Giáo án Địa lí 11 - Buổi 6: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen

doc 11 Trang tailieuthpt 17
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Buổi 6: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 11 - Buổi 6: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen

Giáo án Địa lí 11 - Buổi 6: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới (18 tiết) - Đinh Thị Sen
 Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 Buổi 6 Ngày soạn: 22/ 11/ 2019
 Chuyên đề 2: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI (18 tiết) 
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
 1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh (HS) phải:
 1.1. Kiến thức:
 - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước, Châu Phi, Mĩ La tinh, Tây Nam Á và 
Trung Á: Tiềm năng về tài nguyên, về nguồn lực con người.
 - Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở 
Châu Phi, Mĩ La tinh, Tây Nam Á và Trung Á. 
 - Nhận thức được tình trạng khái thác TNTN làm suy giảm môi trường và cần có giải pháp khai 
thác TNTN hợp lý.
 1.2. Kỹ năng:
 - Sử dụng bảng số liệu để so sánh tỷ trọng thu thập GDP của các nhóm dân cư ở một số quốc gia.
 - Phân tích bảng số liệu về GDP.
 1.3. Thái độ:
 Tán thành, đồng tình với những biện pháp mà các quốc gia Mỹ La Tinh đang cố gắng thực hiện 
để vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Có ý thức bảo vệ môi trường.
 1.4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác
 - Năng lực riêng: NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, NL sử dụng bản đồ, ... 
 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi.
 I. Lí thuyết về một số vấn đề của Châu Phi
 1. Một số vấn đề về tự nhiên
 - Vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ và điều kiện tự nhiên
 + Là châu lục rộng lớn có dạng khối, nên phần lớn diện tích lãnh thổ có khí hậu mang 
tính chất lục địa.
 + Có hai đường chí tuyến đi qua, nên phần lớn lãnh thổ có khí hậu nhiệt đới khô nóng vì 
vậy cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mac và cảnh quan xavan
 + Môi trường bị suy thoái nghiêm trọng
 - Về tài nguyên thiên nhiên
 + Giàu tài nguyên khoáng sản: Vàng, kim cương, uranium, đồng, chì, kẻm, bôxit, săt, dầu 
khí, niken...
 + Tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng: Có rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm; động vật 
phong phú: hươu, nai, ngựa vằn, linh dương, hổ, báo...
 - Thực trạng tài nguyên
 + Giàu tài nguyên khoáng sản nhưng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá 
mức nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ty tư bản nước ngoài
 + Nguồn khoáng sản phân bố không đều: Đa phần tập trung ở phía bắc, duyên hải phía 
tây và phía nam của lãnh thổ
 + Môi trường bị ô nhiểm, suy thoái.
 2. Một số vấn đề về dân cư- xã hội
 a. Dân số
 * Đặc điểm.
 - Dân số đông, tăng nhanh, chủ yếu là gia tăng tự nhiên( 2,3%)
 - Tỉ suất sinh thô( 38%0), tỉ suất tử thô( 15%0) đều rất cao, cao hơn rất nhiều so với các 
nhóm nước và thế giới.
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 Châu Phi 38 15 2,3 52
 Nhóm nước đang PT 24 8 1,6 65
Nhóm nước phát triển 11 10 0.1 76
 Thế giới 21 9 1,2 67
 Từ bảng số liệu trên rút ra nhận xét về vấn đề dân số của Châu Phi. Nên nguyên 
nhân?
 Trả lời
 a. Dân số
 - Tỉ suất sinh thô ( 38%0), rất cao, cao hơn nhiều so với thế giới và nhóm nước 
 (Gấp 1,8 lần thế giới, 3,5 lần nhóm nước phát triển, 1,6 lần nhóm nước đang phát triển)
 - Tỉ suất tử thô thuộc loại cao nhất thế giới(15%0)( gấp 1,7 lần thế giới; 1,5lần nước phát 
triển và 1,9 lần nước đang phát triển )
 Nguyên nhân chủ yếu là do mức sống thấp, thiên tai dịch bệnh, xung đột sắc tộc, tôn 
giáo, hủ tục lạc hậu..
 - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trái lại rất cao(2,3%) gấp 2,7 lần thế giới,1,4 lần nước 
đang phát triển, gấp24 lần nước phát triển. Do TSS thô cao, tồn tai nhiều hủ tục lạc hậu.
 - Tuổi thọ trung bình lại rất thấp( 52 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu do mức sống thấp, kiều 
kiện kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ còn lạc hậu..
 b. Xã hội
 - Đói nghèo. Vì điều kiện tự nhiêu khô hạn nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn 
nên tình trạng đói ngèo ngày càng trở nên trậm trọng
 - Bệnh tật, tỉ lệ người nhiểm HIV cao, chiếm 2/3 tổng số người nhiểm HIV của thế giới, 
là gánh nặng cho nền kinh tế châu Phi
 - Tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, chủ yếu tập trung ở khu vực có nền kinh tế chưa phát triển, 
hạn chế việc thực thi các cải cách xã hội cũng như tiếp cận khoa học và công nghệ.
 - Chỉ số HDI thấp ảnh hưởng tới nguồn lao động, chất lượng thấp.
 Câu 3: Dựa vào bảng 5.2 SGK hãy phân tích tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế châu 
Phi trong những năm gần đây
 Trả lời.
 - Nhìn chung: Tốc độ tăng trường GDP của Châu Phi trong những năm gần đây có nhiều 
chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng một số nước của châu Phi năm sau cao hơn năm 
trước
 Công gô: 0,7%(1995) -> 2000 là 8,0 %
 - Tuy nhiên tốc độ của nhiểu nước châu Phi chưa thật ổn định. Nền kinh tế châu Phi còn 
phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đấu tư nước ngoài
 Câu 4: Tại sao châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng đa số các 
nước châu Phi đều là những nước nghèo, kém phát triển.
 Trả lời.
 Châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất là tài nguyên rừng và khoáng 
sản, nhưng đa số các nước châu Phi đều có nền kinh tế kém phát triển, chỉ đóng góp 1,9% 
GDP toàn cầu là vì:
 - Do hậu quả thống trị nhiều năm của chủ nghĩa thực dân.Nguồn tài nguyên của châu Phi 
bị khai thác quá mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gổ, chất đốt và mở rộng 
diện tích canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hoá. Khoáng sản bị khai thác nhằm măng 
lại nguồn lợi nhuận cho công ty nước ngoài làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô 
nhiểm
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 - Tốc độ phát triển kinh tế không ổn định.
 - Quy mô nền kinh tế có sự chênh lệch lớn giữa các nước.
 - Nợ nước ngoài nhiều.
 2. Nguyên nhân:
 - Tình hình chính trị, xã hội thiếu ổn định.
 - Duy trì cơ cấu XH phong kiến trong thời gian dài.
 - Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, phụ thuộc nhiều vào 
nước ngoài.
 - Nợ nước ngoài còn nhiều.
 II. Bài tập
 Câu 1: Hãy trình bày những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước Mỹ 
Latinh trong phát triển kinh tế- xã hội
 Trả lời.
 Những thuận lợi về tự nhiên của các nước Mỹ Latinh trong phát triển kinh tế- xã hội
 - Các nước Mỹ Latinh có nhiều đồng bằng châu thổ với diện tích rộng lớn, đất đai trù phú 
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bên cạch đó còn có tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi 
cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới
 - Mỹ Latinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, kim loại quý và 
nhiên liệu có giá trị kinh tế lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển 
kinh tế xã hội nói chung.
 - Ngoài ra, Mĩ La tinh còn có sự đa dạng về thực động vật, đặc biệt là các nơi rừng rậm 
nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazôn, nơi bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm. Hệ 
thống sông, hồ ở Mĩ La tinh có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch,...
 Câu 2: Tại sao các nước Mỹ Latinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ 
dân thành thị cao chiếm đến 75% dân số.
 Trả lời.
 - Hiện tượng đô thị hoá tự phát: Dân cư đô thị của Mỹ Latinh chiếm đến 75% dân số, 
song có đến 1/3 trong đó sống trong điều kiện khó khăn. Qúa trình đô thị hoá luôn đi trước 
quá trình công nghiệp hoá gây tác dộng tiêu cực đến sựu phát triển kinh tế các nước Mỹ 
Latinh. Khu vực Mỹ Latinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đồ Mehico( 26 triệu 
người), các thành phố dân trên 10 triệu người( Xao- Pao-lo, Rio- đe-gia-nê-rô, Buê-not-
Airet...)
 - Nguyên nhân dẫn tới đô thị hoá tự phát ở Mỹ Latinh: Do mức chênh lệch quá lớn giữa 
người già với người nghèo, giữa thành thị với nông thôn diễn ra ở hầu hết các nước Mỹ 
Latinh. Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để tạo điệu kiện thuận lợi cho các chủ trang trại 
chiếm giữ đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng đất kéo ra thành phố kiếm việc làm, gây 
nên tình trạng đô thị hoá tự phát
 Câu 3: Vì sao MLT có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng tỉ lệ người nghèo ở đây 
vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?
 Trả lời.
 MTL là khu vực giàu tài nguyên, nổi bật nhất là tài nguên sinh vật và tài nguyên khoáng 
sản. Nhưng tỉ lệ người nghèo ở đây lên đến 75% vì:
 - Chế độ chiếm hữu ruộng đất: phần lớn đất canh tác thuộc các chủ trang trại chiếm giữ, 
đa số dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm dẫn tới hiện tượng đô thị hóa 
tự phát, dân đô thị chiếm tới 75% dân số, và 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn.
 - Đất canh tác của các chủ trang trại chủ yếu trồng cây công nghiệp xuất khẩu, ít chú 
trọng phát triển cây lương thực và bị nước ngoài khống chế
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 Câu 6: So sánh đặc điểm tự nhiên của châu Phi với Mỹ Latinh.
 Trả lời.
 a. Giống nhau.
 - Châu Phi và MLT đền là khu vực giàu TNTN: rừng, khoáng sản, động thực vật..
 - Cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú có nhiều nét đặc sắc.
 b. Khác nhau
 * Khí hậu.
 - Châu Phi có khí hậu khô hạn, nóng. Do đặc điểm vị trí địa lí quy định, LT có dạng khối, 
địa hình cao ở rìa lục địa, gió mậu dịch..
 - MLT có khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới ẩm gió mùa. Do vị trí địa lí quy định, có đường 
xích đạo đi qua, địa hình chắn gió, ảnh hưởng của dòng biển nóng..
 * Cảnh quan.
 - Châu Phi có 5 đới cảnh quan: Rừng xích đạo, rừng cận nhiệt lá cứng, xavan, xavan 
rừng, hoang mạc và bán hoang mạc. Trong đó đới cảnh quan thiên nhiên chủ yếu là xavan, 
xavan rung, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn, do khí hậu khô nóng.
 - MLT có 5 đới cảnh quan thiên nhiên: Rừng xích đạo- rừng nhiệt đới ẩm; xavan-xavan 
rừng; Thảo nguyên- thảo nguyên rừng; hoang mạc- bán hoang mạc; núi cao. Trong đó 
chiếm diện tích chủ yếu là rừng xích đạo- rừng nhiệt đới ẩm.
 * Tài nguyên.
 - Châu Phi giàu tài nguên khoáng sản, nhất là khoáng sản nội sinh
 - MLT lại giàu tài nguyên sinh vật, khoáng sản nội sinh và ngoại sinh.
 Câu 7: So sánh và giải thích tốc độ tăng trưởng GDP các nước Mỹ Latinh với các 
nước Châu Phi.
 Trả lời.
 a. Giống nhau.
 - Giống nhau
 + Tốc độ tăng trưởng GDP khá thấp so với các nước đang phát triển khác, thường dưới 
5%/năm,quy mô nền kinh tế nhỏ..
 -> Do hậu quả về mặt lịch sử, đường lối phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.
 + Kinh tế tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào nước ngoài
 + Những năm gần đây, kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng 
GDP ngày càng được nâng lên.
 -> Chính sách đổi mới về kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy các thế mạnh 
về tài nguyên và con người.
 - Khác nhau
 + Các nước châu Phi có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định hơn, trong vài thập niên gần 
đây, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao.
 -> Do đẩy mạnh khai thác tài nguyên, cải cách kinh tế....
 + Các nước Mỹ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều, không ổn định(dẫn 
chứng).
 -> Tình hình chính trị không ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài (nhất là các 
công ti tư bản Hoa Kì), đầu tư nước ngoài vào khu vực giảm mạnh...
 Câu 8: Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển 
không ổn định ?
 - Tình hình chính trị không ổn định
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 c. Hậu quả:
 - An ninh chính trị - xã hội bất ổn.
 - Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát 
triển.
 - Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.
 B. Một số bài tập
 Câu 1: Phân tích vị trí quan trọng nhiều mặt của khu vực Tây Nam Á
 Tây Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng nhiều mặt:
 - Án ngữ trên tuyến giao thông đương biển quan trọng từ châu Á sang châu Âu và ngược 
lại bằng kênh đào Xuye
 - Là nơi tiếp giáp cả 3 châu lục Á – Âu – Phi
 - Cung cấp 65% sản lượng dầu mỏ của thế giới
 - Là cái nôi của 3 tôn giáo lớn: Do Thái, đạo Hồi, Thiên chúa giáo
 - Là đầu cầu để thâm nhập vào khu vực cũng có tiềm năng lớn về dầu mỏ là Trung Á
 - Vị trí tiếp cận với các quốc gia có tiềm năng hạt nhân.
 Câu 2: Hãy cho biết đặc điểm chung về tự nhiên, xã hội, kinh tế ở các nước Tây 
Nam Á
 a. Đặc điểm về tự nhiên
 - Vị trí địa lí: nằm ở ngã 3 lục địa Á – Âu - Phi, trên các tuyến hàng hải quốc tế quan 
trọng từ ĐTD đi Ấn Độ Dương
 - Địa hình: núi và cao nguyên chiếm ưu thế, đồng bằng ít
 - Khí hậu: phần lớn là khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới khô, cảnh quan hoang mạc là chủ yếu.
 - Khoáng sản: dầu là tài nguyên quan trọng, nhất là các nước ven vịnh Pec-xich cung cấp 
tới 65% nhu cầu cho thế giới.
 b. Đặc điểm về xã hội
 - Là nơi xuất hiện nền văn minh cổ đại
 - Là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới
 - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi
 - Thu nhập bình quân đầu người chênh lệch lớn: những nước có dầu thì thu nhập khá cao 
(Ả rập Xeeut: 7000 USD/ng, Qua ta: 12.300 USD/ng), còn các nước không có dầu thì thấp.
 - Những cuộc xung đột kéo dài, gây bất ổn định về chính trị - xã hội
 c. Đặc điểm về kinh tế
 - Đa số các nước kinh tế chưa phát triển, một số nước có dầu mỏ mặc dù thu nhập cao 
nhưng không bền vững vì là xuất khẩu tài nguyên.
 - Nông nghiệp kém phát triển vì thiếu nước, đất canh tác ít, trình độ khoa học kĩ thuật 
chưa cao. Đa số phải nhập khẩu nông sản (trừ Ixraen).
 - Công nghiệp: các nước có dầu thì có ngành công nghiệp khai khoáng và lọc dầu, các 
nước khác thì không đáng kể.
 Câu 3: Vì sao nói khu vực Tây Nam Á và Trung Á là điểm nóng của thế giới? 
Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp?
 a. Đây là điểm nóng của thế giới vì:
 - Có vị trí địa chính trị quan trọng (Dẫn chứng)
 - Vấn đề dầu mỏ
 + Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ chính của thế giới nên chịu nhiều sức ép chính 
trị của thế giới cũng như của các thế lực cực đoan vụ lợi.
 + Trung Á khai thác dầu mỏ tuy chưa nhiều nhưng đã được thế giới biết đến là khu vực 
có tiềm năng lớn về dầu khí
 GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11
 - Vị trí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba đường của ba châu lục Á, Âu, Phi.
 - Nguồn tài nguyên khoáng sản dầu, khí trữ lượng rất lớn, phân bố quanh vịnh Pecxich 
(các nước có nhiều dầu khí là Arập Xêut, I rắc, I ran, Côoet,).
 - Xung đột sắc tộc, tôn giáo với sự tồn tại các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử các tôn giáo, tín 
ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái.
 Câu 6: Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng của các 
nước Tây Nam Á và Trung Á.
 - Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu 
mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới.
 - Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng 
dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác của 
một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ 
thùng),...
 Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ thể:
 Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng là 
503 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
 Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng 
6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
 - Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước này 
có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu lửa lớn nhất trên thế giới. Sản lượng dầu lửa 
ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các nước EU 
và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP, 
thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ.
 Kết luận: từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan 
trọng, chủ yếu của các nước Tây Nam Á và Trung 
 GV: §inh ThÞ Sen 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_11_buoi_6_khai_quat_ve_nen_kinh_te_xa_hoi_the.doc