Giáo án Địa lí 11 - Buổi 7: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Đinh Thị Sen
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Buổi 7: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 11 - Buổi 7: Khái quát về nền kinh tế xã hội thế giới. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Đinh Thị Sen
Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 Buổi 7 Ngày soạn: 12/ 12/ 2019 Chuyên đề 2: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI (18 tiết) MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC 1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh (HS) phải: 1.1. Kiến thức: - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước, Châu Phi, Mĩ La tinh, Tây Nam Á và Trung Á: Tiềm năng về tài nguyên, về nguồn lực con người. - Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở Châu Phi, Mĩ La tinh, Tây Nam Á và Trung Á. - Nhận thức được tình trạng khái thác TNTN làm suy giảm môi trường và cần có giải pháp khai thác TNTN hợp lý. 1.2. Kỹ năng: - Sử dụng bảng số liệu để so sánh tỷ trọng thu thập GDP của các nhóm dân cư ở một số quốc gia. - Phân tích bảng số liệu về GDP. 1.3. Thái độ: Tán thành, đồng tình với những biện pháp mà các quốc gia Mỹ La Tinh đang cố gắng thực hiện để vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Có ý thức bảo vệ môi trường. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác - Năng lực riêng: NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, NL sử dụng bản đồ, ... 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Bài tập tự luận Câu 1. Tại sao khí hậu châu Phi lại khô nóng? Giải pháp để khắc phục đối với các vấn đề về tự nhiên. Trả lời. * Đặc điểm chung của khí hậu châu Phi là khô nóng vì. - Do vị trí địa lí quy định quy định, đường xích đạo chia hai phần lãnh thổ bằng nhau, hai đường chí tuyến bắc và chí tuyến nam đi qua tạo các hoang mạc : Xahara, Calahari, Namip.... - Do lãnh thổ có dạng khối khá đều và rộng lớn, địa hình ít bị chia cắt - Do các dãy núi cao chắn ở bờ lục địa, làm cho không khí ẩm không thổi sâu vào trong lục địa được, làm cho khí hậu khô nóng. - Có khí áp cao luôn luôn tồn tại, đồng thời là vùng hoạt động thường xuyên của gió mậu dịch * Giải pháp - Tiến hành phát triển thuỷ lợi, khắc phục khô hạn - Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có kế hoạch nhất là những loại có giá trị - Khai thác tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường Câu 2: Cho bảng số liệu sau. Châu lục- nhóm nước Tỉ suất Tỉ suất Tỉ suất gia Tuổi thọ sinh thô(%0) tử thô(%0) tăng DSTN(%) trung bình Châu Phi 38 15 2,3 52 Nhóm nước đang PT 24 8 1,6 65 Nhóm nước phát triển 11 10 0.1 76 Thế giới 21 9 1,2 67 Từ bảng số liệu trên rút ra nhận xét về vấn đề dân số của Châu Phi. Nên nguyên nhân? GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học về tự nhiên – kinh tế - xã hội, em hãy giải thích vì sao phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới? Phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới vì: * Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Đồng bằng nhỏ, khí hậu khô hạn, diện tích đất hoang hóa ngày càng tăngthiếu hụt lương thực, thực phẩm. - Địa hình núi và cao nguyên, bồn địa, sa mạckhó khăn cho giao thông, giao lưu kinh tế-văn hóa giữa các khu vực của châu Phi - Tài nguyên: khoáng sản và lâm sản bị các công ti tư bản nước ngoài vơ vét, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên và tàn phá môi trường * Điều kiện KT-XH - Chậm phát triển về KT, phụ thuộc nước ngoài nhiều, chịu sự cướp bóc thống trị của chủ nghĩa thực dân về con người và tài nguyên qua nhiều thế kỉ, kìm hãm các nước châu Phi phát triển trong nghèo đói và lạc hậu. - Phần lớn các nước giành độc lập từ giữa thế kỉ XX, nhưng nhiều nước châu Phi mới hình thành sau độc lập được manh nha từ các bộ lạc nên khả năng quản lí còn thấp, không giám sát được tài nguyên, chưa tạo lập được cơ sở hạ tầng phù hợp - Một số quốc gia chưa tự chủ được, vẫn dựa vào đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. - Do những xung đột về sắc tộc, chiến tranh (cuộc xung đột bờ biển Ngà năm 2002 làm cho 22 ngàn người thiệt mạng, gần 1 triệu người phải dời bỏ nhà cửa) - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ - Đói nghèo, bệnh tật (năm 2004, châu Phi có 314 triệu người nghèo đói. Năm 2005 có 22,9 triệu người châu Phi chết vì HIV, chiếm 91% số người chết vì căn bệnh này của toàn thế giới, chiếm 20% số người bị bệnh sốt rét của thế giới). II. Bài tập Câu 1: Hãy trình bày những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước Mỹ Latinh trong phát triển kinh tế- xã hội Trả lời. Những thuận lợi về tự nhiên của các nước Mỹ Latinh trong phát triển kinh tế- xã hội - Các nước Mỹ Latinh có nhiều đồng bằng châu thổ với diện tích rộng lớn, đất đai trù phú thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bên cạch đó còn có tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới - Mỹ Latinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu có giá trị kinh tế lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. - Ngoài ra, Mĩ La tinh còn có sự đa dạng về thực động vật, đặc biệt là các nơi rừng rậm nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazôn, nơi bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm. Hệ thống sông, hồ ở Mĩ La tinh có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch,... Câu 2: Tại sao các nước Mỹ Latinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân thành thị cao chiếm đến 75% dân số. Trả lời. - Hiện tượng đô thị hoá tự phát: Dân cư đô thị của Mỹ Latinh chiếm đến 75% dân số, song có đến 1/3 trong đó sống trong điều kiện khó khăn. Qúa trình đô thị hoá luôn đi trước quá trình công nghiệp hoá gây tác dộng tiêu cực đến sựu phát triển kinh tế các nước Mỹ Latinh. Khu vực Mỹ Latinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đồ Mehico( 26 triệu GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 - Vị trí địa lí: + Nằm giữa 2 đại dương lớn là ĐTD và TBD nên thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường biển + Kênh đào Pa-na-ma có giá trị giao thông, thu thuế, và trao đổi với các nước + Nằm trong khu vực giảu tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi để phát triển kinh tế. - Tài nguyên thiên nhiên + Đất đai màu mỡ, diện tích đồng bằng lớn (đồng bằng A ma dôn, Pam-pa) + Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông A-ma-dôn có lưu lượng nước lớn nhất thế giới, ngoài ra còn một số con sông khác. + Khí hậu có sự phân hóa từ nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới + Đường bờ biển dài, thuận lợi cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. + Khoáng sản dồi dào, một số loại có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than, sắt + Tài nguyên rừng phong phú (rừng A-ma-dôn là kho gỗ lớn của thế giới) b) Hạn chế - Núi lửa, động đất ở phía tây Mĩ La Tinh và Trung Mĩ - Bão nhiệt đới ở vùng vịnh Ca-ri-bê - Ngập lụt ở đồng bằng A-ma-dôn. Câu 6: So sánh đặc điểm tự nhiên của châu Phi với Mỹ Latinh. Trả lời. a. Giống nhau. - Châu Phi và MLT đền là khu vực giàu TNTN: rừng, khoáng sản, động thực vật.. - Cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú có nhiều nét đặc sắc. b. Khác nhau * Khí hậu. - Châu Phi có khí hậu khô hạn, nóng. Do đặc điểm vị trí địa lí quy định, LT có dạng khối, địa hình cao ở rìa lục địa, gió mậu dịch.. - MLT có khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới ẩm gió mùa. Do vị trí địa lí quy định, có đường xích đạo đi qua, địa hình chắn gió, ảnh hưởng của dòng biển nóng.. * Cảnh quan. - Châu Phi có 5 đới cảnh quan: Rừng xích đạo, rừng cận nhiệt lá cứng, xavan, xavan rừng, hoang mạc và bán hoang mạc. Trong đó đới cảnh quan thiên nhiên chủ yếu là xavan, xavan rung, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn, do khí hậu khô nóng. - MLT có 5 đới cảnh quan thiên nhiên: Rừng xích đạo- rừng nhiệt đới ẩm; xavan-xavan rừng; Thảo nguyên- thảo nguyên rừng; hoang mạc- bán hoang mạc; núi cao. Trong đó chiếm diện tích chủ yếu là rừng xích đạo- rừng nhiệt đới ẩm. * Tài nguyên. - Châu Phi giàu tài nguên khoáng sản, nhất là khoáng sản nội sinh - MLT lại giàu tài nguyên sinh vật, khoáng sản nội sinh và ngoại sinh. Câu 7: So sánh và giải thích tốc độ tăng trưởng GDP các nước Mỹ Latinh với các nước Châu Phi. Trả lời. a. Giống nhau. - Giống nhau + Tốc độ tăng trưởng GDP khá thấp so với các nước đang phát triển khác, thường dưới 5%/năm,quy mô nền kinh tế nhỏ.. -> Do hậu quả về mặt lịch sử, đường lối phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế. + Kinh tế tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào nước ngoài GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 - Nông nghiệp kém phát triển vì thiếu nước, đất canh tác ít, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao. Đa số phải nhập khẩu nông sản (trừ Ixraen). - Công nghiệp: các nước có dầu thì có ngành công nghiệp khai khoáng và lọc dầu, các nước khác thì không đáng kể. Câu 11: Vì sao nói khu vực Tây Nam Á và Trung Á là điểm nóng của thế giới? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp? a. Đây là điểm nóng của thế giới vì: - Có vị trí địa chính trị quan trọng (Dẫn chứng) - Vấn đề dầu mỏ + Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ chính của thế giới nên chịu nhiều sức ép chính trị của thế giới cũng như của các thế lực cực đoan vụ lợi. + Trung Á khai thác dầu mỏ tuy chưa nhiều nhưng đã được thế giới biết đến là khu vực có tiềm năng lớn về dầu khí - Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố + Thường xuyên xuất hiện xung đột, mâu thuẫn giữa các giáo phái của đạo Hồi, giữa các tín đồ Hồi giáo với đạo Do Thái, Thiên chúa giáo. + Các vụ đánh bom, khủng bố ám sát thường xuyên xảy ra, nhất là khu vực Tây Nam Á - Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc. b. Nguyên nhân: - Do tranh chấp quyền lợi về đất đai, nguồn nước, tài nguyên khác - Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc và nguồn gốc lịch sử - Do sự can thiệp của các thế lực bên ngoài nhằm vụ lợi. c. Hậu quả - Sự bất ổn về chính trị ở khu vực này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, mà còn ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu. - Ảnh hưởng tới giá dầu trên bình diện toàn thế giới, đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng d. Giải pháp Cần giải quyết triệt để các nguyên nhân gây mất ổn định, như: - Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên. - Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề về lịch sử - Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài để có được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế một cách công bằng. - Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân. Câu 12: Khu vực Tây Nam Á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý? Những sự kiện nào diễn ra một cách dai dẳng nhất cho đến nay vẫn chưa chấm dứt? Nêu nguyên nhân, hậu quả của nó đến sự phát triển KT- XH của mỗi nước trong khu vực? Em có đề xuất gì để chấm dứt tình trạng này? a. Sự kiện đáng chú ý: Xảy ra các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, tôn giáo, giữa các giáo phái Hồi giáo, hình thành các phong trào li khai, nạn khủng bố ở nhiều quốc gia. b. ở Tây Nam Á, diễn ra 1 cách dai dẳng nhất chính là mâu thuẫn giữa Ixraen và Palextin, Ixraen với các nước Ả rập, và chiến tranh với Mĩ c. Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp: Như câu 4 Câu 13: Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á. Tại sao vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định? a. Trình bày những đặc điểm nổi bật của khu vực Tây Nam Á. GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án dạy khối - Địa lí 11 A. Thất nghiệp và thếu việc làm. B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường. D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Câu 5. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là A. Xuất hiện nhiều động đất. B. Nhiệt độ Trái Đất tăng C. Bang ở vùng cực ngày càng dày. D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi Câu 6. Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do A. Chất thải công nghiệp chưa qua xử lí. B. Chất thải trong sản xuất nông nghiệp. C. Nước xả từ các nhà máy thủy điện. D. Khai thác và vận chuyển dầu mỏ. Câu 7. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do A. Nước biển nóng lên. B. Hiện tương thủy triều đỏ. C. Ô nhiễm môi trường nước. D. Độ mặn của nước biển tăng. Câu 8. Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào đã làm tầng ôdôn mỏng dần? A. O3. B. CFCs. C. CO2. D. N2O. Câu 9. Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là A. Cháy rừng. B. Ô nhiễm môi trường. C. Biến đổi khí hậu. D. Con người khai thác quá mức. Câu 10. Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây? A. Nước biển ngày càng dâng cao. B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền. C. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền. D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 11. Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần A. Tăng cường nuôi trồng. B. Đưa chúng đến các vườn hú, công viên C. Tuyệt đối không được khai thác. D. Đưa vào Sách đỏ để bảo vệ. Câu 12. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa A. Các quốc gia trên thế giới. B. Các quốc gia phát triển. C. Các quốc gia đang phát triển. D. Một số cường quốc kinh tế. GV: §inh ThÞ Sen
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_11_buoi_7_khai_quat_ve_nen_kinh_te_xa_hoi_the.doc