lụt xảy ra trên diện rộng làm cho diện tích trồng trọt bị 
thu hẹp, mùa màng thất bát.
 Câu 9: Tại sao biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách hiện nay? Việt Nam nỗ lực như 
thế nào đối với việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu?
 Trả lời
 a) Biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành vấn đề cấp bách bởi vì:
 - Sự thay đổi khí hậu dang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có bởi một khối lượng khổng lồ 
khí CO2, CH4 và các khí khác gây hậu quả nghiêm trọng
 - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây ung thư da, mù mắt
 - Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối bị mất mùa, dịch bệnh hại cây trồng vật 
nuôi
 - Nắng nóng → hạn hán, cháy rừng, băng tan gây ngập lụt
 - Băng tan gây ngập lụt, mất đất nông nghiệp, đe dọa thiếu lương thực
 - Nhiều thiên tai nghiệm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả (bão, lụt)
 - Mưa a xit ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, các công trình xây dựng
 b) Nỗ lực của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu:
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 + Ở các nước phát triển: Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFC với tốc độ 
và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính làm 
thủng tần ô dôn, gây hiệu ứng nhà kính.
 - Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng 
quốc gia mà trên phạm vi cả thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài 
nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở 2 cực, gây mưa a xítđe dọa trực tiếp đến sự phát 
triển của ngành kinh tế và sức khỏe con người) nên bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân 
loại.
 b) Liên hệ vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
 Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:
 - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai (bão, lũ, hạn 
hán) và sự biến đổi thất thường về khí hậu, thời tiết.
 - Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề 
quan trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu động dân cư và mốt ố vùng cửa sông, 
ven biển.
 c) Các nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và MT ở nước ta:
 - Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống ý nghĩa quyết định đến đời sống 
con người.
 - Đảm bảo sự giàu có của đất nước về nguồn gen và các loại nuôi trồng cũng như các loài hoang dại 
có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.
 - Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới 
hạn có thể phục hồi được.
 - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống ủa con người.
 - Phấn đấu đạt trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên
 - Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường kiểm soát và cải tạo môi trường
 Câu 12: Tại sao khắp nơi trên thế giới đều có hoạt động bảo vệ môi trường. Ở các nước đang 
phát triển vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo có liên quan với nhau như thế nào? 
Kể tên một số loài động vật ở nước ta có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn rất ít.
 Trả lời
 a) Khắp nơi trên thế giới đều có hoạt động bảo vệ môi trường vì:
 - Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại
 - Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó con người tồn tại và phát triển
 - Cuộc sống của mỗi người có liên quan mật thiết với môi trường
 - Cong người là một thành phần của môi trường, không thể tách rời môi trường
 - Môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người sinh sống
 b. Ở các nước đang phát triển, vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo có liên quan với 
nhau
 - Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác 
trực tiếp nguồn lợi tự nhiên.
 - Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến môi trường
 - Với những điều kiện đó đã làm cho cuộc sống của họ ngày càng đói khổ
 - Để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ càn 
phải có những biện pháp cụ thể, kịp thời
 - Muốn bảo vệ môi trường, không thể tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo
 c. Một số loài động vật ở nước ta đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít :
 - Một số loài động vật hầu như đã bị tuyệt chủng: tê giác 2 sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy 
nước..
 - Một số loài có số lượng còn quá ít, nguy cơ tuyệt chủng:
 + Hổ, tế giác 1 sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng
 + Hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, công, trĩ, rùa
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 Câu 4. Dân số già sẽ dẫ tới hậu quả nào sau đây?
 A. Thất nghiệp và thếu việc làm. B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước
 C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường. D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.
 Câu 5. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là
 A. Xuất hiện nhiều động đất. B. Nhiệt độ Trái Đất tăng
 C. Bang ở vùng cực ngày càng dày. D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi
 Câu 6. Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên 
nhân chủ yếu là do
 A. Chất thải công nghiệp chưa qua xử lí. B. Chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
 C. Nước xả từ các nhà máy thủy điện. D. Khai thác và vận chuyển dầu mỏ.
 Câu 7. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do
 A. Nước biển nóng lên. B. Hiện tương thủy triều đỏ.
 C. Ô nhiễm môi trường nước. D. Độ mặn của nước biển tăng.
 Câu 8. Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào đã làm tầng ôdôn mỏng dần?
 A. O3. B. CFCs. C. CO2. D. N2O. 
 Câu 9. Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là
 A. Cháy rừng. B. Ô nhiễm môi trường. C. Biến đổi khí hậu. D. Con người khai thác quá mức.
 Câu 10. Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
 A. Nước biển ngày càng dâng cao. B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền.
 C. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền. D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa.
 Câu 11. Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần
 A. Tăng cường nuôi trồng. B. Đưa chúng đến các vườn hú, công viên
 C. Tuyệt đối không được khai thác. D. Đưa vào Sách đỏ để bảo vệ.
 Câu 12. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa
 A. Các quốc gia trên thế giới. B. Các quốc gia phát triển.
 C. Các quốc gia đang phát triển. D. Một số cường quốc kinh tế.
 GV: §inh ThÞ Sen 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_11_buoi_5_khai_quat_ve_nen_kinh_te_xa_hoi_the.doc