Giáo án Địa lí 11 - Tiết 8, Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Tiết 8, Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 11 - Tiết 8, Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh

Trêng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 11 Ngày dạy: 22/10/2019 Tiết: 8 Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo) Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh (HS) phải: 1. Kiến thức: - Biết được tiềm năng phát triển KT, đặc biệt nguồn tài nguyên năng lượng của các nước ở khu vực Trung Á và Tây Nam Á. - Hiểu và trình bày được các vấn đề chính của khu vực liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên và các vấn đề KT-XH đến môi trường của hai khu vực. - Ghi nhớ địa danh: Giê-ru-sa-lem, A-rập. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và Tây Nam Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa 3 châu lục, tiếp giáp một số cường quốc. - Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế xã hội của khu vực trung Á, khu vực Tây Nam Á (Vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới). 3. Thái độ: - HS biết được những mâu thuẫn của những khu vực này xuất phát từ lợi ích của các nước và ảnh hưởng đến hòa bình TG. Có thái độ lên án những hành động khủng bố đe dọa hòa bình an ninh TG. Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác,năng lực quan sát, giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt: tư duy, sử dụng biểu đồ, bảng số liệu thống kê, trình bày thông tin II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ nghèo khổ ở khu vực này lại cao? 3. Tiến trình bài học: 3.1. Hoạt động khởi động. a. Mục đích. - Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các khu vực trên chuẩn bị cho kiến thức mới. - Tạo tình huống có vấn đề nhằm gây hứng thú học tập - Giải quyết một phần tình huống đề ra để kết nối với bài mới. b. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp. Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh thực hiện Gv chuyển GV chiếu một số hình ảnh về khu vực Tây Nam Á và - Hs nhận nhiệm vụ giao Nv Trung Á: Vài hình ảnh khí hậu, cảnh quan, địa hình, dầu mỏ, đạo Hồi, chiến tranh, xung đột sắc tộcyêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. ?Với kiến thức đã từng học ở THCS cho biết những hình ảnh trên là của khu vực vào? ?Những hình ảnh nói lên được những đặc điểm nào của khu vực đó? ?Em còn biết gì về khu vực này ? Thực hiện - Gv quan sát, hướng dẫn quá trình làm việc - Hs quan sát và thảo luận để trả nhiệm vụ lời câu hỏi Báo cáo - Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi - Đại diện Hs trả lời nhiệm Kết quả - Gv nhận xét và chốt kiến thức - Hs lắng nghe 3.2 Hoạt động hình thành kiến thức - Khu vực khai thác lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất? - Khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất? - Khu vực có khả năng thỏa mãn nhu cầu trong nước vừa cung cấp dầu thô cho thế giới?vì sao? * Hoạt động 2: Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố - Hs nhận nhiệm vụ Gv tổ chức làm việc cá nhân/ cả lớp - Gv nêu câu hỏi ? Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu biết cho biết những sự kiện chính trị đáng chú ý nổi lên thời gian qua ở 2 khu vực này? ? Ở TNA, sự kiện diễn ra dai dẳng nhất? ? Giải thích nguyên nhân của các sự kiện đã xảy ra ở cả 2 khu vực? nêu hậu quả? ? Theo em, các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong khu vực? Thực hiện - Gv quan sát, hướng dẫn quá trình làm việc của các - Các cặp HS dựa vào hình vẽ và nhiệm vụ cặp Hs kiến thức sgk lần lượt trả lời các câu hỏi Báo cáo - Gv cho đại diện các cặp lên trình bày, ghi kiến thức - Đại diện cặp lên trình bày, cặp nhiệm lên bảng khác bổ sang Kết quả - Gv nhận xét và chốt kiến thức - Hs lắng nghe và ghi chép c. Kết quả mong đợi 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ - Cả 2 khu vực đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, riêng Tây Nam Á chiếm gần 50% trữ lượng thế giới. - Nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới rất lớn, Tây Nam Á cung cấp hơn 40 % nhu cầu các khu vực trên thế giới. * Thuận lợi: thu nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ. * Khó khăn: trở thành mục tiêu nhòm ngó của các cường quốc, muốn tranh dành quyền lợi từ dầu mỏ dẫn tới tình trạng bất ổn. 2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố a. Thực trạng: - Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo - Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, nạn khủng bố phát triển. b. Nguyên nhân. - Tranh chấp quyền lợi, đất đai, tài nguyên, nguồn nước, môi trường sống. - Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử. - Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi c. Hậu quả. Làm mất ổn định khu vực, tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng. 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập/Củng cố 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học. 2. Phương thức: Hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: Tivi 4. Tổ chức hoạt động. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi trắc nghiệm. ( chiếu trên bảng). - HS dựa vào kiến thức đã học vừa xong trả lời. - GV nhận xét, đánh giá. Câu 1. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây? A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược. B. ĐKTN thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. D. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực thù địch. Câu 2. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới là A. Bắc Phi. B. Trung Á. C. Mỹ La Tinh. D. Tây Nam Câu 3. Về mặt tự nhiên Tây Nam Á không có đặc điểm A. khí hậu lục địa khô hạn. B. nhiều đồng bằng châu thổ đất đai màu mỡ. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD - QPTD
File đính kèm:
giao_an_dia_li_11_tiet_8_bai_5_mot_so_van_de_cua_chau_luc_va.docx